0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Home Sách Sách Văn hóa - Xã hội Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Điện Biên – Tập 1

Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Điện Biên - Tập 1

Với nỗ lực bảo tồn tinh hoa văn hóa truyền thống và phát huy bền vững sự đa dạng văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, để văn hóa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch, trong những năm qua Điện Biên đã có nhiều chủ trương, chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, nhất là trong công tác kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 14 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 2 di sản đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Để giới thiệu, quảng bá sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cũng như bạn bè trong nước và quốc tế những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Điện Biên; đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc; nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chỉ đạo biên soạn, cuốn sách “Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Điện Biên”.

Sách trưng bày

Độc giả có nhu cầu mua sách, vui lòng liên hệ Ms. VŨ THỊ TRANG - Phòng Sản xuất Phát hành Nxb VHDT +84904118786

Điện Biên, miền đất biên viễn của Tổ quốc, nơi từng ghi dấu ấn lịch sử thời đại với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Mảnh đất kiên cường đã từng sống trong những năm tháng khói lửa ấy còn được biết đến với một dáng vẻ khác nên thơ, hùng vĩ; là nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hóa độc đáo, thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, lễ hội... của 19 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Với nỗ lực bảo tồn tinh hoa văn hóa truyền thống và phát huy bền vững sự đa dạng văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, để văn hóa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch, trong những năm qua Điện Biên đã có nhiều chủ trương, chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, nhất là trong công tác kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 14 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 2 di sản đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Để giới thiệu, quảng bá sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cũng như bạn bè trong nước và quốc tế những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Điện Biên; đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc; nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chỉ đạo biên soạn, cuốn sách “Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Điện Biên” gồm nhiều tập.

Tập 1 gồm 8 bài viết được chia thành 2 chủ đề chính:

- Chủ đề 1. Điện Biên không gian văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc với nội dung giới thiệu tổng quan về lịch sử hình thành, đấu tranh bảo vệ vùng đất biên cương gắn với từng giai đoạn lịch sử của đất nước; đồng thời điểm qua một số di sản văn hóa giàu bản sắc và đa dạng vẫn được lưu truyền tại Điện Biên cho đến ngày nay. Qua bài viết độc giả có thể hình dung được tổng thể bức tranh văn hóa đa sắc màu của vùng đất biên cương nơi cực Tây của Tổ quốc.

- Chủ đề 2. Điện Biên vùng đất của di sản văn hóa phi vật thể các tộc người thiểu số với nội dung về 7 di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 2 di sản đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại hiện của nhân loại. Các bài viết giới thiệu khái quát về di sản (chủ thể nắm giữ, tên gọi, loại hình, quá trình ra đời và tồn tại…), những giá trị cũng như vai trò của di sản trong đời sống của cộng đồng.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của quý độc giả để những tập tiếp theo của cuốn sách được hoàn thiện hơn.

Tham khảo thêm