Du lịch nông nghiệp gắn với văn hóa trà đang được nhiều hợp tác xã quan tâm. |
Sau khi sáp nhập, toàn xã có hơn 615ha chè, với 12 làng nghề truyền thống, 31 hợp tác xã chuyên chế biến, kinh doanh chè và 22 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao, Trong đó có khoảng 30ha chè đã được cấp mã số vùng trồng - một điều kiện quan trọng để hướng tới thị trường xuất khẩu.
Không chỉ đơn thuần là sản phẩm nông nghiệp, cây chè ở Tân Cương ngày nay còn gắn liền với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống, điểm du lịch văn hóa trà đã tạo nên một không gian văn hóa đặc trưng. Một số hợp tác xã cũng đã xây dựng thương hiệu riêng, tham gia các hội chợ quốc tế và liên kết với các kênh thương mại điện tử để đưa chè Tân Cương vươn xa hơn.
Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Trưởng Phòng Văn hóa - Xã hội xã Tân Cương, cho biết: Việc phát triển du lịch trải nghiệm không chỉ giúp tăng giá trị cho cây chè, mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân, lan tỏa văn hóa trà Thái Nguyên ra xa hơn.
Bên cạnh việc trồng, chế biến sản xuất các sản phẩm từ cây chè, một hướng đi mới đầy triển vọng đang được các doanh nghiệp và chính quyền xã Tân Cương thúc đẩy là du lịch nông nghiệp gắn với văn hóa trà.
Để phát triển cây chè Tân Cương bền vững, bên cạnh nỗ lực của người dân và các HTX, doanh nghiệp thì rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.
Từ việc quy hoạch vùng chè, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ công nghệ chế biến, xúc tiến thương mại, đến đào tạo nghề, truyền thông thương hiệu… đều cần được triển khai mạnh hơn.
Cùng với đó là phát triển vùng nguyên liệu chè tập trung gắn với tiêu chuẩn sản xuất sạch (VietGAP, hữu cơ), xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, từng bước đưa công nghệ số vào quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nguồn: https://baothainguyen.vn/kinh-te/202507/thuc-day-du-lich-nong-nghiep-gan-voi-van-hoa-tra-c180bd6/
Bình luận (0)