Trang chủNewsDu lịchXây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam

Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam


Sáng 15-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trong cả nước và một số doanh nghiệp (DN).

Ngành du lịch đối mặt nhiều thách thức

Nhận định về bức tranh du lịch Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong thời gian qua đã có khởi sắc, đến hết tháng 10-2023, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt. Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế 10 tháng năm 2023 mới chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch). Khách du lịch nội địa, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2022, đang có dấu hiệu chững lại. Ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, những vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ chưa giải quyết được.

Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Ảnh: LAN ANH

Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhìn nhận tuy lượng khách du lịch tăng nhanh nhưng tốc độ đã suy giảm. Khách quốc tế đã vượt mức đề ra trong kế hoạch nhưng do kế hoạch đặt ra rất thấp nên có vượt thì phải gấp đôi mới tương xứng với các nước trong khu vực. Ông Bình cũng cho rằng công tác xúc tiến du lịch triển khai còn chậm và rất ít hiệu quả. Việc triển khai xúc tiến ở nước ngoài để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam quá ít, nhiều hội chợ quốc tế quan trọng hàng đầu thế giới bị bỏ qua (WTM London, JATA Tokyo Nhật Bản) hoặc tham gia cầm chừng (chỉ địa phương tham gia) khiến hình ảnh du lịch Việt Nam mờ nhạt so với DN quốc tế. “Còn 2 tháng cuối năm, phải quyết liệt thu hút nhiều nhất có thể với khách quốc tế” – ông Bình nói.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, nêu thực tế trước dịch COVID-19, mỗi ngày Vietjet có 40 chuyến bay quốc tế tới Nha Trang, nghĩa là khoảng 8.000 phòng khách sạn được lấp đầy; ở Đà Nẵng, Phú Quốc… cũng tương tự. Nhưng hiện nay, các điểm đến quốc tế xinh đẹp như đảo ngọc Phú Quốc, vịnh biển Nha Trang, con đường di sản miền Trung Huế – Đà Nẵng – Hội An, kỳ quan vịnh Hạ Long…, mỗi nơi đang đóng băng vài chục ngàn phòng khách sạn, dịch vụ giải trí, nhà hàng đều ngưng trệ.

PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đặt vấn đề phải kiểm điểm lại tại sao du lịch đã bùng lên, có lúc rất tốt, tưởng rằng sẽ bứt phá rồi lại suy giảm như vậy? “Tư duy về mở cửa hội nhập, những chuyến đi của lãnh đạo để kéo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã mở ra tương lai hội nhập lớn cho đất nước. Tuy nhiên, visa, hộ chiếu du lịch của chúng ta mở còn chậm. Hiện nay, thế mở của đất nước đang rất tốt, chúng ta phải làm sao cho du lịch tương xứng. Tương lai của Việt Nam là mở về mặt tài chính, thương mại, đầu tư thì du lịch phải mở ra ở tầm cao. Phải định hình lại toàn bộ cấu trúc phát triển thì ngành du lịch mới có cơ hội trỗi dậy” – ông Thiên đề xuất.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel, đề nghị cần tính toán định hướng ở mục tiêu cao cho năm 2024. “Chúng ta tính toán không phải 12-15 triệu khách mà năm 2024 phải chớp thời cơ đón 18-20 triệu khách. Đặt mục tiêu cao chúng ta mới có giải pháp đột phá, chính sách, động lực để phát triển cũng như tránh lãng phí tài nguyên” – ông Kỳ nói.

Phát triển hệ sinh thái du lịch toàn diện

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, yếu kém để đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp. Trong đó, rà soát lại xem thể chế, chính sách, pháp luật để phát triển du lịch cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện như thế nào? Cần phải xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam. Phải nhận định rõ du lịch là lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều ngành, cấp, địa phương, các vấn đề toàn cầu, toàn dân. Do đó, phải có cách tiếp cận tương đối toàn diện, toàn cầu, toàn dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan. Phát triển hệ sinh thái du lịch toàn diện, nhanh, bền vững, hiệu quả cao. Liên kết chặt chẽ, phối hợp hiệu quả giữa các DN, chủ thể liên quan, giữa trung ương và địa phương, giữa nhà nước và tư nhân, giữa các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng chuỗi giá trị liên kết quốc gia và toàn cầu.

Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam - Ảnh 3.

Du khách quốc tế tham quan du lịch tại Phú Quốc Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Về một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ định hướng phát triển xuyên suốt của du lịch Việt Nam đã được xác định trong Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ là “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh sạch đẹp – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”. Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần thực hiện liên kết toàn diện, hiệu quả, phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy vai trò định hướng của cơ quan du lịch quốc gia (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam), vai trò đầu tàu, dẫn dắt của các trung tâm du lịch lớn gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Quảng Ninh, Ninh Bình… Hình thành các liên kết vùng động lực tăng trưởng du lịch (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hà Nội – các tỉnh miền núi phía Bắc; Huế – Đà Nẵng; Khánh Hòa – Ninh ThuậnLâm Đồng, TP HCM và phụ cận; Cần Thơ – Cà MauKiên Giang).

Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch mới, độc đáo trên cơ sở tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh. Trong đó, đẩy mạnh phát triển và khai thác phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh như du lịch hội nghị – hội thảo – sự kiện, du lịch golf, du lịch cộng đồng, du lịch ẩm thực, sức khỏe…

Thủ tướng giao Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng mô hình, phương thức xúc tiến du lịch có tính chất đột phá với tầm nhìn dài hạn, huy động hiệu quả sự tham gia của DN; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam trên nhiều nền tảng… 

Ông TRỊNH NGUYỄN HÙNG DŨNG, Chủ tịch Chi hội Golf du lịch Sài Gòn:

Đầu tư cho sản phẩm du lịch mới

Du lịch golf là một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng có thể đẩy mạnh ở TP HCM và cả nước, bởi đây là dòng khách trung, cao cấp, có chi tiêu cao. Thống kê cho thấy khách du lịch golf chi tiêu từ 500 USD/ngày/người. Tại TP HCM, Chi hội Golf du lịch Sài Gòn sẽ liên kết để tạo chuỗi cung ứng trong sản phẩm du lịch golf, xây dựng và chào bán tour du lịch golf. Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu của khách du lịch phân khúc trung, cao cấp đến thành phố tham dự sự kiện, hội nghị, hội thảo kết hợp nghỉ dưỡng, đem lại doanh thu lớn cho ngành du lịch.

Đặc biệt, du lịch golf của TP HCM hướng đến thu hút khách quốc tế từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… vì đây là thị trường tiềm năng. Với cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú, dịch vụ mua sắm, ăn uống… của TP HCM hoàn toàn đáp ứng được dòng khách này. Nếu kết hợp cùng với du lịch MICE vốn là thế mạnh của TP HCM thì sẽ tạo thêm lựa chọn đa dạng cho khách quốc tế.

Ông TRẦN THANH VŨ, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vinagroup:

Mong hàng không, du lịch kết nối bền vững

Hầu hết DN du lịch đều đang bước vào chu kỳ kinh tế khó khăn nên ngoài những chủ trương của các cơ quan, ban, ngành, du lịch mong sự đồng hành của ngành hàng không. Bởi du lịch luôn gắn liền với hàng không. Nếu chi phí liên quan vận chuyển, đặc biệt là hàng không có chính sách tốt như ổn định giá vé đối với những cọc vé series booking (vé đặt trước từ 3-6 tháng) thì sẽ giúp DN du lịch có cơ hội tốt trong việc triển khai các chương trình siêu khuyến mãi đến khách hàng. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho khách hàng tiếp cận với mức chi phí thấp nhất mà dịch vụ vẫn bảo đảm tốt. Rất cần sự liên kết bền vững của du lịch và hàng không.

T.Phương

Đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách Trung Quốc, Ấn Độ

Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ… nhằm kích cầu du lịch, đặc biệt là vào mùa thấp điểm. Mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu du lịch lớn như Úc, Canada, Mỹ, các nước còn lại trong Liên minh châu Âu…

Xem xét, thí điểm việc cấp thị thực tại cửa khẩu. Thí điểm cấp thị thực dài hạn (3, 5 năm) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu. Tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình xin cấp thị thực điện tử…



Nguồn

Cùng chủ đề

Khánh Hòa đặt mục tiêu “xanh” hóa du lịch

(Tổ Quốc) - Khánh Hòa sẽ phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh nhằm khai thác các điểm du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch. ...

Những lưu ý quan trọng khi du lịch tại Ireland

Tuy nhiên, để có chuyến du lịch an toàn và trọn vẹn, bạn cần nắm rõ một số...

Thúc đẩy thương hiệu Blockchain Make in Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1236 ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược). ...

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải có yếu tố tiên phong

Kỳ xét chọn thương hiệu quốc gia lần thứ 9 năm 2024 ghi dấu ấn với sự tham gia lần đầu của những thương hiệu lớn, có uy tín không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Theo Bộ Công Thương, so với năm 2022, tại kỳ xét chọn lần thứ 9 năm 2024, cả nước đã có thêm 18 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đặc biệt, năm nay...

359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiến nghị giảm tỉ lệ % tính đơn giá thuê đất

(NLĐO)- HoREA kiến nghị giảm tỉ lệ áp dụng tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ...

Khối ngoại có hành động gì?

(NLĐO) – Phiên chứng khoán ngày 31-10, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 1.665 tỉ đồng cổ phiếu, trong đó mã MSN bị bán trên 1.332 tỉ đồng. ...

Bất ngờ với giá vàng trên thị trường tự do

(NLĐO) – Trong khi giá vàng thế giới "quay xe" lao dốc vào cuối ngày, giá vàng nhẫn 99,99 bất ngờ tăng tiếp, vọt lên 89,65 triệu đồng/lượng. ...

Học viện AI Gamuda: Nơi công nghệ gặp gỡ tương lai xây dựng hiện đại | Số hóa | Tài Chính

AI giúp đổi mới ngành xây dựng, tăng cường hiệu quả, an toàn và khả năng cạnh tranh toàn cầu cho các tập đoàn áp dụng công nghệ mới như Gamuda (Malaysia). Thời đại của những chiếc máy khổng lồ được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI)...

Buổi chia tay thầy hiệu trưởng đầy xúc động

(NLĐO) - Tới trường chuẩn bị nhận quyết định nghỉ hưu, thầy hiệu trưởng bất ngờ khi toàn trường "bí mật" tổ chức lễ chia tay xúc động. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Thái Lan chuẩn bị thu thuế du lịch

Sau khi được phê duyệt, thuế sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tháng hoặc vào giữa năm 2025 ...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống vùng đất Cố đô Hoa Lư

Tối 18/10, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội ẩm thực du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Tinh hoa ẩm thực miền Cố đô." Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, nghiên cứu phục hồi các món ăn theo phong cách Cung đình Hoa Lư xưa. Sự...

Cùng chuyên mục

Khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 13% so với cùng kỳ

Sở Du lịch đang xây dựng chính sách ưu đãi đối với các đoàn khách, đơn vị tổ chức, cung cấp dịch vụ MICE để thu hút các đoàn khách quốc tế đến tổ chức hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch. Chiều 31/10, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh công bố khách quốc tế đến Thành phố 10 tháng qua đã đạt mốc hơn 4,6 triệu...

Lễ hội đèn trời Yi Peng – Nơi ước mơ bay cao trên bầu trời Chiang Mai

Là đối tác lâu năm của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), Vietravel luôn giới thiệu tới khách hàng những hành trình du lịch hấp dẫn với điểm đến nổi bật và những trải nghiệm đa dạng, từ Bangkok sôi động tới Chiang Mai bình yên. Trong tháng 11 này, hãy cùng Vietravel khám phá Yi Peng - Lễ hội thả đèn trời tại Chiang Mai, một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc nhất tại Thái...

Khánh Hòa đặt mục tiêu “xanh” hóa du lịch

(Tổ Quốc) - Khánh Hòa sẽ phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh nhằm khai thác các điểm du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch. ...

Rực rỡ mùa hồng chín trên cao nguyên Mộc Châu

Rực rỡ mùa hồng chín trên cao nguyên Mộc Châu ...

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang do không đảm bảo an toàn

Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà quyết định tạm ngừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang do thời gian qua một số du khách đi lạc trên núi khiến lực lượng chức năng phải tìm kiếm, giải cứu trong đêm.Lâm Đồng: Cứu hộ kịp thời 3 du khách bị lạc trên đỉnh núi Lang BiangTìm thấy 2 nữ du khách nước ngoài bị lạc khi leo đỉnh Lang BiangLâm Đồng yêu cầu tạm dừng xe Uaz chở khách lên...

Mới nhất

TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án đường bộ trên địa bàn huyện Hóc Môn và Bình Chánh, theo hình thức BT trả chậm bằng vốn ngân sách Nhà nước. TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sáchSở Giao thông Vận tải TP.HCM đề...

“Sống dở, chết dở” vì mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán

Thị trường bất động sản phía Nam đang hồi phục, các dự án mới đua nhau mở bán. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều chủ đầu tư lách luật bán dự án chưa đủ thủ tục pháp lý, khiến khách hàng “sống dở, chết dở”. dự án chưa đủ điều kiện mở bán. “Sống dở, chết dở” vì...

Thủy sản, nông sản, đồ gỗ… rộng đường xuất khẩu sang UAE

Với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA), UAE sẽ mở cửa cho gần như toàn bộ các mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu, điển hình như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, hàng tiêu dùng... Với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE...

Cổ phiếu Masan thỏa thuận “khủng”, dòng ngân hàng kéo lại sắc xanh cho VN-Index

Thị trường diễn biến có phần tích cực trong phiên 31/10 khi những “gương mặt” lớn như VCB, CTG, VIC… tăng giá tốt và kéo VN-Index lên trên mốc tham chiếu. Cổ phiếu Masan thỏa thuận “khủng”, dòng ngân hàng kéo lại sắc xanh cho VN-IndexThị trường diễn biến có phần tích cực trong phiên 31/10 khi những “gương mặt”...

Kiến nghị giảm tỉ lệ % tính đơn giá thuê đất

(NLĐO)- HoREA kiến nghị giảm tỉ lệ áp dụng tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ...

Mới nhất