Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

VOV.VN – Chiến dịch Điện Biên Phủ là một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.
 

Cách đây 70 năm, tại lòng chảo Điện Biên, quân và dân ta đã bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với thực dân Pháp. Trải qua 3 đợt tiến công với biết bao gian nan, thử thách, trải qua 56 ngày đêm với biết bao mất mát hy sinh, quân và dân ta đã đánh bại quân xâm lược, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng đúng đắn, sinh động cho đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng ta. Đồng thời, cũng là một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.

Cuộc đấu trí cân não

Cho đến năm 1953, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi quan trọng. Từ chiến dịch phản công Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, đến chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Hoà Bình 1951 và chiến dịch Tây Bắc 1952, quân và dân ta đã cơ bản giành được quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Trong khi đó, thực dân Pháp đã 6 lần phải thay tổng chỉ huy quân đội Pháp ở chiến trường Đông Dương mà vẫn không đạt được ý định, mục tiêu đề ra.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận đánh mở màn ở Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới (1950). Ảnh tư liệu

Liên tiếp thất bại trên chiến trường, Chính phủ Pháp đã chán nản, nhân dân Pháp biểu tình phản đối, binh lính mệt mỏi buộc những người cầm quân của nước Pháp không thể bình tĩnh được nữa, buộc họ phải gấp rút đưa ra một chiến lược mới, kết thúc sớm cuộc chiến tranh. Nava được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương thay cho tướng Salan.

Sau một tháng nhận chức, Nava đã thiết kế lại toàn bộ chiến lược trên chiến trường Đông Dương với một bản Kế hoạch mới mang tên Kế hoạch Nava. Nava tin tưởng và hy vọng rằng, sẽ giải quyết xong vấn đề Đông Dương trong 18 tháng, tìm một lối thoát danh dự cho nước Pháp. Nava công khai thừa nhận rằng, Việt Minh có thế chủ động chiến dịch. Theo bản kế hoạch này, Nava sẽ mở chiến dịch để làm chủ đồng bằng Bắc Bộ.

Lúc này ta và địch bước vào cuộc đấu trí cân não để giành quyền chủ động trên chiến trường. Trong khi Nava tập trung lực lượng để đánh chiếm đồng bằng Bắc Bộ, thì Bộ Chính trị đã ban hành kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 – 1954. Theo đó, một mặt chúng ta đẩy mạnh chiến tranh du kích buộc chúng phải dồn sức đối phó ở đồng bằng. Mặt khác, ta mở các chiến dịch đánh vào những nơi địch sơ hở, tương đối yếu buộc chúng phải phân tán lực lượng ra đối phó.

Tiến sĩ Sử học Hoàng Thị Hồng Nga (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, thực dân Pháp lâm vào mâu thuẫn giữa tập trung vào phân tán lực lượng. Do vậy sẽ dẫn tới sơ hở ở một số địa bàn như Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào hay Bắc Tây Nguyên. Quân ta lựa chọn những hướng tiến công đó nên sẽ mở các cuộc tấn công vào các hướng đó, buộc Pháp phải phân tán lực lượng.

Đoàn xe thồ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Để phân tán lực lượng địch, ta đã mở các cuộc tiến công trên 5 hướng: Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào – Đông Bắc Campuchia và Bắc Tây Nguyên. Như vậy, thực dân Pháp không thể tập trung lực lượng ở Đồng bằng Bắc Bộ mà phải chia nhỏ lực lượng, phân tán binh lực ra để đối phó với ta. Đây là một chủ trương rất sáng suốt, một đòn cân não với người Pháp.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Đông (Học viện Quốc phòng) phân tích, về so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch trên toàn chiến trường Đông Dương, quân Pháp lúc bấy giờ đã phải huy động một lực lượng tới 465.000 quân. Trong khi đó, tổng lực lượng của ta thì có gần 252.000 quân, nghĩa là so sánh lực lượng địch gấp ta gần 2 lần. Do vậy ta mở các chiến dịch để phân tán lực lượng của địch, sau đó tập trung lực lượng sức mạnh hơn địch cho nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu chiến lược chủ yếu đó là Điện Biên Phủ để giành thắng lợi.

Như vậy, Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Từ thế chủ động tập trung lực lượng, Nava đã phải chia nhỏ lực lượng ra nhiều nơi. Từ việc chủ động để tiến hành một trận tổng giao chiến mà được quyền lựa chọn chiến trường, giờ đây, Nava đã nằm trong mớ bòng bong, chưa có được lời giải.

Hơn nữa, theo Đại tá Nguyễn Danh Phương, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Nghệ thuật quân sự (Học viện Chính trị – Bộ Quốc phòng), bằng một loạt các hoạt động nghi binh của ta, những người cầm quân của nước Pháp đã liên tiếp dẫn đến những sai lầm, chệch hướng trên bàn cờ chiến lược.

“Về mặt chiến lược, ta đã buộc địch phải căng kéo lực lượng ra khắp Đông Dương. Về chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 cấp tốc mở cuộc tiến công vào phòng tuyến Nậm Hu. Đây là đòn nghi binh buộc địch phải tiếp tục phân tán lực lượng một lần nữa. Về chiến thuật, Đại đoàn 308 đã cố tình phát sóng để lộ thông tin trong quá trình cơ động từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào, để thu hút quân Pháp, nghi binh, đánh lừa chúng về một hướng. Nhờ vận dụng linh hoạt các hoạt động nghi binh, ta đã làm Bộ Chỉ huy quân Pháp có những phán đoán sai lầm, buộc họ phải điều động phân tán lực lượng ra đối phó với ta ở khắp mọi nơi”, Đại tá Nguyễn Danh Phương cho biết.

Dự báo trước về một thất bại với người Pháp

Trong khi đã điều địch theo được đúng ý định của ta, thì một vấn đề mới phát sinh mà cả ta và địch đều không có trong dự tính, mà chính điều này, sau này đã trở thành cuộc đối đầu, chạm chán tổng lực giữa hai bên. Đó là vào giữa tháng 11/1953, Đại đoàn 316 tiến quân lên Tây Bắc, sợ mất địa bàn trọng điểm này, quân Pháp mở cuộc hành quân Caxto, đưa 6 tiểu đoàn tinh nhuệ đánh chiếm Điện Biên Phủ.

Tiếp đó, Pháp đã bỏ hẳn Lai Châu để dồn hết quân số về cho Điện Biên Phủ. Và như vậy Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm, mấu chốt của Kế hoạch Nava, mặc dù trước đó, nó không hề có trong kế hoạch của người Pháp.Về phía ta, trước diễn biến mau lẹ của tình thế trên chiến trường, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị nhận định đánh giá tình hình và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ.

Đại tá Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự cho rằng, Kế hoạch Nava là sản phẩm của thế bị động, nóng vội nên nó đã bị phá sản và dự báo trước về một thất bại với người Pháp.

“Trong thế bị động, Nava muốn tấn công Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ để giành lấy thế chủ động chiến lược. Sau đó, địch tập trung vào một nơi để làm một trận quyết định. Và trong thế bị động, Nava quyết định xây Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm”, Đại tá Lê Thanh Bài cho biết.

Tiến sĩ Sử học Phạm Minh Thế cũng cho rằng, đây là sự lựa chọn bị động. Bởi theo kế hoạch 18 tháng của Nava thì Điện Biên Phủ không phải là nơi được lựa chọn ngay từ đầu, mà là Đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy, chính chúng ta đã buộc Pháp chọn địa bàn Điện Biên Phủ, địa bàn vùng Tây Bắc để thực hiện trận quyết chiến chiến lược. 

Như vậy trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, ta và địch vừa trong thế thăm dò vừa trong thế nhận định, đánh giá ý đồ chiến lược của đối phương, nhưng đều có chung mục đích là giành quyền chủ động trên chiến trường. Và trong thực tế, sự tính toán của người Pháp đã thua những bộ óc quân sự thiên tài của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc đấu trí này, thực dân Pháp đã đi những nước cờ ngoài ý định, và tất yếu ngày càng lún sâu vào sai lầm, bị động. Đây cũng chính là sự phá sản ngay từ đầu của Kế hoạch Nava. Và chính sự sai lầm này cũng dẫn đến cuộc hẹn gặp lịch sử của hai bên tại lòng chảo Điện Biên, không phải để bắt tay với nhau mà để tiếp tục đấu trí với nhau bằng thực tế quân sự. 

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống vô địch Quốc gia 2024 tại Quảng Bình

Từ sáng sớm, đông đảo người dân địa phương và du khách đã tập trung 2 bên bờ sông Nhật Lệ để xem và cổ vũ cho các đội đua. Hôm nay tại tỉnh Quảng Bình có nắng nhẹ, thuận lợi để các tay đua tranh tài và người dân đến xem. ...

Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón 120.000 lượt khách mỗi ngày trong dịp lễ 30/4

Cao điểm trong dịp nghỉ lễ năm nay là ngày 26/4 và 1/5 với dự kiến có 740 chuyến bay với khoảng 125.000 hành khách/ngày. ...

Lần đầu tiên trong lịch sử Cúp Quốc gia được áp dụng công nghệ VAR

Cúp Quốc gia 2023/2024 sẽ trở lại tranh tài đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới đây bằng những trận đấu hấp dẫn. Các cặp đấu ở vòng tứ kết Cúp Quốc gia 2023/2024 là Hà Nội FC vs Đà Nẵng, Thanh Hóa vs Hải Phòng, Nam Định vs Bình Dương và Thể Công Viettel vs PVF CAND. ...

Dư âm U23 Việt Nam 0-3 U23 Uzbekistan: Vừa mừng, vừa lo

Thua trong "toan tính" Cục diện khó lường của bảng C khi U23 Saudi Arabia chỉ giành được ngôi nhì bảng khiến cho sự chuẩn bị của U23 Uzbekistan và U23 Việt Nam cho vòng tứ kết buộc phải thay đổi. U23 Việt Nam từ thế bất lợi lại được quyền chọn đối thủ ở vòng tứ kết. Đương nhiên, cả U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan sẽ không muốn gặp U23 Saudi Arabia quá sớm, bởi họ là nhà đương...

MU lấy lại thể diện?

Bài đọc nhiều

Dàn đại pháo phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Dân trí) - 15 khẩu pháo sẽ bắn 21 loạt đại bác tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 7/5 tại sân vận động tỉnh Điện Biên. Những ngày này, dàn đại pháo gồm 15 khẩu đại bác tập trung trước Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) để phục vụ công tác huấn luyện, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện...

Bay trên bầu trời Điện Biên

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024), một biên đội gồm 9 máy bay trực thăng của Không quân Việt Nam mang theo Quốc kỳ và cờ Đảng sẽ tham gia bay trong Lễ kỷ niệm. Trước đó, trong quá trình huấn luyện, mặc dù gặp không ít khó khăn về vật tư, khí tài bảo đảm cho nhiệm vụ, vừa tham gia huấn luyện, vừa trực ban sẵn sàng chiến đấu thường...

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Địch phản kích ác liệt, ta giữ vững trận địa

Tiếp tục thực hiện chủ trương vào gần địch hơn nữa trận địa tấn công và bao vây, trận địa ta ngày càng tiến sát gần địch; hỏa lực các cỡ của ta luôn uy hiếp quân địch. Cuộc phản kích quyết liệt nhất đã xảy ra trong ngày 24/4/1954, với mục đích đánh lùi quân ta ra khỏi sân bay. Kết quả là địch đã bị tiêu diệt một bộ phận, trận địa của ta vẫn được giữ vững,...

Độc đáo bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ được vẽ bởi gần 100 họa sĩ

56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn...

Điện Biên Phủ – Khát vọng non sông: Hành trình về nguồn của hơn 200 đội viên

Diễn ra từ ngày 24 - 27/4, Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” gồm chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ. Sáng 22/4, T.Ư Đoàn đã tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Hành trình “Điện Biên Phủ -...

Cùng chuyên mục

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

TPO - Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư tổ chức chương trình "Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ" giới thiệu năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình xây dựng, phát triển đất nước cho đến ngày nay. Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư chiếu phim Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ hướng tới kỷ niệm...

Ngày 26/4/1954: Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

Tại trận địa Pa Luông, Đại đội 829 thuộc Tiểu đoàn 394 (Trung đoàn pháo cao xạ 367) bắn rơi một máy bay B-26. Trong khi đó, tại trận địa Khe Chốt, Đại đội 817 thuộc Tiểu đoàn 383 (Trung đoàn pháo cao xạ 367) cũng bắn rơi một máy bay B-26, bắt 2 phi công. Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5/1954, các đơn vị thuộc Trung đoàn pháo cao xạ 367 còn bắn rơi một số máy...

‘Vây lấn’- đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

TPO - Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nghệ thuật quân sự của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá chính xác tình hình, Đảng ta đã đưa ra những chỉ đạo đúng đắn về chiến lược, chiến thuật để giành thắng lợi. Chiến thuật “vây lấn” Trung tướng Hoàng Khánh Hưng - nguyên Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ tịch Hội...

Hơn 300 hiện vật trưng bày ở Hà Nội tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" đang được trưng bày tại Hà Nội là cầu nối ký ức khắc họa lại những khoảnh khắc lịch sử trong Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước. Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cổ vũ, cảm hứng cho các dân tộc bị áp bức

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Đó là nhận định chung của báo chí Argentina trong những ngày này, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.   Ngày 24-4, tờ Ambito Internacional của Argentina khẳng định, Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Việt Nam mà còn là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối...

Mới nhất

Cắt chuỗi giảm 4 phiên liên tục, VN-Index tăng 15 điểm trên nền thanh khoản thấp

Cắt chuỗi giảm 4 phiên liên tục, VN-Index tăng 15 điểm trên nền thanh khoản thấp VN-Index duy trì trạng thái tăng suốt phiên đầu tuần trước khi đóng cửa với mức tăng hơn 15 điểm, lên 1.190 điểm nhờ dòng tiền thận trọng tìm đến các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán. ...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch khoáng sản), xây dựng lộ trình...

THACO tham dự Lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024

Ngày 22/4, tại TP. Điện Biên Phủ,...

Cuộc chiến để có chỗ ở của người vô gia cư Mỹ

Từ một người vô gia cư, Jameson được hỗ trợ chỗ ở, song gặp nhiều rắc rối với ban quản lý tòa nhà và hàng xóm, khiến cô có nguy cơ bị đuổi ra ngoài. Năm 2021, khi đang sống trong một căn lều tạm, Staci Jameson nhận được voucher hỗ trợ nhà ở, điều mà hàng nghìn người...

Cộng đồng quyên góp giúp đỡ shipper bị cướp

TP HCM30 phút sau khi vụ cướp cả xe lẫn hàng của anh Sơn được đăng lên mạng, cộng đồng đã quyên góp 80 triệu đồng để mua lại xe và bồi thường tiền hàng. Anh Huỳnh Văn Sơn, 34 tuổi, là nhân viên giao hàng (shipper) ở TP Thủ Đức. Khoảng 11h30 ngày 21/4, chiếc xe máy cùng...

Mới nhất