Mùa đông có rất nhiều loại rau non tươi như bắp cải, củ cải, su hào, cà rốt… Những loại rau này không chỉ rẻ, giàu dinh dưỡng mà còn dễ bảo quản.
Ngoài những loại rau trên, bạn đừng bỏ qua loại rau xanh với quá nhiều ưu điểm thường được biết đến là linh hồn của nồi canh cua: Rau mùng tơi.
Mùng tơi có giá trị dinh dưỡng cực cao, đặc biệt có lợi ích rất lớn cho cơ thể người lớn tuổi.
Loại rau này có hương vị giòn, tươi mát, lá dày, mọng nước và nhiều chất nhầy, giàu canxi, selen, vitamin, protein và các chất dinh dưỡng khác.
Đặc biệt hàm lượng selen có trong mùng tơi gấp 30 lần so với hành tây, còn được gọi là rau “trường thọ”.
Selen là khoáng chất vi lượng có tên gọi đầy đủ là Selenium. Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng đây lại là khoáng chất rất cần thiết và có khả năng giúp tăng cường sức khỏe đáng kể.
Selen còn giúp củng cố hệ miễn dịch khi chống lại các loại bệnh tật rất hiệu quả.
Nếu một người thiếu hụt Selen sẽ có nguy cơ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan… và thậm chí là ung thư.
Do đó, bác sĩ khuyên nên ăn nhiều các thực phẩm có selen, trong đó có rau mùng tơi. Người cao tuổi càng nên ăn loại rau này để bồi bổ sức khỏe.
Loại rau có hàm lượng selen cao có thể cải thiện khả năng miễn dịch, bổ máu và dạ dày, ngăn ngừa nhiều căn bệnh. Đặc biệt rau mùng tơi có thể chế biến đa dạng món ăn như nấu canh, luộc, xào, trộn salad…
Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.
Là một loại rau vua với nhiều công dụng như vậy, nhưng người Việt Nam ít dùng rau mồng tơi làm thuốc mà sẽ dùng để nấu canh ăn cho mát, vừa dễ ăn, dễ chế biến.
Ở Inđônexia, người dân dùng rau mùng tơi để trị táo bón cho trẻ bị và dùng cho phụ nữ đẻ khó. Người ta còn dùng quả mồng tơi đỏ để nhuộm đỏ các loại mứt, làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi
Ở Ấn Độ, Bangladesh dùng rau mồng tơi điều trị các bệnh thiếu máu do loại rau này chứa nhiều sắt, chống viêm, lợi tiểu, đường ruột.
Canh mồng tơi nấu nghêu
Nguyên liệu: Nghêu, rau mồng tơi, gừng củ, muối ăn
Thực hiện
– Rửa nghêu qua nhiều lần với nước sạch, sau đó ngâm rau vào trong nước, thỉnh thoảng nhớ phải dùng tay đảo đều để nghêu ra hết cát, cứ làm đi làm lại như vậy nhiều lần để đảm bảo nghêu được sạch hẳn cát.
– Rau mồng tơi nhặt bỏ sạch những lá già, sau đó rửa sạch với nước rồi để thật ráo, nếu rau to quá thì có thể dùng kéo cắt làm đôi.
– Nghêu sau khi rửa sạch, cho vào nồi và đập thêm một ít gừng luộc để khử bớt mùi tanh, khi nghêu há miệng đều hết cả nồi thì tắt bếp. Sau đó tách vỏ lấy phần thịt, phần nước luộc nghêu hãy lọc lại cho sạch và đổ phần nước đã lọc vào nồi.
– Đặt nồi nước luộc ngao lên bếp và đun sôi trở lại, sau đó thả rau mồng tơi vào, nêm nếm lại cho vừa với khẩu vị của gia đình mình
– Tiếp tục cho phần thịt nghêu vào nồi canh, đun sôi trở lại thì tắt bếp. Cuối cùng, múc ra tô lớn và thưởng thức cùng với cơm và các món khác trong bữa ăn gia đình mình.
Rau mùng tơi xào tỏi
Nguyên liệu:
Rau mùng tơi, tỏi, dầu hào, muối, dầu ăn, đường
Cách làm:
– Rau mùng tơi loại bỏ rau vàng, héo, sâu, loại bỏ phần gốc già, ngâm vào nước muối loãng 10 phút để khử trùng và sạch hết tạp chấp trong rau. Sau đó vớt ra, rửa sạch lần nữa rồi để ráo nước.
– Lấy một lượng tỏi thích hợp, cắt mỏng, một nửa dành để phi thơm, 1 nửa để dành cho vào rau khi sắp bắc ra.
– Đổ một lượng dầu ăn thích hợp vào nồi, khi dầu nóng cho tỏi vào xào đến khi có mùi thơm thì cho rau vào xào trên lửa lớn.
– Xào rau đến khi rau mềm và chuyển màu xanh đậm và mềm mại, cho thêm 1 ít đường và nêm các gia vị vừa đủ vào rau.
– Cho thêm tỏi và đảo đều trên lửa lớn 10 giây thì bắc ra thưởng thức.
Rau mùng tơi xào tỏi rất đơn giản, có màu xanh đậm, sáng bóng, không chảy nước, có hương vị thơm ngon, mềm mại, rất bổ dưỡng.
Lưu ý, sau khi cho rau vào nồi, hãy xào nhanh trên lửa lớn, như vậy rau không những không bị chảy nước mà còn đặc biệt xanh và thơm ngon.
Salad rau mùng tơi
– Nhặt và rửa sạch rau mùng tơi. Đặt một nồi nước lạnh lên bếp, thêm vài giọt dầu, đun sôi trên lửa lớn, cho rau vào và đun sôi trong 10 giây, cho đến khi rau mềm và xanh hơn thì nhanh tay lấy nó ra và vắt hết nước.
– Chuẩn bị tỏi và ớt, dùng dầu ăn nóng đổ vào tỏi và ớt băm nhỏ cho dậy mùi thơm, cho thêm 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa dầu hào, 1 ít giấm, 1 thìa xì dầu vào khuấy đều cho vừa ăn rồi đổ vào lên rau đã chần chín.
– Trộn đều rau và gia vị sao cho mỗi lá rau đều phủ nước sốt rồi đổ ra đĩa và thưởng thức.
Món salad rau mùng tơi đã sẵn sàng, vị chua cay, sảng khoái, ngon miệng, đặc biệt nếu bạn đã ăn nhiều thịt cá thì món rau này sẽ sảng khoái vô cùng.
Nếu trong nhà có người cao tuổi và trẻ nhỏ, bạn nên thường xuyên chế biến và thêm món ăn từ loại rau này vào bữa cơm gia đình, rất tốt cho tất cả mọi người.
(Công thức món ăn và ảnh theo Sohu)