Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhÁm ảnh thiếu điện nhiều năm, thay đổi nào là yêu cầu...

Ám ảnh thiếu điện nhiều năm, thay đổi nào là yêu cầu cấp bách?


LTS: Thiếu điện cao điểm nắng nóng vừa qua gây tổn hại hàng tỷ USD và vẫn là mối nguy hiện hữu trong vài ba năm tới. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực tư nhân vào đầu tư nguồn điện đang đặt ra những vấn đề quan trọng về chính sách thu hút đầu tư. Trong khi đó, cơ chế điều chỉnh giá điện vẫn đang thiếu tính thị trường.

Tuyến bài “Tương lai của ngành điện” phân tích những nút thắt đang tồn tại, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư cho nguồn điện mới cùng những thay đổi cần thiết về chính sách giá điện.  

Sự dịch chuyển nhanh chóng về cơ cấu nguồn điện

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tỷ trọng nguồn điện năm 2023 theo cơ cấu chủ sở hữu đã có sự khác biệt đáng kể so với nhiều năm trước.

Theo đó, EVN nắm 11% nguồn điện, 3 tổng công ty phát điện (các Genco) thuộc EVN nắm 26% nguồn điện. Hai doanh nghiệp nhà nước khác là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiếm 8% và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) nắm 2%. Các nhà đầu tư BOT nắm 10% nguồn điện, còn nguồn nhập khẩu và nguồn khác chỉ chiếm 1%.

Đáng chú ý nhất, nguồn điện do khu vực tư nhân đầu tư đã chiếm tới 42% tổng công suất lắp đặt, chủ yếu là năng lượng tái tạo.

Đây là sự thay đổi chóng mặt! Trước năm 2012, sở hữu nguồn điện của tư nhân chỉ dưới 10%. Nếu tính từ 2003 về trước, DNNN gần như nắm toàn bộ nguồn điện.

Để đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội, ngoài các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN (điện năng sản xuất chiếm tỷ trọng 17% tổng sản lượng điện toàn hệ thống trong năm 2022), thì EVN phải mua thêm điện năng (83% tổng sản lượng điện năng hệ thống) theo các hợp đồng mua bán điện với các nhà máy điện khác của PVN, TKV, các nhà máy điện theo hình thức BOT, các tổng công ty phát điện (Genco1, Genco2, Genco3), các nhà máy điện năng lượng tái tạo và các nhà máy điện độc lập khác.

Nhìn cơ cấu nguồn điện trên, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng thị trường phát điện sẽ ngày càng cạnh tranh hơn. Bởi xét về nguồn, EVN và các đơn vị thành viên kiểm soát chưa đầy 40%; PVN và TKV nắm giữ 10%, còn lại là tư nhân.

Việc đầu tư phát triển ngành điện nói chung và phát triển nguồn điện nói riêng chắc chắn phải huy động ngày càng nhiều sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân. Vì vậy, tỷ trọng và vai trò của EVN trong phát điện sẽ ngày càng giảm.

Tuy nhiên, ông Cung cũng lưu ý, trong bối cảnh đó, việc giao EVN đảm bảo đủ nguồn điện cho nền kinh tế là bất khả thi!

Nguồn điện giá rẻ giảm xuống

Sự tham gia của các nguồn điện tái tạo như điện gió, mặt trời là điểm khác biệt đáng kể trong hệ thống điện Việt Nam từ 2020 đến nay. Tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên, nhưng các nguồn có giá rẻ lại đang giảm xuống.

Cụ thể, nếu xét theo loại hình nguồn điện, tỷ trọng công suất loại hình thuỷ điện giá rẻ (nhất) cung cấp cho hệ thống đang giảm dần theo các năm do hầu như không có nguồn thuỷ điện lớn vào vận hành mới (từ tỷ trọng công suất 36,9% năm 2019, đến 2022 chỉ còn 28,5%).

Còn tính đến cuối năm 2022, tổng công suất các nguồn điện gió, điện mặt trời đã được công nhận vận hành thương mại (COD) là 20.165 MW, chiếm tỷ trọng tới 25,94% tổng công suất toàn hệ thống. Chỉ từ 2019-2021, nguồn điện tái tạo này mới phát triển bùng nổ.

Có điều, các nguồn điện này không chỉ đắt – do đang được hưởng cơ chế giá ưu đãi, cao hơn nhiều giá điện bình quân mà còn thiếu ổn định nên đóng góp cho hệ thống điện chưa thật hiệu quả, nhất là khi mà giờ cao điểm đang dịch chuyển từ trưa (trước đây) sang tối (như hiện nay).

Các nhà máy nhiệt điện than là 25.312 MW, chiếm tỷ trọng 32,6%; các nhà máy thủy điện bao gồm cả thủy điện nhỏ là 22.504 MW, chiếm tỷ trọng 28,9%; các nhà máy điện khí là 7.152 MW, chiếm tỷ trọng 9,2%.

Nguồn: EVN

Chông chênh thị trường điện

Số liệu của EVN cho thấy, năm 2022 có thêm 4 nhà máy điện mới tham gia thị trường điện với tổng công suất 2.889MW, lũy kế đến nay có 108 nhà máy điện tham gia trực tiếp trong thị trường điện với tổng công suất đặt 30.937MW, chiếm 38% tổng công suất đặt các nguồn điện toàn quốc.

Như vậy, tỷ trọng các nhà máy điện tham gia thị trường điện vẫn ở mức thấp do đa phần các nguồn mới vận hành là nguồn không phải đối tượng hoặc chưa tham gia thị trường điện (năng lượng tái tạo, BOT).

Đáng nói là, trong các năm gần đây, tỷ trọng nguồn điện trực tiếp tham gia thị trường điện ngày càng có xu hướng giảm do phần lớn nguồn điện mới đưa vào vận hành là các loại hình BOT và năng lượng tái tạo.

Theo đánh giá của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0), việc tỷ trọng nguồn trực tiếp tham gia thị trường điện thấp có ảnh hưởng lớn đến mức độ cạnh tranh và hiệu quả vận hành thị trường điện. Khi thị phần ngày càng giảm, giá thị trường điện sẽ không phản ánh chính xác chi phí biên phát điện của hệ thống. Việc này gây khó khăn cho các bước phát triển thị trường điện tiếp theo.

Một đại diện của EVN cho hay: Theo cơ chế hiện nay, các nhà máy điện này được “đảm bảo” thanh toán khoảng 80-90% sản lượng theo giá hợp đồng mua bán điện, còn lại 10-20% sản lượng điều chỉnh theo giá thị trường. Trong khi đó, giá thị trường điện bình quân có xu hướng tăng qua các năm.

Đặc biệt, năm 2022, giá thị trường điện tăng 53,6% so với năm 2021 dẫn đến các nhà máy điện tham gia thị trường có thêm lợi nhuận gia tăng rất lớn (ngoài lợi nhuận theo quy định tại hợp đồng mua bán điện và giá điện đã được các bên thống nhất, được Bộ Công Thương phê duyệt). EVN phải gánh chịu phần chi phí tăng thêm này trong vai trò là người mua duy nhất.

Nhiệt điện than vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện.

PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội khoa học Nhiệt Việt Nam, đánh giá: Chỉ có các nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí có thể tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Theo cơ chế thị trường, nhà máy điện nào có giá bán điện thấp sẽ được huy động phát điện nhiều, nhà máy điện có giá chào cao sẽ được huy động khi hệ thống có yêu cầu hoặc đưa vào diện phát điện dự phòng.

Thực tế có những bất cập khiến việc điều tiết theo cơ chế thị trường không thực hiện được. 

Cụ thể, theo PGS Trương Duy Nghĩa, các nhà máy thủy điện tuy có giá thành sản xuất điện thấp nhất nhưng chỉ được phát công suất tối đa khi hồ đầy nước, hoặc khi cần xả nước (qua tuabin), nhiều trường hợp phải xả đáy (không qua tua bin) để xả lũ. Các trường hợp khác phải phát điện cầm chừng để dành nước. Thời gian vận hành công suất cực đại trong năm (trị số Tmax) của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chỉ khoảng 4.000 giờ/năm.

Tại các nhà máy điện đầu tư theo BOT (kể cả than và khí), giá điện và sản lượng điện đã được bảo lãnh nên gần như đứng ngoài thị trường phát điện cạnh tranh. Các nhà máy điện tái tạo và điện sinh khối cũng không được huy động theo cơ chế thị trường. Các nhà máy điện có giá thành cao như điện khí, đúng ra, nếu theo nguyên tắc thị trường không được huy động, nhưng để bảo đảm an ninh cung cấp điện, để đáp ứng yêu cầu phủ đỉnh và lưng đồ thị phụ tải, vẫn được huy động. Hiện nay theo Quy hoạch điện VIII, điện khí còn được huy động chạy đáy.

“Như vậy thị trường phát điện cạnh tranh chủ yếu là đối với nhiệt điện than. Những bất cập trên khiến việc phát điện cạnh tranh hoàn toàn không theo cơ chế thị trường”, ông Nghĩa nhận xét.

Những đổi thay về cơ cấu nguồn điện, chủ sở hữu các dự án nguồn điện, việc chưa hoàn thiện của thị trường điện như hiện nay đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về chính sách với ngành điện.

Đây là yêu cầu cấp bách để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện năm 2024 và những năm tiếp theo sau khi “nếm trải” thời gian thiếu điện ở miền Bắc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/6/2023.

Lãnh đạo Ban Kinh doanh của EVN cho biết: Nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao, dự báo bình quân 9%/năm, tương ứng công suất tăng 4.000-4.500 MW/năm. Trong khi đó, nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 chỉ là 1.950MW và năm 2025 là 3.770MW, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung và miền Nam.

Công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp nhưng nhu cầu điện tăng trưởng tới 10%/năm; do vậy, miền Bắc có khả năng thiếu công suất đỉnh vào cao điểm nắng nóng tháng 6-7/2024 (thiếu từ 420-1.770MW).

Điều này đặt ra vấn đề phải tìm cách đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện để bổ sung lượng điện thiếu hụt cho miền Bắc.

Bài 2: Ai gánh trọng trách đầu tư nguồn điện: Tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước?

Chính phủ yêu cầu làm rõ trách nhiệm, xử lý người để thiếu điệnThường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt vừa qua để có hình thức xử lý theo đúng quy định.



Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty Italy lưu trữ năng lượng tái tạo bằng khí cầu khổng lồ

Công ty Energy Dome đang sử dụng khí cầu chứa carbon dioxide để lưu trữ năng lượng từ sức gió và ánh sáng mặt trời, qua đó đảm bảo nguồn cung cấp điện. Nguyên mẫu lưu trữ năng lượng bằng khí cầu của Energy Dome ở Ottana. Ảnh: DNYUZ Ở Ottana, Sardinia, trên khu đất bỏ hoang thuộc nhà máy hóa dầu cũ, một công nghệ mới đang thành hình, có thể giúp làm chậm tốc độ biến đổi khí...

Thúc đẩy hợp tác các dự án cảng biển xanh giữa Việt Nam và Đan Mạch

Với chủ trương chuyển đổi nhanh sang năng lượng tái tạo, Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện để APM Terminals triển khai thí điểm dự án cảng biển xanh. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Keith Svendsen, Giám đốc điều hành toàn cầu APM Terminals. (Nguồn: TTXVN) Trưa 18/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Giám đốc điều hành toàn cầu Công ty APM Terminals Keith Svendsen. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng...

Dự án máy bay lớn nhất thế giới chuyên chở cánh turbine gió

Máy bay WindRunner sẽ dài 108 m, bỏ xa máy bay thương mại dài nhất thế giới Boeing 747-8, giúp vận chuyển cánh turbine gió trên cạn dễ dàng hơn. Thiết kế của WindRunner, máy bay khổng lồ chuyên chở cánh turbine gió. Ảnh: Radia Những chiếc cánh đồ sộ cần thiết cho các turbine gió ngoài khơi mạnh nhất hiện nay không dễ vận chuyển trên đất liền, khiến việc sử dụng chúng bị hạn chế. Radia, startup về...

Tăng hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo giữa Việt Nam-Canada

Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Đại sứ Biến đổi khí hậu Canada bày tỏ mong muốn đóng góp cho kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam, nhất là cơ hội cho khối tư nhân. Trưa 14/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Đại sứ về Biến đổi khí hậu Canada Catherine Stewart, Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Perry Steil. Trao đổi về tình...

Đề xuất cơ chế đặc thù thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương được giao xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội trong trường hợp cần thiết, để sớm thí điểm dự án điện gió ngoài khơi. Chỉ đạo này được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu khi kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm ngành năng lượng, ngày 13/3.Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII) đến năm 2030, điện gió ngoài khơi sẽ đạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội dừng hoạt động 5 tuyến buýt

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (HPTC) vừa cho biết, từ ngày 1/4 tới đây, Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá, gồm các tuyến số 10 (10A và 10B), 14, 18, 44, 145. Các tuyến buýt trên do Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Công ty CP Xe khách Hà Nội và Công ty CP Xe điện Hà Nội đảm nhận. Nguyên nhân dừng 5 tuyến này...

Nền tảng văn hóa – ‘chất xúc tác’ thương hiệu của ROX Group

Việc chuẩn hóa để bảo hộ thương hiệu trên nền tảng văn hóa sẽ giúp ROX Group củng cố sức sống cho thương hiệu để vững bước trên con đường phát triển. 28 năm xây sức sống cho thương hiệu 28 năm trước những nhà sáng lập ROX Group đã bước chân vào thị trường với xuất phát điểm là Công ty sản xuất giày Nam Thắng. Và sau gần 3 thập kỷ, doanh nghiệp đã vươn mình thành Tập...

Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình được điều động, bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Chiều 25/3, Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.  Theo đó, Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Tổng Biên tập Tạp...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức ép từ các sự cố gần đây của máy bay Boeing. Hôm 5/1, chiếc 737 MAX 9 của Alaska Airlines...

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. Tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng...

ABBank muốn đấu giá 2 lô đất tại Long An, giá khởi điểm gần 5 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank – UPCoM: ABB) vừa có thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá bất động sản tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nhằm mục đích xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định. Tài sản yêu cầu đấu giá thứ 1 là quyền sử dụng đất có diện tích 314 m2 thuộc thửa đất số 972, tờ bản đồ số 6, địa chỉ...

Quảng Trị triển khai thi công Khu bến cảng Mỹ Thủy hơn 14 nghìn tỷ đồng

Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2019, do Công ty CP Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy làm nhà đầu tư. Dự án triển khai tại xã Hải An, huyện Hải Lăng...

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Mới nhất

Mới nhất