Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai...

‘Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm’


Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 1.

Một tiệm cơm sinh viên trước ký túc xá Cỏ May, phần cơm từ 25.000 – 30.000 đồng, sinh viên được ăn thêm cơm miễn phí

Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, giảng viên bộ môn dinh dưỡng, Trường ĐH Y dược TP.HCM còn nhớ những ngày học nội trú tại Mỹ, với một chiếc nồi cơm điện, một lò vi sóng, chị lần lượt chế biến được nhiều món ăn nóng sốt, đầy đủ dinh dưỡng mà rất nhanh gọn, cũng không mất nhiều thời gian. Nhưng nhiều sinh viên ngày nay không nghĩ như chị. Các bạn xem nhẹ bữa cơm sinh viên.

Còn nhiều bạn trẻ nghĩ rằng vào đại học rồi thì ăn uống không quan trọng bằng điểm số, bằng những thành tích trong học thuật và hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm. Điều này dẫn đến hệ lụy lớn về sức khỏe về sau.

Giấc trưa, khu vực tự học của sinh viên một trường đại học trên đường An Dương Vương, Q.5, TP.HCM khá đông sinh viên tập trung để ăn trưa, làm bài tập nhóm. Trên một chiếc bàn dài, một nhóm nữ sinh vừa uống trà sữa, ăn xâu cá viên chiên. H.A, nữ sinh viên năm nhất cho biết đây là bữa trưa của cô.

Trà sữa 20k (20.000 đồng), cá viên chiên 20k. Hoặc nhiều hôm, cô thay cá viên chiên bằng bịch bánh tráng trộn 15k. Tổng cộng vẫn là 35k – 40k, không rẻ. Vấn đề quan trọng hơn, đây là một thực đơn mất cân bằng. Trà sữa có thể cung cấp chất đạm. Cá viên chiên có thể cung cấp tinh bột. Nhưng bữa ăn thiếu rau xanh, trái cây.

Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 2.

Sinh viên mới từ quê lên TP.HCM làm thủ tục nhập học đầu tháng 9.2023

Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 3.

Cơm tấm 25.000 đồng tại khu vực gần Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

Còn bánh tráng trộn, món khoái khẩu của nhiều sinh viên có một chút thành phần là bột (bánh tráng), một ít xoài xanh (trái cây), vài quả trứng cút (đạm), nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại quá ít trong khi lượng đường, muối nhiều, bữa ăn như vậy là mất cân bằng dinh dưỡng.

H.A ăn uống không theo bữa nhất định. Nếu buổi sáng ăn sáng trễ, còn no, cô sẽ nghỉ ăn trưa và dành tiền đó để ăn bữa tối. Các bữa ăn không nhất thiết là cơm, phở, hủ tiếu. Vì ở ký túc xá, không nấu nướng tại chỗ ở, cô thường ăn ngoài. Tùy lịch học và đi làm gia sư, bữa ăn của H.A cũng tiện đâu ăn đó. Khi thì cơm sinh viên là “cơm bụi”, lúc thì ly trà sữa kèm ổ bánh mì cũng xong. Có khi buổi tối, các bạn rủ ra ngoài, cô chọn ăn tối với trà sữa và bánh tráng trộn, cá viên chiên. Chế độ ăn thiếu rau xanh, vitamin, trái cây trong một thời gian khiến da mặt của cô xấu đi, sức đề kháng giảm, hay bị ốm vặt…

H.A không phải là số hiếm về sinh viên hiện nay chưa hiểu đúng được tầm quan trọng của thực phẩm và một chế độ ăn uống khoa học cân bằng. Nhiều bạn cho rằng cơm sinh viên miễn chỉ cần no bụng, qua bữa, còn lại họ đâu phải em bé mà cần ngày nào cũng lo uống sữa, ăn đủ nhóm thực phẩm cần thiết để cao lớn? Sinh viên nghĩ rằng cơm sinh viên như vậy là đơn giản, tiết kiệm chi phí, nhưng thực ra họ đang lãng phí đi sức khỏe của mình.

Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 4.

Sinh viên quan tâm tới bữa ăn là đang đầu tư đường dài cho tương lai của mình

Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 5.

Bữa cơm sinh viên tự nấu của bạn Trương Hà Uyên, sinh viên y khoa Trường ĐH Võ Trường Toản, Hậu Giang với đủ nhóm thực phẩm đạm, tinh bột, trái cây, rau củ

Không phải chỉ trẻ nhỏ mới cần quan tâm ăn uống!

Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường cho biết nếu sinh viên ăn đồ ăn nhanh nhưng đủ nhóm thực phẩm cần thiết thì không sao. Mỗi bữa ăn, cần các nhóm tinh bột, đạm, rau xanh, trái cây. Mô hình cân bằng dinh dưỡng “My Plate” là một ví dụ cho cách ăn uống cân bằng. Trong mọi bữa ăn, sinh viên cần được ăn đủ nhóm thực phẩm đạm, tinh bột, trái cây, rau củ và sữa.

Ví dụ một xâu cá viên chiên + 1 chiếc bánh mì ngọt thì không ổn. Nhưng nếu sinh viên ăn trưa bằng một xâu cá viên chiên, một hộp salad cùng với một chiếc bánh bao là ổn. Ngoài ra, sinh viên cũng cần bổ sung dinh dưỡng qua các bữa phụ bằng sữa, trái cây.

Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 6.

Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường

“Sinh viên cần thay đổi tư duy về bữa ăn. Không phải chỉ khi còn nhỏ chúng ta mới cần quan tâm, chăm sóc cho bữa ăn. Khi sinh viên đi học, đi làm, thực phẩm nuôi dưỡng trí não, tốt cho trí nhớ, tốt cho việc học tập của các bạn, cung cấp cho các bạn một nền tảng sức khỏe vững chãi để chuẩn bị bước vào đời. Sinh viên vẫn cần uống sữa, vì sữa cần cho mọi lứa tuổi. Cần xóa bỏ tư duy cơm sinh viên là qua loa. Ăn uống qua loa rồi cắm cổ học hành, đi làm, kiếm tiền, như thế là sai lầm, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn sẽ được nuôi dưỡng bằng gì với một chế độ ăn uống mất cân bằng?”, thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường nhấn mạnh.

Một chiến lược đường dài

Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường cho biết kinh phí để lo cho việc ăn uống với sinh viên ngày nay không phải là bài toán lớn nhất. Bởi mức sống tăng lên, nhiều gia đình có 1-2 con đi học, chu cấp sinh hoạt phí khá đầy đủ cho con em mình. Và thứ hai, nhiều sinh viên năng động, chịu khó trong học tập, làm thêm, có thể chủ động được nguồn sinh hoạt phí để cải thiện chất lượng bữa ăn, có thể tự thuê được những nơi ở trọ an toàn, có thể tự nấu nướng, tự chăm sóc được cho bản thân.

Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 7.

Bữa cơm sinh viên tự nấu cân bằng dinh dưỡng của Trương Hà Uyên

Đáng chú ý, không chỉ là bữa cơm sinh viên với chế độ ăn uống cân bằng, thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường còn lưu ý về vấn đề sống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao, chăm chỉ vận động của người trẻ. Đây cũng là một chiến lược đường dài để các bạn chinh phục mục tiêu, dự định phía trước. 

Không phải chỉ tới phòng gym, hồ bơi, sân golf mới là tập luyện, các sinh viên có thể đi cầu thang bộ, đi bộ quanh ký túc xá, chọn đi xe buýt, đạp xe, đi ván trượt… những khoảng cách gần. Bởi những bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, rối loạn chuyển hóa… đang trẻ hóa, một phần không nhỏ đến từ cách ăn uống mất kiểm soát, thiếu cân bằng và lười vận động của người trẻ.

“Thay đổi ý thức là sự thay đổi quan trọng nhất. Quan tâm tới bữa cơm sinh viên là không phải chỉ sống khỏe, sống lành mạnh cho hôm nay, mà đó là cách các bạn đang chuẩn bị trí não, thể lực, tinh thần, để bắt đầu cuộc sống, sự nghiệp cho tương lai. Tất cả đều bắt đầu từ sự đầu tư đúng đắn cho sức khỏe cơ thể mình, đi kèm đó là kỷ luật của bản thân và tinh thần biết vượt qua chính mình”, giảng viên bộ môn dinh dưỡng Trường ĐH Y dược TP.HCM trao đổi.

Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 8.

Tân sinh viên đang sắp xếp chỗ ở tại ký túc xá Cỏ May, các bạn quan niệm ăn uống khoa học, sống lành mạnh là đầu tư cho tương lai

Ăn nhanh tiện lợi mà vẫn đảm bảo sức khỏe

Theo thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, những bạn ở ký túc xá không thể nấu nướng, nhưng các bạn có thể bổ sung cho bữa cơm sinh viên của mình với nhiều phần rau salad tại các cửa hàng tiện lợi, trái cây, sữa, để phần ăn của mình đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng hơn.

Những bạn ở phòng trọ, nhà thuê có thể nấu nướng thì đơn giản hơn nhiều. Hiện nay chiếc tủ lạnh trở thành thiết bị thân thiết với nhiều sinh viên ở trọ. Các bạn có nguồn thực phẩm khá đa dạng từ gia đình ở quê gửi lên, hoặc nếu dành thời gian đi chợ, siêu thị, bạn có thể mua được nguồn thực phẩm an toàn, giá thành vừa túi tiền. Với một chiếc lò vi sóng, một chiếc nồi cơm điện, bạn có thể nấu nhiều món ăn tiện lợi, không tốn nhiều thời gian.

Như cho vắt mì, bún, miến vô tô kèm gói gia vị, cho thêm các loại rau ăn lá như các loại rau cải, tần ô…, nước. Thịt bò thái lát, thịt nạc xay, tôm băm nhỏ cho kèm thêm. Hoặc trứng, đậu hũ cũng là những thực phẩm giàu đạm mà dễ dàng mua, nấu nhanh chín. Bạn có thể dễ dàng nấu chín món ăn này bằng lò vi sóng.

Những thực phẩm như xúc xích, cá viên, bò viên… cũng có thể cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng nhất định, sinh viên nên quan sát, tìm mua thương hiệu uy tín. Bởi tùy theo cơ sở sản xuất mà sản phẩm có tỉ lệ thành phần tinh bột khác nhau…

Hay với chiếc nồi cơm điện cũng có thể nấu được bữa cơm sinh viên với cơm, canh, đồ mặn… Những thực phẩm như thịt heo miếng, gà miếng cần nấu ở nhiệt độ cao hơn, trong thời gian lâu hơn nên sinh viên có thể nấu chín trong nồi cơm điện, nồi hấp….

Cơm sinh viên: 'Ăn qua loa rồi vùi đầu học hành, làm thêm là sai lầm' - Ảnh 10.



Source link

Cùng chủ đề

Động thổ nhà máy sản xuất sản phẩm ăn liền trị giá 200 triệu USD

Khi hoàn thành, trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung ứng khoảng 1,2 tỷ gói sản phẩm/năm với sự vận hành của 9 dây chuyền. Đây là nhà máy thứ 12 của Acecook...

Có phải ăn đường phèn ‘mát’ hơn đường trắng?

Các mẹo giảm đường từ thực phẩm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người nên ăn dưới 25 g đường một ngày (kể cả uống).Bác sĩ chuyên khoa 1 Đặng Thị Oanh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết bên cạnh thức ăn nhanh như pizza, gà rán, khoai tây chiên…, đồ uống có đường (nước ngọt) là nguồn cung cấp thêm calo có thể góp phần làm tăng cân và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Mới nhất

Khán giả Quy Nhơn mãn nhãn với những màn rượt đuổi mô tô nước hấp dẫn

Chiều 23-3, hàng ngàn khán giả Quy Nhơn (Bình Định) cùng đông đảo du khách đã có mặt tại đầm Thị Nại, chứng kiến những cuộc đua tốc độ đỉnh cao của 55 tay đua giỏi nhất thế giới tranh tài tại Giải đua mô tô nước quốc tế UIM-ABP Aquabike. Khán giả Quy Nhơn thích thú chứng kiến các...

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay,...

Thông tin về mống mắt được thu thập, cập nhật khi đổi, cấp lại thẻ căn cước

Kể từ ngày 1.7.2024, Luật Căn cước năm 2023 chính thức có hiệu lực thi hành.Luật này gồm 7 chương, 46 điều, quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của...

Mới nhất