Trang chủNewsKinh tếẨn số trong phương án thoái vốn nhà nước tại VIMC

Ẩn số trong phương án thoái vốn nhà nước tại VIMC


Chưa có nhiều thông tin cụ thể về lộ trình thoái sâu vốn nhà nước tại Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) từ 99,469% xuống 65% vốn điều lệ.





Cảng SSIT, đơn vị có vốn góp của VIMC 	ảnh: b.n
Cảng SSIT, đơn vị có vốn góp của VIMC      Ảnh: B.N

Sớm kích hoạt lộ trình thoái vốn

Trong số các nội dung quan trọng liên quan Đề án Cơ cấu lại VIMC giai đoạn 2021 – 2025 vừa được các cổ đông thông qua, đáng chú ý nhất là chủ trương tăng vốn điều lệ đồng thời với việc thoái vốn nhà nước tại công ty mẹ – VIMC từ 99,469% xuống còn 65% vốn điều lệ.

Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của VIMC được tổ chức vào đầu tuần này, các cổ đông đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ của VIMC thông qua phát hành cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại VIMC xuống 65% vốn điều lệ.

Mục tiêu phát hành cổ phiếu tăng vốn lần này có xét ưu tiên cho cổ đông hiện hữu và các đối tác chuyên về vận tải container để hợp tác phát triển loại hình vận tải hàng hoá đặc thù này. Thông qua việc cổ đông nhà nước giữ nguyên số lượng cổ phiếu hiện hữu, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ sẽ được đưa về mức 65% vốn điều lệ của công ty mẹ – VIMC sau khi tăng.

Ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIMC cho biết, theo Chiến lược Phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch Sản xuất – kinh doanh và đầu tư 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt, VIMC có nhu cầu vốn rất lớn để đầu tư các dự án đầu tư cảng biển nước sâu tại các khu vực Lạch Huyện, Liên Chiểu, Cần Giờ; mở rộng quy mô đội tàu container và các kết cấu hạ tầng logistics.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, cổ đông của VIMC đã thông qua tờ trình của HĐQT về việc cập nhật Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2021 – 2025 của VICM, trong đó có chủ trương đầu tư góp vốn thành lập công ty liên doanh giữa VIMC và Công ty Aries Energy Corporation (Hy Lạp).

Công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá, kho bãi, logistics này dự kiến có vốn điều lệ 200.000 USD, trong đó, VIMC góp 102.000 USD (tương đương 51% vốn điều lệ) và Aries Energy Corporation góp 98.000 USD (tương đương 49% vốn điều lệ).

Dự kiến, nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư của VIMC trong giai đoạn này lên tới 43.196 tỷ đồng, trong đó, giá trị giải ngân giai đoạn 2021-2025 vào khoảng 31.796 tỷ đồng, vốn tự có khoảng 12.246 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản hiện tại của VIMC chủ yếu tập trung ở tài sản cố định (đội tàu) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

“Chính vì vậy, việc tăng vốn điều lệ của VIMC là cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của VIMC, nhằm tận dụng cơ hội về nguồn lực để đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh (đầu tư phát triển cảng cho tàu trọng tải lớn, đầu tư phát triển đội tàu, đầu tư tăng vốn tại các công ty có hoạt động sản xuất – kinh doanh hiệu quả…), phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của VIMC”, ông Sơn cho biết.

Được biết, theo phương án cổ phần hóa công ty mẹ – VIMC đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018, vốn điều lệ của công ty mẹ – VIMC là 14.046 tỷ đồng, trong đó, cổ đông Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, do việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược không thực hiện được và tỷ lệ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng thấp, nên vốn điều lệ hiện tại của công ty mẹ – VIMC chỉ là 12.005,8 tỷ đồng, trong khi tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VIMC bị đẩy lên tới 99,469% vốn điều lệ.

Vào giữa năm 2023, VIMC cũng đã từng đề xuất giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước từ 99,47% xuống 65%; giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần nhà nước tại 5 công ty vận tải biển, trong đó có 4 đơn vị thoái toàn bộ vốn góp; thoái một phần vốn nhà nước tại 7 công ty kinh doanh, khai thác cảng biển; thoái toàn bộ vốn góp nhà nước tại 3 doanh nghiệp dịch vụ hàng hải – logistics và một phần vốn góp nhà nước tại một công ty dịch vụ hàng hải – logistics.

Đại diện VIMC cho biết, đơn vị này đã nhận được khá nhiều xác nhận của các nhà đầu tư, các đối tác của Tổng công ty, trong đó có cả một số hãng tàu nước ngoài. Tuy nhiên, thời điểm và khối lượng phát hành sẽ chỉ được công bố sau khi cấp có thẩm quyền bổ sung VIMC vào danh mục các doanh nghiệp thực hiện thoái vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025.

“Chúng tôi đang bám sát việc cập nhật và hy vọng sẽ nhận được quyết định bổ sung vào danh mục các đơn vị thoái vốn nhà nước giai đoạn 2022 – 2025 vào đầu tháng 5/2024 để sớm bắt tay vào việc thoái vốn nhà nước tại công ty mẹ – VIMC”, đại diện VIMC thông tin.




Tạo nền tảng thuận lợi

Cần phải nói thêm, so với năm 2018, việc thoái vốn nhà nước tại công ty mẹ – VIMC được đánh giá là có nhiều thuận lợi, bởi tình hình sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty đang rất tích cực.

Theo kết quả sản xuất – kinh doanh năm 2023 vừa được các cổ đông thông qua, doanh thu hợp nhất của VIMC đạt 15.301 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.055 tỷ đồng; trong đó, công ty mẹ – VIMC đạt doanh thu 2.417 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 653 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VIMC chỉ bằng 10% kế hoạch, nhưng vẫn đứng vị trí thứ 59 trong Top 100 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023, được tôn vinh là doanh nghiệp có khả năng tạo lợi nhuận tốt, có tiềm năng trở thành những cột trụ cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam do VietNam Report đánh giá.

“Đây là kết quả rất đáng ghi nhận của VIMC, nhất là trong bối cảnh năm 2023, tình hình thị trường vận tải biển thế giới có nhiều biến động”, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (cơ quan được giao nhiệm vụ đại diện phần vốn nhà nước tại VIMC) đánh giá.

Liên quan Kế hoạch Hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2024 vừa được cổ đông thông qua, VIMC đặt mục tiêu sản lượng vận tải biển đạt 15,9 triệu tấn (76% so với năm 2023); sản lượng hàng thông qua cảng 123,6 triệu tấn (108% so với năm 2023); doanh thu hợp nhất đạt 13.447 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 2.736 tỷ đồng. Công ty mẹ – VIMC đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 2.067 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 357 tỷ đồng.

VIMC cho biết, sản lượng năm 2024 của hầu hết đơn vị dự kiến giảm do thị trường vận tải biển năm 2024 vẫn rất khó khăn.

Công ty mẹ – VIMC phấn đấu đạt sản lượng vận tải biển 3,8 triệu tấn, giảm 32%, tương đương giảm 1,8 triệu tấn so với thực hiện năm 2023 (do ảnh hưởng từ khó khăn của thị trường vận tải biển và do dự kiến bán, thanh lý tàu); tổng doanh thu đạt 2.415 tỷ đồng, tăng 348 tỷ đồng, tương đương 17% so với thực hiện năm 2023; lợi nhuận trước thuế đạt 935 tỷ đồng, tăng 578 tỷ đồng so với thực hiện năm 2023, gấp 2,62 lần so với thực hiện năm 2023.

Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC, trong năm 2024, dự báo tình hình quốc tế, trong nước, thị trường vận tải biển tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, chiến tranh tiếp tục căng thẳng, leo thang tại nhiều khu vực, kéo theo nhiều hệ lụy, sức tiêu dùng chưa có dấu hiệu phục hồi gây ảnh hưởng tới nhu cầu vận tải hàng hóa trong năm 2024.

Các yếu tố như hạn hán tại kênh đào Panama; các cuộc tấn công tàu thuyền thương mại liên tục leo thang ở khu vực biển Đỏ, kênh đào Suez, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hãng tàu và có thể dẫn tới tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khi đó, dự kiến nguồn cung tàu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 khi các hãng tàu bắt đầu nhận bàn giao tàu mới sau 2 năm chờ đóng. Ngược lại, năm 2024, dự báo chỉ có số lượng thấp tàu được đem đi phá dỡ. Những yếu tố này sẽ khiến hoạt động kinh doanh của các hãng tàu suy giảm nghiêm trọng.

Trên thực tế, hiện nay, nhiều hãng tàu lớn trên thế giới phải cắt giảm mạnh chi phí hoạt động (năm 2023, Cosco đã cắt giảm 37% chi phí hoạt động so với năm 2022), dẫn tới nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán giá dịch vụ giữa các cảng và hãng tàu.

Tại thị trường Việt Nam, xu hướng tăng kích cỡ tàu, đặc biệt đối với cỡ tàu đi châu Âu (cỡ tàu lớn nhất lên tới hơn 24.000 TEU) có thể dẫn tới việc mất đi cơ hội đối với các cảng của VIMC như SSIT, CMIT, SP-PSA, lợi thế hoàn toàn thuộc về Gemalink.

Hiện nay, VIMC phải đối mặt với những thách thức lớn do đội tàu già (tuổi tàu trung bình là 20 tuổi), tính năng kỹ thuật kém, không đồng bộ, quy mô đội tàu ngày càng thu hẹp do quá trình tái cơ cấu cũng như do vướng mắc trong quy định về thủ tục đầu tư, nên nhiều năm nay, các doanh nghiệp của VIMC chưa đầu tư phát triển được đội tàu.

Khối cảng biển VIMC chịu áp lực ngày càng gay gắt từ khối tư nhân cũng như sự ra đời của nhiều cảng mới tại tất cả các khu vực có lợi thế hơn vị trí cảng của VIMC.

Nhằm thực hiện được những nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024, qua đó giúp VIMC có năm thứ 4 liên tiếp có lãi trên 1.000 tỷ đồng/năm, từng bước cải thiện đáng kể các chỉ tiêu tài chình, chỉ số hiệu quả hoạt động, Tổng công ty sẽ quyết tâm giữ vững thị trường, thị phần, khách hàng như.

“Để giữ được khách hàng, việc quan trọng là phải luôn ngồi vào vị trí khách hàng và đặt mình vào vị trí đối thủ, tức là luôn suy nghĩ và cấu trúc hoạt động kinh doanh theo hướng mang lại lợi ích cho khách hàng. VIMC sẽ quản lý và bảo toàn vốn, mang lại doanh thu cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên thông qua các giải pháp đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển đội tàu vận tải thế hệ mới, xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại”, ông Tĩnh nhấn mạnh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhất quán mục tiêu thông xe 30 km cao tốc Diễn Châu

Nhất quán mục tiêu thông xe 30 km cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/4/2024Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt là công trình trọng điểm quốc gia được đầu tư theo phương thức PPP và là hợp phần có vai trò rất quan trọng để nối thông cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP. Vinh. Thi...

Ninh Bình đấu giá 366 lô đất; Giá thuê văn phòng lập đỉnh mới

Ninh Bình đấu giá 366 lô đất; Giá thuê văn phòng lập đỉnh mớiHà Nam chấp thuận đầu tư 5 dự án nhà ở xã hội; Long An kêu gọi đầu tư khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng; Lộ trình đấu giá 19 lô đất tại Thủ Thiêm. Ninh Bình đấu giá 366 lô đất, giá từ 3,6 triệu đồng/m2 Trong tháng 4/2024, Công ty hợp danh...

T&T Group và triết lý cộng hưởng các nguồn lực

Chiến lược xuyên suốt của T&T Group, theo chia sẻ của nhà sáng lập Tập đoàn, ông Đỗ Quang Hiển, là tinh thần cầu thị, bắt tay với nhiều đối tác trong nước và nước ngoài để cộng hưởng nguồn lực cho các dự án quy mô lớn, gắn với những lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế. T&T Group ký kết hợp tác chiến lược với DB Group. Gia cố nội lực Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác quản...

Vốn FDI chảy mạnh vào dự án dệt may

Sau một thời gian trầm lắng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may dần sôi động trở lại. Vốn chảy vào các dự án thượng nguồn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Yi Da Denim Mill  (VN) Co.Ltd triển khai dự án sản xuất các sản phẩm dệt may tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Nghĩa...

Nợ xấu báo động, công ty tài chính muốn dịch vụ đòi nợ hoạt động trở lại

Nợ xấu báo động, công ty tài chính muốn dịch vụ đòi nợ hoạt động trở lạiTính đến hết tháng 2 vừa qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng âm, giảm 2,5% so với cuối năm trước. Đồng thời, nợ xấu tại các công ty tài chính hiện gần 15%, ở mức đáng báo động. Phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao tính...

Bài đọc nhiều

Trần Thế Tiến – CEO 2X năng động, vận hành 2 doanh nghiệp năm 23 tuổi

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, Trần Thế Tiến ( Avin Trần) nung nấu trong mình khát vọng khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ. Với niềm đam mê kinh doanh và mong muốn tạo dựng thương hiệu riêng, Avin Trần đã dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh đồ uống khi mới 19 tuổi với thương hiệu đồ uống mang tên Avin Juice.Với số vốn ít ỏi ban đầu, Avin Juice gặp nhiều khó khăn...

Niềm vui của người lao động dưới “Mái ấm Super Horse”

Doanh nghiệp FDI đầu tiên của Quảng Trị đạt chuẩn văn hoá Nhà máy Super Horse - Công ty TNHH Chaichareon thuộc Tập đoàn S. Chaichareon Thái Lào (có trụ sở tại Mukdahan, Thái Lan) đặt tại Cụm công nghiệp Tây Bắc, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị). Đây là một trong những doanh nghiệp vốn FDI (100% vốn đầu tư nước ngoài) có mặt sớm nhất sau khi hình thành Khu thương...

Fanu Meal & HBR Hoidings đồng hành lan tỏa giá trị dinh dưỡng tới cộng đồng

Với sứ mệnh của mình là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, Công ty TNHH FANU Dinh dưỡng Gia đình số 1 đồng hành cùng HBR Holdings và vinh dự trở thành nhà tài trợ đồng hành với bữa ăn dinh dưỡng thay thế FANU MEAL trong lễ ra quân hành trình 60 ngày "Unlock Your Power".Sự kiện đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các đại diện từ...

Cùng chuyên mục

Nhất quán mục tiêu thông xe 30 km cao tốc Diễn Châu

Nhất quán mục tiêu thông xe 30 km cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/4/2024Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt là công trình trọng điểm quốc gia được đầu tư theo phương thức PPP và là hợp phần có vai trò rất quan trọng để nối thông cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP. Vinh. Thi...

Ninh Bình đấu giá 366 lô đất; Giá thuê văn phòng lập đỉnh mới

Ninh Bình đấu giá 366 lô đất; Giá thuê văn phòng lập đỉnh mớiHà Nam chấp thuận đầu tư 5 dự án nhà ở xã hội; Long An kêu gọi đầu tư khu đô thị gần 9.300 tỷ đồng; Lộ trình đấu giá 19 lô đất tại Thủ Thiêm. Ninh Bình đấu giá 366 lô đất, giá từ 3,6 triệu đồng/m2 Trong tháng 4/2024, Công ty hợp danh...

Hội LHPN tỉnh Bình Dương tổ chức lớp tập huấn Đề án 939

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Dương vừa tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, hội viên, phụ nữ khởi nghiệp. ...

Quạt trần Italia tham gia và tài trợ cùng Triển lãm Quốc tế VietBuild 2024

Triển lãm Quốc tế VIETBUILD là một sự kiện lớn của Ngành Xây dựng - Bất động sản - Vật liệu xây dựng & Trang trí nội ngoại thất tại Việt Nam. Triển lãm diễn ra liên tục tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, tạo ra không gian giao lưu, kết nối và giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Ngoài việc mang đến trải nghiệm thực tế cho người...

Mới nhất

Gốc sưa nặng hơn 2 tấn từng có giá hàng chục tỷ đồng tại Quảng Bình

(Dân trí) - Bảo tàng tỉnh Quảng Bình đang trưng bày gốc gỗ sưa có tuổi đời hàng trăm năm. Thời điểm được phát hiện năm 2014, gốc sưa nặng hơn 2 tấn này ước tính có giá trị khoảng 17 tỷ đồng. Tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình đang trưng bày một gốc gỗ sưa nặng hơn...

Khối ngành Công an tuyển sinh những tổ hợp môn nào?

Công an là một trong những ngành hot và được nhiều bạn học sinh quan tâm. Do đó, việc thi khối gì để có thể học công an là điều mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Tổ hợp môn xét tuyển khối ngành Công anHiện, ngành Công an có 8 trường đào tạo, bao gồm: Học viện An...

Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao

Hàng không Nga hoạt động tích cực ở mặt trận Chasov Yar Tại mặt trận trọng điểm Chasov Yar, quân đội Nga đã tăng cường các hoạt động hàng không. Các nhà quan sát cho rằng việc tăng cường xuất kích máy bay chiến đấu của Nga đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trên mặt trận...

VĐV Trung Quốc được đối thủ nhường về đích trước: Ban tổ chức tước huy chương

Hôm qua (19/4), ban tổ chức giải chạy bán marathon Bắc Kinh (Trung Quốc) thông báo tước huy chương của He Jie (Hà Kiệt) - người về nhất - và hủy thành tích của 3 vận động viên xếp sau. Quyết định này được đưa ra sau cuộc điều tra về nghi vấn 3 vận động viên cố...

Tập đoàn từ hàng chục quốc gia tham dự triển lãm quốc phòng Việt Nam

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng từ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự triển lãm quốc phòng Việt Nam cuối năm nay. Tại hội nghị xúc tiến triển lãm sáng 20/4, thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam,...

Mới nhất