Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBan Bí thư ban hành Chỉ thị về công tác chống khai...

Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp


Dân Việt xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 32-CT/TW:

Những năm qua, ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tổng sản lượng hằng năm đạt trên 9 triệu tấn, đóng góp khoảng 30% GDP của ngành nông nghiệp; sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ ba thế giới; giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.

Tuy nhiên, phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo “Thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản; xây dựng chuỗi sản xuất thuỷ sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm còn hạn chế.

Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp IUU- Ảnh 1.

Khai thác thủy sản.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ, chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, còn chủ quan, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, hiệu quả tổ chức thực hiện chưa cao; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận ngư dân, doanh nghiệp còn hạn chế; cơ sở hạ tầng nghề cá và việc kiểm soát hoạt động tàu cá, sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận tàu cá chưa bảo đảm điều kiện cần thiết; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phối hợp, phát hiện, xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa thường xuyên, đồng bộ.

Để đẩy mạnh công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, bảo đảm phát triển bền vững ngành thuỷ sản, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:

1. Xác định công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo về phát triển bền vững ngành thuỷ sản, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Chú trọng công tác vận động, nắm tình hình, kịp thời phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn ngay từ trong bờ tàu cá và ngư dân cố ý vi phạm, nhất là khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật, kịp thời phản ánh vi phạm, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp góp phần sớm gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” theo mục tiêu đề ra.

2. Thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thuỷ sản. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật, bổ sung chế tài xử lý nghiêm vi phạm; khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Chú trọng chính sách nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu; có chính sách hỗ trợ hiện đại hoá nghề cá, cải thiện sinh kế, đào tạo nghề, tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, bám biển, nâng cao cuộc sống.

3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; bảo đảm công cụ, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chấp pháp trên biển. Tổng rà soát, thống kê số lượng tàu cá và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; tăng cường quản lý tàu cá, tàu công vụ thuỷ sản, cảng cá, đội tàu, xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá không giấy phép, không đăng ký, không đăng kiểm; thực hiện nghiêm việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác. Bảo đảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng biển; giám sát được 100% sản lượng thuỷ sản khai thác trên biển, tại cảng; không có sản phẩm thuỷ sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.

Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp IUU- Ảnh 2.

Việc lắp đặt thiết bị VMS chưa đúng tiến độ, hệ thống giám sát tàu cá, thiết bị VMS còn chưa ổn định, thông suốt, còn hiện tượng cố ý tắt thiết bị

Kiện toàn, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm cho lực lượng Kiểm ngư và các cơ quan chức năng quản lý hoạt động thuỷ sản, thực hiện công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực thi pháp luật, xử lý triệt để các hành vi vi phạm; kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hoá hồ sơ đối với các lô hàng xuất khẩu; tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát.

Quan tâm đầu tư nguồn lực nhà nước; khuyến khích xã hội hoá, hợp tác công tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thuỷ sản. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, thiết lập chuỗi sản xuất bền vững, hệ sinh thái toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển lâu dài, có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. Đồng thời, chú trọng bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản; phát triển ngành thuỷ sản phải gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân và người lao động có liên quan; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

4. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nhất là với các nước Châu Âu và EU, tăng cường biện pháp ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”; không để tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài ảnh hưởng đến quan hệ với các nước. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước thu thập hồ sơ, tài liệu, bản án, quyết định xử lý của nước sở tại đối với tàu cá, ngư dân vi phạm để phục vụ công tác điều tra, xử lý và bảo hộ công dân; kịp thời đấu tranh ngoại giao đối với việc tàu cá, ngư dân Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử lý tại những vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định với các nước. Thúc đẩy đàm phán, ký kết phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước.

5. Tổ chức thực hiện

– Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị này tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm.

– Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về thuỷ sản, bảo đảm thống nhất, đồng bộ và giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

– Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, bố trí nguồn lực thực hiện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chỉ thị.

– Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền Chỉ thị.

– Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, hội quần chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, Nhân dân nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm Chỉ thị; thông tin, phản ánh các trường hợp vi phạm khai thác thuỷ sản bất hợp pháp; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị.

– Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong tổ chức thực hiện Chỉ thị.

– Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị này.

Chỉ thị này phổ biến, quán triệt đến chi bộ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ban Bí thư: Xử nghiêm các vụ móc nối đưa tàu cá đi khai thác trái phép

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.Theo đánh giá của Ban Bí thư, những năm qua, ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tổng sản lượng hằng năm đạt trên 9...

Đảo Trường Sa tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp

Đảo Trường Sa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác thủy sản; các nội quy, quy định của đảo, âu tàu, Đồn biên phòng 394 Trường Sa cho ngư dân vào neo đậu.

Dồi dào vốn cho thủy sản xuất khẩu

Kỳ vọng sức mua ở các thị trường lớn phục hồi vào giữa năm nên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản đã có nhu cầu vay ngắn hạn để chuẩn bị đơn hàng ngay sau Tết Nguyên đán. Về phía mình, ngân hàng ở nhiều địa phương cam kết cung ứng đủ nguồn vốn tín dụng. Thủy sản xuất khẩu trước cơ hội phát triển Không thiếu vốn cho thủy sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ở nơi tấc đất tấc vàng của Bắc Giang, chính quyền xã có bí quyết gì mà thực hiện giải phóng mặt bằng ‘0...

Là vùng trồng vải thiều sớm nổi tiếng cả nước, mỗi mét vuông đất ở xã ­Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) được nhiều người ví von quý như "tấc vàng". Tuy nhiên, với mong muốn mở rộng các tuyến đường để đi lại thuận lợi,...

Giá sầu riêng tại một tỉnh ở miền Tây bất ngờ giảm mạnh, nhà vườn lo ngay ngáy

Giá sầu riêng giảm mạnh, năng suất thấp Ghi nhận tại huyện Cai Lậy, khoảng 1 tuần trước, giá sầu riêng Monthong loại A tại vựa "lập đỉnh" ở mức 230.000 đồng/kg, còn sầu riêng Ri6 loại A có giá khoảng 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện giá...

Xây dựng làng kiểu mẫu, xã Hòa Châu tạo dấu ấn

Xây dựng hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thịVới sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, xã Hòa Châu đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013. Ngay sau đó, địa phương đã bắt tay vào xây...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Toàn cảnh Tháng Ramadan 2024

Kha Ninh 14:02 | 11/04/2024 Hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới trải qua lễ Eid al-Fitr, đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan, tháng lễ linh thiêng nhất trong năm của người Hồi giáo. Tháng Ramadan diễn ra vào tháng 9 âm lịch của người Hồi giáo nên không có ngày cố định theo dương lịch. Năm nay, Tháng Ramadan diễn...

Cùng chuyên mục

Nhiệt độ ở TPHCM cao nhất từ đầu năm, Nam Bộ có nơi lên 40 độ C

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 11 đến ngày 20/4, ở khu vực trung tâm TPHCM sẽ có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ và một vài ngày lên tới 39 và trên 39 độ C. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, trong 10 ngày đầu của tháng 4, vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh và mở rộng về...

Niềm đam mê ẩm thực Việt của đầu bếp nổi tiếng Thụy Điển

Ngày 13/4, nhân kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao giữa Thụy Điển và Việt Nam (1969 - 2024), Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức sự kiện ẩm thực mang tên "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh niềm đam mê chung về ẩm thực giữa hai quốc gia.

Bế mạc HIFF 2024: Philippines đoạt giải Ngôi sao vàng, Song Lang là phim TP.HCM hay nhất

Giải thưởng tại HIFF 2024Giải thưởng dành cho phim:Giải Ngôi sao vàng - Phim truyện điện ảnh Đông Nam Á...

Minh Tú khóc tưởng nhớ bố ở lễ cưới

TP HCMMinh Tú gắn ảnh người cha quá cố lên hoa cưới cầm tay, nói cảm ơn ông vì giúp cô hiểu được giá trị của hôn nhân, tại đám cưới tối 13/4. Trong phần lễ, Minh Tú khiến hàng trăm khách mời xúc động khi dành khoảnh khắc để tri ân gia đình, nhất là bố - qua đời hồi tháng 9/2023. Khoảnh khắc Minh Tú vào lễ đường và khóc khi nói về gia đình Khoảnh khắc Minh Tú...

Mới nhất

Nhiệt độ ở TPHCM cao nhất từ đầu năm, Nam Bộ có nơi lên 40 độ C

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 11 đến ngày 20/4, ở khu vực trung tâm TPHCM sẽ có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ và một vài ngày lên tới 39 và trên 39 độ C. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ,...

Độc đáo nghi thức kéo co ngồi tại lễ hội Đền Trấn Vũ

11/04/2024 | 15:09 TPO - Ngày 11/4 ( tức 3/3 Âm lịch), trong khuôn khổ Lễ hội đền Trấn Vũ 2024 tại phường Thạch Bàn, quận Long...

115 thí sinh đạt giải nhất thi Olympic toán học

Đà NẵngTrong 665 giải thưởng của kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc, 115 thí sinh đạt giải nhất. Lễ trao giải Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 diễn ra ngày 13/4 tại TP Đà Nẵng.Ở phần thi dành cho sinh viên, ban tổ chức đã trao...

Man City lên đỉnh bảng Ngoại hạng Anh

Erling Haaland nổ súng khi Man City đè bẹp Luton 5-1 ở vòng 33, qua đó tạm dẫn đầu bảng Ngoại hạng Anh. Trận hòa 3-3 trên sân Real Madrid ở lượt đi tứ kết Champions League giữa tuần qua tiếp thêm khí thế cho Man City. Trở về sân nhà Etihad, Pep Guardiola đánh giá ông không cần...

Mới nhất