Trang chủMultimediaẢnhBản sắc trang phục dân tộc Thái

Bản sắc trang phục dân tộc Thái

Những ngày này, du khách lên Điện Biên không chỉ đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa ban lung linh khoe sắc, thăm khu di tích lịch sử đầy ý nghĩa, mà còn thưởng thức những món ẩm thực và những làn điệu dân ca, dân vũ; khám phá, trải nghiệm các phong tục tập quán của các dân tộc. Đặc biệt, các bạn nữ có thể chụp ảnh check-in với trang phục phụ nữ Thái và tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào nơi đây.

Dân tộc Thái có 2 ngành là ngành Thái đen và ngành Thái trắng, phân biệt qua trang phục và cách vấn tóc của phụ nữ dân tộc Thái đã có chồng. Phụ nữ dân tộc ngành Thái đen khi đã lấy chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc lên đỉnh đầu), còn với phụ nữ dân tộc ngành Thái trắng thì không có phong tục này. Áo cóm của người phụ nữ dân tộc ngành Thái trắng có cổ hình chữ V, người phụ nữ dân tộc ngành Thái đen áo cổ tròn, đứng, ôm gọn vòng cổ. Bộ trang phục đầy đủ của phụ nữ dân tộc Thái gồm có áo ngắn (xửa cóm), áo dài (xửa luông), váy (xỉn), thắt lưng (xà yều), khăn (piêu), nón (cúp), xà tích và trang sức như hoa tai, vòng cổ, vòng tay…. Áo ngắn được may bó sát người, gấu áo vừa chấm cạp váy, có hàng cúc bạc hình bướm làm điểm nhấn, thể hiện sự độc đáo trên trang phục phụ nữ dân tộc Thái. Theo quan niệm dân gian của người Thái, hai hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cóm là tượng trưng cho sự kết hợp giữa nam và nữ, giữa đực và cái để duy trì nòi giống. Hàng cúc bên trái (bên nam) được gọi là “to po” (con đực), hàng cúc bên phải (bên nữ) được gọi là “to me” (con cái). Người Thái quan niệm số bộ cúc bướm thường phải số lẻ để tượng trưng cho sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Áo xửa cóm được mặc phổ biến trong cuộc sống hàng ngày với nhiều màu sắc khác nhau như: màu trắng, màu chàm, xanh, tím, vàng…
 

Dân tộc Thái đen và Thái trắng đều mặc áo xửa luông (áo dài). Loại áo này người dân tộc Thái đen thường may bằng vải chàm, có ghép màu đỏ, xanh, trắng ở cổ, ngực và gấu áo. Người dân tộc Thái trắng may bằng lụa, màu đen, áo hẹp ngang, có chiết eo, may dài đến đến mắt cá chân. Áo dài mặc trong những ngày lễ lớn của bản làng hoặc những ngày cúng bản, cúng mường, trong lễ cưới, ngày hội và khi mất về với tổ tiên.

Đi với áo cóm, áo xửa luông dài là chân váy hình ống, làm từ vải bông, nhuộm chàm. Trước đây phụ nữ dân tộc Thái thường mặc váy hai lớp: lớp lót bên trong màu trắng và lớp màu chàm bên ngoài; ngày nay họ thường may váy một lớp màu chàm. Tùy theo sở thích của từng người mà váy để trơn hoặc trang trí hoa văn ở phần gấu váy. Phần eo giữa váy và áo được trang trí bằng chiếc thắt lưng bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh. Thắt lưng được may rời để quấn quanh eo nhằm giữ chặt phần áo cóm với thân váy, đồng thời khoe dáng thon gọn của người phụ nữ dân tộc Thái.

Khăn (piêu) chủ yếu được người phụ nữ dân tộc Thái đen sử dụng, không chỉ có tác dụng che nắng, giữ ấm mà còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong những ngày hội. Hai đầu khăn piêu được các cô gái thỏa sức sáng tạo để thêu thùa, trang trí các họa tiết hoa văn và cút piêu. Các mẫu hoa văn thêu trên mặt piêu thường là hình sao 8 cánh, đường viền song song, răng cưa, hình xoáy ốc, móc câu, hình tam giác, hình hoa lá, hình con vật đã cách điệu hóa… Khăn piêu không chỉ là vật trang sức mà còn là biểu tượng tham gia vào đời sống nghi thức, tập tục của người Thái như: vật đính ước, quà biếu khi cô dâu về nhà chồng hay trong một số nghi lễ dâng cúng.
 

Người dân tộc Thái trắng không đội khăn piêu mà đội nón tát. Nón không che kín mặt mà nở xòe như bông hoa trên đầu để tôn thêm sự duyên dáng của người con gái Thái. Nón không chỉ dùng để che sương gió, nắng mưa mà còn là đạo cụ trong điệu múa Xòe của đồng bào Thái. Để tôn lên vẻ đẹp hoàn hảo bộ trang phục, phụ nữ Thái thường sử dụng một số đồ trang sức như hoa tai, vòng tay, vòng cổ và cài dây xà tích ở thắt lưng. Khi đi chợ, đi hội, đi thăm hỏi họ hàng, phụ nữ dân tộc Thái thường đeo túi thổ cẩm để đựng đồ và làm duyên.
 

Theo xu hướng phát triển của xã hội, trang phục phụ nữ dân tộc Thái dần có thay đổi về sử dụng chất liệu vải; cách điệu một số chi tiết ở tay, viền cổ hoặc trang trí thêm hoa văn, họa tiết ở phần thân áo. Tuy nhiên, nhìn tổng thể vẫn giữ được vẻ đẹp độc đáo, duyên dáng và giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, kế thừa trên mỗi bộ trang phục.
 

Nguồn:https://www.facebook.com/photo/?fbid=763715992536226&set=pcb.763716072536218

Cùng chủ đề

Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” – Bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) - Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là chương trình quy mô lớn, với ê kip thực hiện khoảng 500 người và sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên trực tiếp biểu diễn tại 5 điểm cầu nhằm tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ.    Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên.  Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá...

Dưới lá cờ Quyết Thắng, đồng đội Điện Biên Phủ nhận con gái người bạn liệt sĩ làm con nuôi

Cảnh đồng đội cũ nhận hai người con của liệt sĩ làm con gái nuôi; màn hòa giọng Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao ở cả năm đầu cầu nhân 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ... khiến khán giả xúc động. Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên - Ảnh: VGP Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng được truyền hình trực tiếp từ năm điểm cầu gồm Điện Biên,...

Ai là người tạo ra xe đạp thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

1. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu khi nào? A1952B1953Thu - Đông năm 1953, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ cho ra đời Kế hoạch Nava. Trọng tâm của kế hoạch này là xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào, với mưu toan trong 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của...

[Ảnh] Dậy từ mờ sáng, người dân háo hức chờ xem tổng duyệt

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: NDO - Để không bỏ lỡ lễ tổng duyệt hoành tráng, hàng trăm người dân thành phố Điện Biên Phủ đã dậy từ sớm, túc trực ngoài sân vận động tỉnh Điện Biên, chờ xem diễu binh, diễu hành. Chủ nhật, ngày 05/05/2024 - 09:40 Rạng sáng 5/5, hai ngày trước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

00:52:11

Nụ cười Việt Nam

Trên hành trình sáng tác qua nhiều vùng miền của đất nước để ghi lại những khung hình về phong cảnh, đời sống, tập tục văn hoá bản địa, các nhiếp ảnh gia luôn dành những góc nhìn trìu mến, đầy cảm xúc khi bắt gặp nụ cười hồn hậu của đồng bào dân tộc thiểu số. Hãy cùng Tạp chí Heritage chia sẻ những khoảnh khắc đẹp khi chạm mắt những nụ cười rạng rỡ, thân thương mà...

Hoa tay khắc nét vàng son phố

Biệt danh “Hà Nội 36 phố phường” đã xác định đặc điểm đây là chốn hội tụ những phường thợ của tứ trấn xung quanh. Truyền thống này đã có từ thời Lý, được ghi chép trong những văn bản thời Lê. Mỗi phường thường quy tụ những người ở các làng nghề đến lập nghiệp, mở hiệu kinh doanh và sản xuất các mặt hàng tại chỗ, sinh ra các phố mang tên Hàng: Hàng Đào, Hàng Bông,...

Chợ biển Tam Tiến lúc rạng đông

Quảng Nam thu hút du khách với những bờ biển trải dài, phố Hội lung linh đèn màu với các hoạt động văn hóa đa dạng. Tới đây, du khách còn thoả sức khám phá đời sống của những cư dân bản địa. Hãy cùng tôi trải nghiệm những phiên chợ cá trên bãi biển Tam Tiến. Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=gaLBr1booBQ

Khám phá tour du thuyền ngắn ngày tại Việt Nam

Trước đây nói đến những tour du lịch trên biển, mọi người lập tức liên tưởng đến những con tàu khổng lồ chứa đến hàng nghìn người mà phải sang tận Thái Lan, Singapore, Malaysia... mới có. Chúng như một Las Vegas trên biển nhưng vẫn khiến ta ngần ngại tham gia ở thời điểm này. Hãy thử khám phá hải trình kết hợp vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng với vịnh Hạ Long cùng nhiều điều thú vị...

Làng và nghề truyền thống

Trong cuốn sách Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984), tác giả Trần Từ (tức nhà dân tộc học Nguyễn Đức Từ Chi) viết: “làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt” (tr. 11-12). Điều đó có nghĩa: làng của người Việt không chỉ là một...

Bài đọc nhiều

Tái hiện ‘binh chủng’ xe đạp thồ Điện Biên Phủ huyền thoại

45 chiến sĩ Quân khu 1 tái hiện sinh động hình ảnh dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), công tác hậu cần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trước chiến dịch, thực dân Pháp cho rằng quân và dân ta sẽ không thể nào khắc phục được vấn đề tiếp tế hậu cần cho một chiến...

Tạp chí Mỹ: Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền Trung Việt Nam

Travel+Leisure giới thiệu loạt trải nghiệm thú vị nhất du khách cần làm khi tới Đà Nẵng và Hội An, trong đó dành nhiều lời khen cho Bà Nà. Sun World Ba Na Hills được Travel+Leisure gợi ý là lựa chọn tốt nhất cho gia đình trải nghiệm tại Đà Nẵng. Ảnh: SG Trong bài viết đăng tải trên tạp chí du lịch nổi tiếng Mỹ, tác giả Lakshmi Sharath đã gọi Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Phim Việt giành giải cao nhất tại Liên hoan Phim châu Á ở Italy

Tại lễ bế mạc Liên hoan Phim châu Á (Asian Festival Film) lần thứ 21, diễn ra tối 17/4 tại Rạp chiếu phim Farnese Arthouse, thủ đô Rome, phim Việt Nam “Bên trong vỏ kén vàng” của đạo diễn Phạm Thiên Ân đã được trao giải phim hay nhất. Giải thưởng này một lần nữa cho thấy điện ảnh Việt Nam ngày càng được công chúng quốc tế đón nhận. Vnews  

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Cùng chuyên mục

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch một số vùng; chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước; điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 29/4-4/5/2024. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ,...

Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” – Bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(ĐCSVN) - Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là chương trình quy mô lớn, với ê kip thực hiện khoảng 500 người và sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên trực tiếp biểu diễn tại 5 điểm cầu nhằm tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ.    Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên.  Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá...

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Di tích lịch sử Ngục Kon Tum

(ĐCSVN) - Trong không khí trang nghiêm, xúc động, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các lãnh đạo tỉnh Kon Tum cùng dành phút mặc niệm, tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khắc ghi sự hy sinh, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà của các anh hùng liệt sĩ.    Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Di tích lịch sử...

Đánh giá đúng khó khăn, vướng mắc để triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(ĐCSVN) - Hội nghị hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 sẽ tập trung bàn việc tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ vừa được phê duyệt.    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc) Sáng 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị...

21 loạt đại bác rền vang tại tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TPO - Tại buổi tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 21 loạt đại bác đã lần lượt khai hỏa trong suốt thời gian hát Quốc ca. Lữ đoàn Pháo binh 45 thuộc Binh chủng Pháo binh là đơn vị được giao trọng trách thực hiện nghi thức trang trọng này. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/21-loat-dai-bac-ren-vang-tai-tong-duyet-le-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-post1634447.tpo

Mới nhất

Đánh giá đúng khó khăn, vướng mắc để triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(ĐCSVN) - Hội nghị hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần 3 sẽ tập trung bàn việc tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ vừa được phê duyệt.    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của...

Thượng tướng Võ Minh Lương thăm, động viên lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên...

(Bqp.vn) - Chiều 3/5, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và tặng quà các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm...

Bộ trưởng Quốc phòng Lào nêu bật ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ

TPO - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thông tấn xã Lào (KLP) vừa đăng bài viết khẳng định, Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của quân và dân Việt Nam mà còn là chiến thắng của nhân dân Lào và Campuchia khi cùng nhau chiến đấu chống lại kẻ thù...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh của trí tuệ và lòng dân

Ngày 7/5/1954, quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích “chấn động địa cầu” khi đập tan Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ- “pháo đài bất khả xâm phạm”, niềm kiêu hãnh của quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Chiến thắng này không chỉ là chiến thắng của sức mạnh trí tuệ và lòng dân, mà...

Tìm cách phát triển du lịch rừng

Khai thác các sản phẩm du lịch dưới tán rừng để vừa bảo tồn, phát huy những giá trị từ rừng đang là xu hướng phát triển du lịch chung của Việt Nam cũng như trên thế giới. ...

Mới nhất