Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBảo mật, an toàn in sao đề thi

Bảo mật, an toàn in sao đề thi


LO NGẠI TÂM LÝ CHỦ QUAN

Tại hội nghị, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cho hay đáng lo ngại là tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng thi cử là công việc nhiều năm đã làm nên chủ quan từ chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị đến công tác kiểm tra, giám sát các quy trình. Thêm nữa là tình hình thời tiết cực đoan, khắc nghiệt, nắng nóng, thiếu điện… cần phải có phương án dự phòng.

Thi tốt nghiệp THPT: Bảo mật, an toàn in sao đề thi - Ảnh 1.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có trên 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi, khoảng 250.000 người tham gia tổ chức thi ở các vùng miền

“Nhiều tình huống bất thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cần lường trước để không bị động”, ông Thưởng nhấn mạnh.

Kỳ thi tổ chức trên quy mô lớn, cùng một thời điểm với trên 1 triệu thí sinh (TS) đăng ký dự thi, khoảng 250.000 người tham gia tổ chức thi ở các vùng miền địa hình khác nhau, nên công tác bảo đảm an ninh, an toàn hết sức khó khăn, cần phải có kế hoạch, giải pháp.

Thi tốt nghiệp THPT: Bảo mật, an toàn in sao đề thi - Ảnh 2.

Học sinh lớp 12 ráo riết ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra vào cuối tháng 6

Ông Thưởng cũng nhấn mạnh: “Cần bảo đảm các yếu tố nghiêm túc, công bằng, khách quan, an toàn, đúng quy chế”. Qua đó, ông yêu cầu không cán bộ, nhân viên nào tham gia tổ chức thi mà chưa được tập huấn. Tùy đối tượng, tùy từng phạm vi, có tổ chức kiểm tra sau tập huấn.

BÀI HỌC TỪ IN MỜ ĐỀ THI LỚP 10 Ở HÀ NỘI

Khâu in sao đề thi là một trong những nội dung Bộ GD-ĐT đặc biệt nhấn mạnh với các địa phương trong kỳ thi sắp tới. Ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đề nghị: “Địa phương lưu ý chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác in sao đề thi. Máy móc thiết bị tuyệt đối không có chức năng thu phát và không nối mạng internet, phải được công an kiểm tra niêm phong các cổng kết nối”.

Theo ông Chương, mọi phương tiện, vật tư, thiết bị trong khu vực in sao đề thi dù hư hỏng hay không dùng đến chỉ được đưa ra ngoài khu vực này khi thi xong bài thi/môn thi cuối cùng của bài thi. Trong quá trình in sao cần in sao đúng số lượng được giao. Lưu ý in sao đề thi các bài thi/môn thi ngoại ngữ cho các phòng thi ghép; in sao từng mã đề thi cho mỗi đề thi của mỗi bài thi/môn thi trắc nghiệm. Phải có biện pháp cụ thể để phân biệt bì/túi đề thi của các bài thi/môn thi khác nhau.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cũng chủ động nhắc lại việc một số đề thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội vừa qua bị in mờ dẫn tới việc có hàng chục TS hiểu nhầm, Sở GD-ĐT phải bổ sung thêm 1 đáp án để đảm bảo quyền lợi cho TS và khẳng định coi đây là bài học trong khâu in sao đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thì nêu vấn đề: Với những địa phương có số lượng TS dự thi đông, số lượng đề thi phải in sao rất lớn như Hà Nội, TP.HCM thì khâu in sao đề thi còn phải lường trước tình huống như: đang phải cách ly tuyệt đối để in sao đề thi mà máy móc trục trặc, cán bộ in sao đề thi không có kỹ năng sửa chữa thì phải xử lý ra sao.

An toàn, an ninh trong khâu in sao đề thi này cũng là một trong những nội dung mà Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh với các địa phương khi kết luận hội nghị. Ông Thưởng cho hay vẫn còn một số tỉnh, thành chưa thực sự chú trọng tới địa điểm tổ chức in sao, có nơi để cán bộ in sao đề thi phải ngủ ở giường bạt, điều kiện ăn ở thiếu tiện nghi ở mức tối thiểu, trong khi cán bộ làm công tác này cần được bảo đảm sức khỏe, thoải mái về tinh thần để làm tốt, bởi chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể gây hậu quả đáng tiếc.

KHÔNG PHÓ THÁC CHO MÁY MÓC

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh nhiều lần yêu cầu khi chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, đó là, dù cơ sở vật chất chuẩn bị tốt, đầy đủ đến đâu, nhưng quyết định, quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người, từ khâu lựa chọn đến tập huấn, nhắc nhở giám sát…

Thi tốt nghiệp THPT: Bảo mật, an toàn in sao đề thi - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu: “Năm nào chúng ta cũng lưu ý thận trọng nhưng thực tế cho thấy đôi khi chỉ trang thiết bị chưa tốt sẽ dẫn đến hệ quả. Cần ưu tiên trang thiết bị tốt nhất, nhưng cũng không phó thác hoàn toàn cho trang thiết bị, sự kiểm tra của con người, yếu tố con người thận trọng cũng là rất cần thiết. Ưu tiên thiết bị, con người quan tâm phối hợp – các điều đó mới đảm bảo được các khâu yên tâm, an toàn”.

Ông Sơn cũng lưu ý các nội dung về tập huấn cho cán bộ coi thi, lực lượng phối hợp, hướng dẫn cho TS. Các công việc như in sao đề thi, vận chuyển đề thi, bảo quản, vận chuyển, giao nộp bài thi, mong tỉnh/thành lên nhiều phương án, đề phòng trường hợp có thời tiết bất thường, thiên tai, đặc biệt thời điểm thời tiết cực đoan như đầu hè này.

Phòng ngừa tình huống mất điện, cháy nổ

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý: lãnh đạo các tỉnh/thành cần làm việc với bên cung cấp điện, trong thời gian diễn ra kỳ thi, đặc biệt là khu vực in sao đề thi, chấm thi cần ưu tiên không cắt điện. Những nơi in sao đề thi, làm phách, chấm thi phải đảm bảo điều kiện về điện, trong trường hợp bất khả kháng phải có phương án dự phòng, máy nổ đủ công suất, khi mất điện có thể bật máy nổ hoạt động ngay. Bên cạnh đó cần hết sức quan tâm tới công tác phòng chống cháy nổ, nhất là ở khu vực in sao đề thi, chấm thi.

Bộ GD-ĐT đảm bảo quyền lợi của TS dùng chứng chỉ ngoại ngữ trong miễn thi

Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có tới 46.670 TS đăng ký miễn thi ngoại ngữ (năm 2022 là khoảng 35.000 TS). Khi chỉ còn hơn 10 ngày nữa là kỳ thi diễn ra thì TS hoang mang khi Bộ GD-ĐT có văn bản gửi các sở GD-ĐT về xác minh chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài để miễn thi bài thi môn ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Theo văn bản trên, các chứng chỉ hợp pháp gồm: Thứ nhất, chứng chỉ được cấp cho người dự thi tại VN trước ngày 10.9.2022 (đây là thời điểm Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 11/2022 quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài có hiệu lực thi hành). Thứ hai, chứng chỉ được cấp cho người dự thi tại các địa điểm thi ghi trong quyết định của Bộ GD-ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài tại VN sau ngày phê duyệt. Danh sách cơ sở được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ được công bố. Thứ ba, chứng chỉ cấp cho người dự thi theo hình thức Home edition trước ngày 10.9.2022.

Không ít trường THPT ở Hà Nội và TP.HCM tỏ ra rất lo lắng bởi TS chỉ biết dự thi và nhận được chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ chứ không thể biết được thời điểm và địa điểm dự thi có hợp lệ hay không. Nhiều ý kiến cho rằng nếu những chứng chỉ được cấp sau ngày 10.9.2022 không được coi là hợp lệ thì sẽ đẩy TS vào tình cảnh quá bất lợi cả về tâm lý lẫn kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi khi chỉ còn hơn 10 ngày nữa kỳ thi sẽ diễn ra. Các em không cách nào xoay xở để có thể thi tốt được môn này.

Chiều 15.6, Cục Quản lý chất lượng đã ra văn bản khẳng định: “Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Cục Quản lý chất lượng hướng dẫn bổ sung: TS đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được sử dụng chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài thi và cấp sau ngày 10.9.2022 để xét miễn bài thi chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định”.



Source link

Cùng chủ đề

Những thí sinh nào được cộng điểm tốt nghiệp THPT năm 2024?

Theo quy chế sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa ban hành, có hai loại điểm cộng đối với thí sinh, đó là điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.Điểm ưu tiênBộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh được cộng từ 0 đến 0,5 điểm ưu tiên  khi xét tốt nghiệp THPT.Diện 1 Còn gọi là diện bình thường, không được cộng điểmDiện 2 cộng 0,25 điểm- Thương binh, bệnh...

Thí sinh cần lưu ý gì?

Lưu ý trong quá trình đăng ký dự thiNăm 2024, Bộ GDĐT tiếp tục áp dụng hình thức đăng ký dự thi trực tuyến với thí sinh là học sinh đang học lớp 12 và đăng ký trực...

Có nên luyện thi đánh giá năng lực?

Ngoài ra có nhiều thí sinh vội vàng đăng ký dự thi mà chưa tìm hiểu về bài thi đánh giá năng lực. Theo ông Thảo, đây là một thiếu sót, thí sinh cần phải xem lại. Ông Thảo khuyên thí sinh khi muốn dự thi một kỳ thi nào đó, phải tìm hiểu kỹ cấu trúc của bài thi, cách đặt câu hỏi, bài...

Hà Nội khảo sát thi tốt nghiệp THPT 101.000 học sinh lớp 12

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6-4.Có khoảng 101.000 học sinh lớp 12 năm học 2023 - 2024 đang học tập tại các trường THPT, trung tâm giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào hội đồng biên tập tạp chí quốc tế uy tín

Hiện tại, giáo sư Nguyễn Đình Đức là thành viên hội đồng biên tập của 10 tạp chí quốc tế trong danh mục ISI thuộc những nhà xuất bản có uy tín, như: tạp chí Aerospace Science and Technology (Nhà xuất bản Elsevier); tạp chí Mechanical Engineering Science (Proc. IMechE Part C, Nhà xuất bản SAGE); tạp chí Mechanics of Composite Materials...

Những lý do khiến học sinh không nói được tiếng Anh

Lớp đông, phương pháp dạy hàn lâm, thiên về từ vựng, thiếu động lực hay môi trường thực hành khiến học sinh hạn chế trong các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Hiện các số liệu thống kê về khả năng tiếng Anh của người...

Học phí, điểm chuẩn lớp 10 các trường tư ở Hà Nội

Hà Nội95 trường THPT tư thục ở Hà Nội tuyển 27.000 học sinh lớp 10, học phí dao động từ 700.000 đến hơn chục triệu đồng mỗi tháng. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, quận Nam Từ Liêm có nhiều trường tư nhất - 12, kế đó là Hà Đông với 10 trường, Cầu Giấy 8, Bắc Từ Liêm 7. Đây đều là những quận đông dân của thành phố.Về chỉ tiêu, 93 trường tư...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Vì sao học trên 10 năm, người Việt vẫn chưa tự tin nói tiếng Anh

Trên thực tế, không ít người học đã đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào tiếng Anh để có công việc tốt hơn và đồng hành cùng con, nhưng hiệu quả không được như mong đợi. Số tiền họ đầu tư vào các ứng dụng, chương trình học tiếng Anh lên...

Cùng chuyên mục

Sinh viên đi làm sớm dễ dính ‘bẫy thu nhập trung bình’?

Ông Trình nêu quan điểm việc quan trọng nhất của sinh viên là học, sau khi học xong có nền kiến thức cơ bản thì mới có thể làm việc và phát triển tốt tại các doanh nghiệp. Nếu không đủ kiến thức cơ bản mà đã bỏ để ra ngoài, các em dễ bị rơi vào "bẫy thu nhập trung bình",...

Lo ngại sinh viên bỏ ngang đại học vì ham lương 5-10 triệu đồng

Hiệu trưởng Đại học Công nghệ lo nhiều sinh viên dính "bẫy thu nhập trung bình", vì lương 5-10 triệu trước mắt mà bỏ ngang đại học, gây hệ lụy về sau. GS Chử Đức Trình nói điều này trước hàng nghìn sinh viên và gần 60 doanh nghiệp tham gia ngày hội việc làm "UET Job Fair 2024" của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, sáng 30/3.Ông Trình cho rằng sinh viên chỉ...

Hơn 84% phụ huynh Trường quốc tế AISVN muốn con tiếp tục học tại trường

Khuya 29/3, Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (Trường quốc tế AISVN) thông báo kết quả khảo sát nguyện vọng của toàn thể phụ huynh về chương trình học sắp tới của con em của họ.Kết quả cho thấy, 84,56% số phụ huynh muốn con tiếp tục học tại trường, 3,27% muốn chuyển trường, 5,10% có ý kiến khác và 7,07% chưa nộp kết quả.Trong 5,10% ý kiến khác, đại đa số phụ huynh mong muốn đảm bảo...

Cô giáo ‘ngược đời’, xin lên núi dạy học

Đến nay, cô Đậu Thị Lệ Huyền (34 tuổi) đã chuyển đến dạy ở Trường mẫu giáo xã Ea Bia, huyện miền núi Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) được 5 năm.Quyết định ngược đời của cô giáo trẻCô Huyền kể năm 2012, khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Trung ương 2 Nha Trang, cô được phân công về Trường mầm non thị...

Mới nhất

Thủ tướng thăm và khảo sát một số dự án trọng điểm tại Phú Quốc

Sáng 30/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm, kiểm tra và khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm tại Phú Quốc (Kiên Giang). Dương Giang (TTXVN) Nguồn

Sinh viên đi làm sớm dễ dính ‘bẫy thu nhập trung bình’?

Ông Trình nêu quan điểm việc quan trọng nhất của sinh viên là học, sau khi học xong có nền kiến thức cơ bản thì mới có thể làm việc và phát triển tốt tại các doanh nghiệp. Nếu không đủ kiến...

Rộ tin đồn ứng viên HLV mới của tuyển Việt Nam: Kim Sang-sik là ai?

Thông tin ứng viên gửi hồ sơ ứng cử làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam được bàn tán nhiều trong sáng nay (30/3). Ông Kim Sang-sik - người Hàn Quốc - là cái tên được nhắc đến. Dù vậy, thông tin này chưa được xác thực.Ông Kim Sang-sik sinh năm 1976 là cựu tuyển thủ...

Thưởng thức trà và cà phê miễn phí tại Lễ hội “Tôn vinh cà phê

Thanh toán và đọc bài viết nàychỉ với (5000đ) Thanh toán...

Ngày 30/3/1954: Đợt tiến công thứ 2 vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

Tại cứ điểm C1, cuộc tiến công của Trung đoàn 98 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Vũ Lăng diễn ra nhanh chóng. Chỉ sau 15 phút, ta đã dọn xong cửa mở qua 7 lần rào thép gai. Chớp thời cơ, quân ta chỉ bằng một đợt xung phong đã chiếm được lô cốt cao nhất,...

Mới nhất