Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBất ngờ sa sút trí tuệ, không đơn giản chỉ là 'lú...

Bất ngờ sa sút trí tuệ, không đơn giản chỉ là ‘lú lẫn tuổi già’


Người cao tuổi thăm khám tại Bệnh viện Lão khoa trung ương - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Người cao tuổi thăm khám tại Bệnh viện Lão khoa trung ương – Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Làm sao để chăm sóc người cao tuổi sa sút trí tuệ?

Khi mẹ bỗng trở thành… con

Đang chăm sóc mẹ bị sa sút trí tuệ tại nhà, thi thoảng chị H. (ngụ tại Hà Nội) chia sẻ vài hình ảnh cụ bà hơn 80 tuổi hát ca, đọc thơ và luôn xưng “em” với mọi người. Trong thân hình già nua, tâm hồn của cụ bà quay lại, dừng lại ở tuổi đôi mươi, lúc nhắc đến bố, lúc lại nhắc đến chuyện lấy chồng.

Chị H. nói từ ngày bà bệnh nặng hơn thì “mẹ bỗng trở thành con”. “Lúc thì bà như em bé, lúc thì như cô gái 18 tuổi. Bà thường nhắc đến những câu chuyện cũ từ hồi còn trẻ, thậm chí luôn đòi về vì nghĩ rằng đây không phải nhà của mình. Bà cũng không còn tự chủ được sinh hoạt hằng ngày, mọi thứ từ đánh răng, đi vệ sinh cũng cần người hỗ trợ, nhắc nhở”, chị H. chia sẻ.

Kể lại cách đây hơn 2 năm trước, khi cả gia đình đều chưa biết bà mắc bệnh Alzheimer, chị H. và mọi người chỉ nghĩ bà bị chứng lú lẫn của người già. Sau này, khi bác sĩ chẩn đoán bà mắc bệnh Alzheimer, mọi người mới cùng nhìn lại và nhận thấy hóa ra trước đó bà đã có biểu hiện của bệnh nhưng không ai nghĩ đến.

Chị H. kể hồi đó bà thường hay nói mất trộm đồ dùng rồi kể tội con dâu với con trai… nhưng mọi người không quan tâm, chỉ nghĩ bà đang “dựng chuyện”. Thậm chí, có lần phải họp gia đình để nhắc nhở bà không được “nói không thành có” như vậy.

“Đến khi biết bà mắc bệnh sa sút trí tuệ thì đã ở giai đoạn nặng, bác sĩ nói bà đã mắc bệnh cách đây khá lâu rồi. Chính những lời nói mà chúng tôi nghĩ rằng bà dựng chuyện chính là biểu hiện của bệnh.

Bác sĩ cũng nói bệnh tiến triển rất nhanh, nhưng chúng tôi cũng không nghĩ rằng nhanh đến vậy. Chỉ trong 2 năm kể từ khi phát hiện bệnh, ban đầu chỉ là nói lẫn, đến giờ bà đã hoàn toàn mất khả năng nhận thức bình thường.

Hiện bà được chỉ định uống thuốc bổ não, không được chỉ định dùng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Nếu biết sớm về bệnh thì tôi đã chăm sóc mẹ tốt hơn”, chị H. ân hận kể lại.

Còn ông L.K. (87 tuổi) cũng đang mắc bệnh sa sút trí tuệ, hiện đang được dùng thuốc hỗ trị điều trị thường xuyên. Anh T. (con trai ông K.) cho biết bắt đầu phát hiện ông bị bệnh từ sau dịch COVID-19.

“Hôm ấy, mẹ tôi gọi điện sang trách vì ông trách bà bỏ ông đi đâu cả tháng mới về. Bà cho rằng ông đang đùa cợt không đúng mực. Đến sáng hôm sau, ông lại nói bà tối qua đi đâu.

Từ những câu chuyện tưởng đùa như vậy, tôi còn nhận thấy ông có nhiều điểm bất thường khác. Ngày xưa ông chơi cờ rất giỏi, nhưng bây giờ lại nói không biết chơi. Khi đưa ông đi thăm khám thì bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh Alzheimer và điều trị cho đến nay”, anh T. nói.

Tầm soát sa sút trí tuệ để phát hiện bệnh sớm - Ảnh minh họa

Tầm soát sa sút trí tuệ để phát hiện bệnh sớm – Ảnh minh họa

Không đơn giản chỉ là lú lẫn tuổi già

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Kiên (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), bệnh Alzheimer là một bệnh lý về não không hồi phục, dần dần phá hủy trí nhớ, khả năng ngôn ngữ và năng lực tư duy. Cuối cùng, bệnh nhân không thể hoàn thành ngay cả những việc nhỏ nhất. Nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bác sĩ Kiên cho hay nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi tác, bắt đầu từ khoảng 65 tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố sau có khả năng thúc đẩy bệnh phát triển như người bệnh đái tháo đường; stress, căng thẳng, muộn phiền kéo dài; cholesterol cao; hút thuốc; ít giao tiếp xã hội.

Ở giai đoạn đầu, giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Người bệnh có thể nói quanh co, khó tìm từ; nhầm lẫn vị trí quen thuộc; không chú ý đến trang phục; mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc hằng ngày; khó khăn trong quản lý tiền nong, hóa đơn; thay đổi khí sắc và nhân cách, lo âu.

“Việc chăm sóc đối với người bệnh Alzheimer rất quan trọng. Nếu bệnh nhân sống giữa sự cảm thông thì diễn tiến bệnh sẽ chậm hơn hoặc ít ra người bệnh sẽ không tủi thân vì sự vô cảm của những người thương yêu. Sự cô đơn, cảm giác tủi thân là điều mà người bệnh sợ nhất.

Họ có thể hờn dỗi, ngồi một chỗ không để ý đến con cháu dù không có chuyện gì xảy ra. Điều họ cần là sự chăm sóc và những mối quan hệ yêu thương chân thành từ người thân và người xung quanh.

Bởi vậy, khi có những biểu hiện về sa sút trí tuệ, người nhà và cả bệnh nhân hãy dành thời gian để tìm hiểu bệnh và chăm sóc người bệnh. Đồng thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế thăm khám, chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt”, bác sĩ Kiên khuyến cáo.

Quan trọng nhất là bệnh nhân phải được chẩn đoán sớm, can thiệp sớm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Nếu trong gia đình có người cao tuổi nên quan tâm sức khỏe các cụ để theo dõi các biểu hiện hành vi. Nếu phát hiện có những dấu hiệu sa sút trí tuệ nên đi khám để bác sĩ hỗ trợ điều trị.

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý kèm theo làm tiến triển sa sút trí tuệ. Ví dụ người mắc bệnh đái tháo đường không được quản lý tốt sẽ khiến đường huyết tăng cao, làm bệnh Alzheimer tiến triển nặng hơn. Bởi vậy, người cao tuổi cần quản lý tốt các bệnh lý nền.

BS TRUNG ANH

Khi nào cần dùng thuốc điều trị?

Tại sao nhiều người bệnh Alzheimer được chỉ định dùng thuốc, nhưng có người lại không?

Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, chia sẻ tại Việt Nam hiện nay đang nhận thức rõ hơn về bệnh lý này.

“Chúng tôi đang hướng tới làm sao để phát hiện, chẩn đoán sớm và chăm sóc người bệnh. Trong đó, vấn đề nổi bật là sử dụng các biện pháp không dùng thuốc chứ không trông chờ vào việc dùng thuốc, thuốc nào, hàm lượng bao nhiêu”, ông Trung Anh nêu.

Theo ông Trung Anh, thường những trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ và trung bình, lý tưởng nhất là kết hợp cả hai biện pháp là không dùng thuốc và dùng thuốc.

“Khi bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn, thuốc hỗ trợ điều trị gần như không còn tác dụng. Với biện pháp không dùng thuốc cần được áp dụng xuyên suốt từ khi bệnh nhân được chẩn đoán cho đến hết cuộc đời người bệnh.

Biện pháp không dùng thuốc là dùng tất cả các biện pháp điều trị giúp người bệnh cải thiện được trí nhớ như tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, đánh cờ, đọc sách, xem tivi… Những hoạt động này giúp người bệnh được rèn luyện trí nhớ, cải thiện tình trạng hay quên.

Bên cạnh đó là sự chăm sóc về dinh dưỡng, sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Có những người bệnh quên cả mình là ai, mình đã ăn chưa, đã tắm chưa…, vì vậy việc chăm sóc hằng ngày là vô cùng cần thiết. Ngoài những biện pháp không dùng thuốc trên, người bệnh sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị nhằm làm chậm lại quá trình bệnh chuyển nặng”, ông Trung Anh chia sẻ.

Đối với những trường hợp bệnh đã chuyển nặng, theo ông Trung Anh, ở giai đoạn này thuốc không còn tác dụng hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, thuốc thường có giá thành khá cao, vì vậy ở giai đoạn muộn sẽ không sử dụng để tránh tốn kém cho người bệnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hoạt động nào giúp bạn tránh ‘chưa già đã hay quên’?

Họ tên không được để trống Ngày sinh không đúng định dạng Email không đúng định dạng Số điện thoại không đúng định dạng Địa chỉ không được để trống Ngày khám không đúng định dạng Chọn địa điểm khám tại BVĐK TÂM ANH Hà Nội 108 Phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN Hotline - 1800 6858 BVĐK TÂM ANH TP.HCM 2B Phổ Quang, Phường 2, Q.Tân Bình, TP.HCMHotline - 0287 102 6789 * Vấn đề sức khỏe cần khám Nội dung không được để...

Lợi ích của quả bơ với trí não

Bơ giàu chất béo tốt, chất xơ, kali, vitamin B tăng cường trí não, cải thiện nhận thức ở người lớn tuổi, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và trầm cảm. Một khẩu phần thịt bơ (50 g) chứa 80 calo, 1 g protein, 4 g carbohydrate, hơn 3 g chất xơ, gần 5 g axit béo không bão hòa đơn và 1 g axit béo không bão hòa đa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn bơ tốt cho...

Ứng dụng giúp phát hiện sớm chứng sa sút trí tuệ

Theo báo The Guardian, ứng dụng nói trên sở hữu khả năng chẩn đoán chính xác chứng sa sút trí tuệ trán - thái dương (FTD) thông qua một bài kiểm tra nhận thức đặc biệt. FTD là chứng rối loạn thần kinh thường xuất hiện ở tuổi trung niên. FTD khiến phần não chịu trách nhiệm xử lý hành vi, cảm...

Con người có những loại trí nhớ nào?

Trí nhớ là khả năng ghi nhớ, lưu trữ và hồi tưởng lại thông tin, được chia thành các loại như giác quan, vận động, ngắn hạn, dài hạn. Trí nhớ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, giúp chúng ta định hình nhận thức và tương tác. Trí nhớ là quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận của não bộ. 4 loại trí nhớ của con người như giác quan, ngắn hạn, làm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, qua đời ở tuổi 99

Cùng với con gái đã hy sinh anh dũng, quả cảm, bà Doãn Ngọc Trâm cũng được yêu kính như một người mẹ Việt Nam anh hùng, một trái tim người mẹ bao la, vĩ đại như triệu triệu bà mẹ yêu con trên trái đất này nhưng khi Tổ quốc cần họ sẵn sàng tiễn đưa những đứa con yêu ra...

Triển lãm Sự hình thành chữ quốc ngữ tại Bình Định đột ngột kết thúc sớm hơn 1 tháng rưỡi

Tối 15-4, một lãnh đạo Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định - đơn vị tổ chức triển lãm "Sự hình thành chữ quốc ngữ tại Bình Định" - xác nhận triển lãm đã kết thúc vào ngày 12-4.Đây là một quyết định khá đột ngột bởi trước đó, triển lãm đã nêu thông báo kéo dài từ ngày 5-4...

Phá trọng án trong 20 phút, coi được không?

Còn Lệnh truy nã được xây dựng là phim truyện truyền hình chỉ chuyên về những vụ án có tội phạm bị truy nã nên cách thể hiện khó hơn. Những vụ án khai thác đa chiều không thể gói trong thời gian ngắn nên đoàn phim chỉ chọn những góc đặc trưng theo nhân vật để khai thác.Việc đưa những gương...

Nữ sinh lớp 12 tổn thương nội sọ, trầm cảm nặng nghi bị bạn cùng lớp đánh

Nữ sinh bị đánh là em N.M.N., 18 tuổi, học sinh lớp 12A1 Trường THPT thị xã Bình Long.Theo xác minh ban đầu, N. cùng bốn nữ sinh khác học cùng lớp, chơi chung với nhau. Sau đó, N. cùng một bạn nữ tách khỏi nhóm và xảy ra mâu thuẫn với nhóm bạn nữ còn lại.Khoảng 19h15 tối 8-4, sau khi...

Bạn trẻ khuyên nhau tự nuôi con, đừng bắt ông bà chăm cháu

Đó là một trong những ý kiến của bạn đọc về câu chuyện mang tính vấn đề muôn thuở: nhờ ông bà chăm cháu giúp. Mới đây, mạng xã hội đang bàn luận sôi nổi đoạn tin nhắn người vợ than thở với chồng "thật không hiểu nổi" về chuyện nhờ mẹ chồng chăm cháu. Cô vợ muốn mẹ chồng giữ cháu nội...

Bài đọc nhiều

Nên ăn mấy quả táo một ngày?

Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, gồm chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Một quả táo cung cấp các chất dinh dưỡng sau cho cơ thể:Lượng calo: 95Carbs: 25 gramChất xơ: 4,5 gamVitamin C: 9% giá trị hằng ngày (DV)Đồng: 5% DVKali: 4% DVVitamin K: 3% DVĐặc biệt, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa để trung hòa các hợp chất có hại được gọi là các gốc tự...

Khói thịt nướng có gây ung thư?

Nhiều thông tin cho rằng người hít phải khói thịt nướng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư, điều này đúng hay sai? (Mai, 39 tuổi, Đà Nẵng) Trả lời:Nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa thực phẩm nướng và nguy cơ ung thư. Thịt nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra hai loại chất gây ung thư là các amin dị vòng (HCA) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAH). Đây là những chất gây...

Uống nước dừa có tốt?

Nước dừa là chất lỏng trong suốt, vị thơm ngon được chứa đựng bên trong những quả dừa non, và nước dừa khác với nước cốt dừa. Theo chia sẻ của Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội trên báo VnExpress, nước dừa tươi là thức uống giải khát tự nhiên, an toàn và phổ biến. Nước dừa ít calo và chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng...

Ăn rau củ gì để chống bệnh gan nhiễm mỡ?

Lương y Nguyễn Công Đức - nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM - cho rằng bệnh từ miệng mà vào. Mỗi khi có đám giỗ, đám tiệc, liên hoan, nhất là dịp Tết chúng ta thường “đãi mình quá hậu” với thịt cá ê hề, dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ.Gan nhiễm mỡ là một trong những biểu hiện của...

Kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi?

Vết thương ở tay tôi đang bắt đầu lành, lên da non, nên kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi? (Thùy Trâm, TP HCM) Trả lời:Khi da tổn thương, cơ thể sản sinh các mô tế bào để chữa lành vết thương. Lớp da hồi phục thường có hình dáng, màu sắc khác với da bình thường, có thể phân biệt rõ bằng mắt thường, gọi là sẹo.Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh ăn thực phẩm...

Cùng chuyên mục

5 món ăn sáng giúp tăng miễn dịch, phòng bệnh

Trái cây có múi, sữa chua, các loại hạt, trà xanh giàu dinh dưỡng, phù hợp cho bữa bữa sáng tăng miễn dịch, phòng bệnh. Hệ miễn dịch tốt là yếu tố cần thiết để có cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. Ngoài tăng cường tập thể dục và ngủ đủ giấc, bổ sung nhiều thực phẩm tăng sức đề kháng vào chế độ ăn uống, điển hình là bữa sáng có thể giúp ích.Bữa sáng là...

Mải theo đuổi sự nghiệp, nữ tiến sĩ 42 tuổi muốn sinh con nhưng ‘cạn kiệt trứng’

Chị Nguyễn Thị Hoa (42 tuổi) phải cầu cứu các bác sĩ sau thời gian dài không có con tự nhiên. Do tập trung vào công việc nghiên cứu, năm 38 tuổi người phụ nữ mới lập gia đình, sau đó chị có thêm 4 năm học tiếng sĩ tại Pháp.Năm 42 tuổi, chị Hoa về nước, bắt đầu kế hoạch có con ở tuổi nhiều người đã làm mẹ của hai, ba đứa trẻ. Chị Hoa dùng...

Ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 15/4, Bệnh viện Quân y 175 (BVQY) đã tổ chức Lễ trao Chứng nhận và ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu Chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Tham dự buổi lễ có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành, Trưởng Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp...

Sự thật về các bài tập cơ bụng cấp tốc

MỹCác chuyên gia cho biết việc tập luyện cơ bụng dưới 30 ngày là điều gần như bất khả thi. Theo tiến sĩ Michael Fredericson, giám đốc khoa Y học Thể chất và Phục hồi Chức năng, Trường Y Stanford, tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể người tập, phương pháp ăn kiêng và tần suất tập thể dục, việc đốt mỡ thừa thường mất tới 6 tháng hoặc từ một đến hai năm. Ngay cả khi một người...

Mới nhất

VnExpress Marathon Da Nang Midnight công bố áo runner

Áo đấu VnExpress Marathon Da Nang Midnight 2024 có tông vàng neon và xanh bạc hà, lấy cảm hứng từ nhịp sống sôi động của thành phố biển. Trước thềm VnExpress Marathon Da Nang Midnight 2024 ba tháng, BTC ra mắt thiết kế vật phẩm đầu tiên là áo đấu. Runner đăng ký giải chạy đêm Đà Nẵng sẽ...

MobiAgri – cơ hội trở thành nhà nông 4.0

Chỉ một chạm, chạm đến trái tim…Trong chuyến du lịch cùng thời điểm tháng hai năm ngoái, Nguyễn Hoàng (Hà Nội) tình cờ đến thăm một vườn dâu tây tại Mộc Châu. Những tưởng đây là loại cây kén chọn môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng… thế nhưng Hoàng khá bất ngờ khi được chủ vườn chia sẻ...

Mải theo đuổi sự nghiệp, nữ tiến sĩ 42 tuổi muốn sinh con nhưng ‘cạn kiệt trứng’

Chị Nguyễn Thị Hoa (42 tuổi) phải cầu cứu các bác sĩ sau thời gian dài không có con tự nhiên. Do tập trung vào công việc nghiên cứu, năm 38 tuổi người phụ nữ mới lập gia đình, sau đó chị có thêm 4 năm học tiếng sĩ tại Pháp.Năm 42 tuổi, chị Hoa về nước, bắt...

Duy Thẩm: ‘CEO Tim Cook như một người bạn, thân thiện và cởi mở’

Sáng 15/4, CEO Tim Cook đi dạo hồ Gươm, uống cà phê trứng và gặp gỡ nhiều gương mặt đình đám của giới sáng tạo tại Việt Nam như KOL Duy Thẩm, Mỹ Linh, Mỹ Anh, rapper Suboi, đạo diễn Phương Vũ và một số CEO công nghệ.Chia sẻ với VTC News khi là một trong những người...

Thế giới lo lắng khi Israel thề sẽ tấn công trả đũa Iran

Một nguồn tin chính phủ cho biết ông Netanyahu hôm thứ Hai đã triệu tập nội các chiến tranh của mình lần thứ hai trong vòng chưa đầy 24 giờ...

Mới nhất