Trang chủNewsThời sựBộ trưởng Bộ Nội vụ nêu lý do cần thiết sửa Luật...

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu lý do cần thiết sửa Luật Lưu trữ


Khắc phục bất cập trong công tác lưu trữ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 10/11 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng, sau hơn 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như: Chưa kịp thời thể chế hoá các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ; nhiều vấn đề của thực tiễn chưa được Luật Lưu trữ năm 2011 quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện như thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hoạt động lưu trữ tư và quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Khẳng định việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lưu trữ, đổi mới hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế. 

Dự thảo Luật gồm 9 chương, 68 điều (tăng 2 chương, 26 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011), có các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 4 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 152, gồm: Quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ; quy định về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số; quy định về hoạt động lưu trữ tư; quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Đối thoại - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu lý do cần thiết sửa Luật Lưu trữ

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình.

Về quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, bà Trà cho biết, dự thảo Luật bổ sung các quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam theo hướng phân định rõ thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ;

Tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam giữa cơ quan có thẩm quyền của Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước về lưu trữ; phân cấp quản lý tài liệu lưu trữ giữa cơ quan lưu trữ của Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương;

Thẩm quyền quản lý tài liệu các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao và thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ cấp xã. “Qua đó, tạo hành lang pháp lý thống nhất quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước”, bà Trà nêu rõ.

Liên quan đến quy định về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số, dự thảo Luật quy định rõ các loại tài liệu lưu trữ điện tử; bản số hóa tài liệu lưu trữ; chuyển tài liệu lưu trữ số sang tài liệu lưu trữ giấy; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ số; thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ số và hủy tài liệu lưu trữ số hết giá trị; Kho lưu trữ số; lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử khác.

Đối với quy định về hoạt động lưu trữ tư, dự thảo Luật quy định rõ yêu cầu của hoạt động lưu trữ tư; Nhà nước hỗ trợ hoạt động lưu trữ tư; quyền của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ tư; các hoạt động lưu trữ tư; hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tư; hoạt động lưu trữ phục vụ cộng đồng; mua, bán, trao đổi, hiến tặng tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt; phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tư.

Về quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ, bà Trà cho biết, dự thảo Luật quy định rõ các hoạt động dịch vụ lưu trữ; nguyên tắc hoạt động dịch vụ lưu trữ; tổ chức, cá nhân kinh doanh và cung cấp dịch vụ lưu trữ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tư

Thẩm tra dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Lưu trữ năm 2011.

Về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động lưu trữ tư nhằm tạo hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động lưu trữ, góp phần bảo đảm lưu giữ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tư phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia,.

Đồng thời, thực hiện định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ, xây dựng một xã hội lưu trữ, một quốc gia lưu trữ.

Ủy ban Pháp luật đề nghị rà soát các quy định của dự thảo Luật với Luật Di sản văn hóa và các nội dung dự kiến sửa đổi Luật này liên quan đến quản lý tài liệu lưu trữ được công nhận là “di sản tư liệu”, tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt được công nhận là bảo vật quốc gia để có quy định phù hợp, tránh chồng chéo, thiếu thống nhất giữa 2 luật.

Về thành phần Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật về Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam, không phụ thuộc vào thời gian hình thành, nơi bảo quản, kỹ thuật ghi tin và vật mang tin.

Đối thoại - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu lý do cần thiết sửa Luật Lưu trữ (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Ủy ban Pháp luật đề nghị xem xét, làm rõ một số quy định tại khoản 3 Điều 7 của dự thảo Luật, cụ thể là: Quy định tại điểm b khoản 3 về Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam gồm tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của “cơ quan, tổ chức, cá nhân không quy định tại điểm a khoản này” đã bao trùm tất cả cơ quan, tổ chức được nêu tại các điểm b, c và d khoản 3, do đó trùng lặp và thiếu chính xác; bổ sung quy định đối với tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cấp xã tại điểm c khoản 3 để bao quát đầy đủ tài liệu lưu trữ ở cấp xã.

Về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, ông Tùng cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật nhất trí với việc phân định thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ như quy định tại Điều 9 của dự thảo Luật;

Một số ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo, làm rõ hơn về đặc thù của việc nộp lưu, quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của ngành ngoại giao, các thuận lợi và khó khăn (nếu có) để Quốc hội có cơ sở xem xét việc giao Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, lưu trữ tài liệu của ngành ngoại giao, không nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử nhà nước.

Về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với các quy định của dự thảo Luật về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số.

Đồng thời, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng, xác định rõ lộ trình thực hiện, nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện các quy định liên quan đến lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số để bảo đảm tính khả thi….





Nguồn

Cùng chủ đề

Cấm xuất khẩu di vật, cổ vật

Chỉ quy định cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc giaCăn cứ các quy định và để đảm bảo phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, nhằm khuyến khích mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong nước để gia tăng giá trị...

Hoàn thiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Tham dự cuộc họp có đại diện Bộ Công an, Bộ Thông tin &Truyền thông; Bộ Nội vụ; Hội LHPN Việt Nam; Vụ Gia đình, Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL).Qua tổng hợp ý kiến cho thấy, các bộ, ngành cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Kế...

Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ tỉnh Hậu Giang

Ngày 18/3, Thanh tra Bộ Nội vụ do ông Nguyễn Xuân Đạt, Phó chánh...

Bộ Nội vụ trả lời về chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc

Ngày 7/3, Bộ Nội vụ cho biết đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh do Ban Dân nguyện của Quốc hội chuyển đến, đề nghị sửa đổi Nghị định số 140/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.Dù vậy, Bộ Nội vụ thừa nhận Nghị định 140/2017 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như...

Bộ Nội vụ phản hồi đề xuất bổ sung biên chế y tế học đường

Bộ Nội vụ mới đây đã có trả lời ý kiến của cử tri một số địa phương gửi đến sau kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.Đề nghị điều chỉnh y tế học đường sang danh mục chuyên môn dùng chungTheo đó, cử tri tỉnh Quảng Ngãi đề nghị nghiên cứu điều chỉnh vị trí cán bộ phụ trách "y...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều mẫu sữa bò tại Mỹ dương tính với cúm gia cầm H5N1

Ba tuần trước, những con bò sữa ở các bang Texas, Kansas mắc bệnh với những triệu chứng như cúm. Sản lượng sữa sụt giảm hơn bình thường. Bò ăn ít và hành động chậm chạp. Khoảng 10% số bò sữa trong các đàn bò tại các trang trại đã bị phát hiện mắc bệnh cúm. Ủy ban Sức khỏe Động vật bang Texas hôm 26/3 công bố kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy những con bò...

Romania tìm thấy mảnh vỡ UAV trên sông Danube gần biên giới Ukraine

Romania hôm 29/3 cho biết họ đã tìm thấy thứ có vẻ là mảnh vỡ của máy bay không người lái (UAV) trên một hòn đảo trên sông Danube thuộc lãnh thổ nước này và gần biên giới với Ukraine, nơi Nga thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng của nước láng giềng. “Vào tối ngày 28/3/2024, các mảnh vỡ được xác định có vẻ như đến từ một thiết bị...

Đề xuất điện tự sản, tự tiêu hòa lưới vẫn có giá 0 đồng

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành văn bản số 2034/BCT-ĐTĐL, gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Các tổ chức chính trị - xã hội và Hiệp hội có liên quan; Các...

Giả danh cơ quan thuế để lừa đảo, Lãnh đạo Tổng cục Thuế nói gì?

Thời gian gần đây, việc mạo danh cán bộ thuế và cơ quan chức năng khác lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong tháng cao điểm quyết toán thuế khiến người đân hoang mang. Trước tình trạng này, tại buổi Họp báo quý I/2024 của Bộ Tài chính, ông Mai Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan đã nghiên cứu về các thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo áp dụng...

Bình Định muốn đi đầu phải đi đầu về cái mới

Chiều 29/3, phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Định năm 2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi xanh và chuyển đổi số (CĐS) được xem là 2 chuyển đổi quan trọng nhất của nhân loại trong nhiều thập kỷ tới. Bình Định có lợi thế trong cả 2 chuyển đổi này. Theo Bộ trưởng, lợi thế của chuyển đổi xanh là nắng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Thế hệ sinh năm 1981 đến 1996 sẽ giàu có nhất lịch sử?

Chịu ảnh hưởng của những cú sốc kinh tếGen Y (sinh năm 1981 đến 1996) từng bị coi là thế hệ không biết tích lũy tài sản, phung phí tiền vào những thú tiêu khiển của bản thân trong bối cảnh suy thoái tài chính. Tuy nhiên, họ vẫn được xác định là nhóm người sẽ sở hữu khối tài sản lớn hơn các thế hệ trước.Theo báo cáo tài sản năm 2024 của công ty tư vấn...

Cùng chuyên mục

Ngày 30/3/1954: Đợt tiến công thứ 2 vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

Tại cứ điểm C1, cuộc tiến công của Trung đoàn 98 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Vũ Lăng diễn ra nhanh chóng. Chỉ sau 15 phút, ta đã dọn xong cửa mở qua 7 lần rào thép gai. Chớp thời cơ, quân ta chỉ bằng một đợt xung phong đã chiếm được lô cốt cao nhất, tiểu đội trưởng mũi nhọn Nguyễn Thiện Cải cắm lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” lên nóc sở chỉ huy...

Đề xuất 7 cách thức CSGT được sử dụng để phát hiện tài xế vi phạm

CSGT sẽ xử phạt vi phạm từ camera hành trìnhTheo dự thảo Luật Trật...

Bà Rịa – Vũng Tàu sớm tiên phong trong chuyển đổi năng lượng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chụp hình lưu niệm với các nhà đầu tư tại hội nghị. Ảnh: Thành An Đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phát triểnNgày 30.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050, và chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2024.Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng ...

Hà Nội mở rộng đường 70 đoạn Hà Đông – Văn Điển

TP Hà Nội đầu tư 5.500 tỷ đồng để mở rộng tỉnh lộ 70 dài hơn 7 km, rộng 50 m, nối quận Hà Đông với huyện Thanh Trì, dự kiến khánh thành năm 2026. Ngày 29/3, HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021-2025 cấp thành phố, trong đó có dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh...

Mới nhất

Mới nhất