Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCác trường đại học không phải muốn tăng học phí bao nhiêu...

Các trường đại học không phải muốn tăng học phí bao nhiêu cũng được


Học phí tăng kịch trần

Nghị định số 81 của Chính phủ ban hành năm 2021 quy định, từ năm 2022 các cơ sở giáo dục công lập được tăng học phí theo lộ trình. Theo đó, mức trần học phí với các trường đại học chưa tự chủ là 14,1 – 27,6 triệu đồng năm, tùy từng khối ngành. Các trường tự chủ được thu mức tối đa bằng hai lần mức trên (28 – 55 triệu đồng năm). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã đề nghị các đơn vị tạm dừng tăng học phí để hỗ trợ sinh viên. 

Năm nay, dịch COVID-19 được kiểm soát, hoạt động kinh tế trở lại bình thường, việc các trường đại học quyết định tăng học phí là tất yếu. Tuy nhiên, nhiều trường tăng học phí lên gấp 2, 3 lần năm học trước, một số ngành tăng kịch trần khiến người học hoang mang. 

Chuyên gia: Các trường đại học không phải muốn tăng học phí bao nhiêu cũng được - 1

Khung học phí theo Nghị định 81 của Chính phủ.

Đơn cử, trường Đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), mức học phí dự kiến năm 2023 – 2024 ngành Y khoa – hệ đại trà cao nhất 55 triệu đồng/năm học (tăng 40,7 triệu đồng so với năm 2022). Tiếp đến, ngành Dược học học phí 51 triệu đồng/năm (tăng 36,7 triệu so với năm ngoái). Các ngành còn lại thu 27,6 triệu đồng, tăng 13,3 triệu.

Trường Đại học Y Dược TP.HCM thu học phí các ngành khoảng 41,8 – 77 triệu đồng mỗi năm, tăng 3,2 – 8 triệu đồng. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ dự kiến thu học phí bình quân 37,6 triệu đồng, tăng so với mức 24,6 triệu đồng đang áp dụng.

Trường Đại học Dược Hà Nội dự kiến thu học phí 18,5 – 49,5 triệu đồng/năm với hai ngành Hoá dược và Dược học đào tạo truyền thống, mức này cao hơn 4,2 và 10,2 triệu đồng so với mức hiện hành. Với hệ chất lượng cao ngành Dược học, trường thu 49,5 triệu đồng, cao hơn 4,5 triệu đồng.

Hay Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tăng học phí gấp đôi – hệ đại trà 506.900 đồng/tín chỉ (tăng hơn 224.000 đồng/tin so với năm trước). Hệ chất lượng cao cũng tăng lên 1,5 triệu đồng/tín chỉ, so với mức cũ 771.000 đồng/tín chỉ. Tổng cả khoá 4 năm học, sinh viên phải hoàn thành 143 tín chỉ, tương đương khoảng 72,5 triệu đồng tiền học.

TS Hoàng Văn Hà, Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng, mặt trái của việc tăng học phí có thể làm giảm cơ hội được đến trường của sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em học sinh lớp 12, dù lực học giỏi nhưng đang phải tính toán lại mục tiêu, thậm chí từ bỏ ước mơ vào những trường đại học lớn vì học phí tăng quá cao.

Ngoài tác động đến người học, việc học phí sẽ làm chậm quá trình mở rộng quy mô đào tạo nhân lực trình độ đại học. Điển hình như các ngành khoa học cơ bản, dù vai trò quan trọng trong định hướng phát triển bền vững đất nước nhưng ít được lựa chọn bởi với cùng một mức chi trả học phí, người học chọn các ngành “hot” để tăng cơ hội nghề nghiệp và thu nhập sau ra trường.

Do đó, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu sớm phương án điều chỉnh khung học phí trong Nghị định 81. Các trường sẽ lấy đó làm căn cứ để “hạ nhiệt” học phí xuống mức phù hợp hơn.

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông Vận tải cũng cho biết, nhà trường đang chờ văn bản chính thức và hướng dẫn xây dựng phương án học phí mới. Trường là đơn vị công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên mức tăng sẽ nằm trong khung quy định, không gây khó khăn cho gia đình người học.

Học phí tăng bao nhiêu là đủ?

Theo PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, hiện luật đã quy định rất rõ học phí phải tính đúng, tính đủ. Các trường cần tính học phí theo chi phí đơn vị (theo định mức kinh tế kỹ thuật).

Theo luật quy định, Nhà nước có trách nhiệm với giáo dục đại học. Điều này cần thể hiện qua đầu tư của Nhà nước, phải nói rõ phần tỉ lệ Nhà nước chăm lo, phần còn lại do xã hội và người học thêm vào. Đồng thời, theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, quy định Nhà nước phải cấp học bổng cho sinh viên, đặt hàng đào tạo và những sinh viên giỏi, khó khăn được hỗ trợ…

Chuyên gia: Các trường đại học không phải muốn tăng học phí bao nhiêu cũng được - 2

Tăng học phí khiến nhiều thí sinh chuyển mục tiêu vào đại học.

Ông cũng cho rằng, theo tinh thần Luật Giáo dục đại học, tự chủ đại học không phải là tự lo về tài chính mà để các trường tăng thêm điều kiện đảm bảo chất lượng. Không phải trường đại học tự chủ là cắt hết kinh phí, mà Nhà nước vẫn phải đầu tư cho phát triển, cho đảm bảo chất lượng đào tạo…

Không thể để chi phí đào tạo tính hết vào học phí. Ngân sách nhà nước vẫn đầu tư vào giáo dục đại học, học phí chỉ là phần đóng góp thêm của xã hội.

Luật quy định, một trong các tiêu chí để trường đại học được tự chủ là phải đạt chuẩn kiểm định. Luật quy định các trường đại học phải thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về các nội dung hoạt động, trong đó có nội dung về học phí và sử dụng học phí.

Các bộ, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với học phí. Ở đây cần có giám sát của người dân và xã hội. Trách nhiệm, nhận thức của người học và xã hội cũng cần được tạo điều kiện, có cơ chế để có thể phản ánh một cách rõ ràng.

“Như vậy, nếu làm đúng theo luật thì không phải các trường muốn tăng học phí ra sao cũng được”, ông Bình nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Ninh Thụy, Trưởng ban Ban Kế hoạch – Tài chính (Đại học Quốc gia TP.HCM) phân tích, ba nguồn thu chính tại các trường công lập gồm: ngân sách nhà nước, học phí và nguồn thu khác (thu từ chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ, hiến tặng, hợp tác công tư…). Trong đó, học phí là nguồn thu lớn và quan trọng nhất.

Khi các trường tự chủ, đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ giảm. Để giảm bớt gánh nặng học phí, các trường cần đẩy mạnh hoạt động để tăng nguồn thu khác nhưng việc gia tăng này phụ thuộc vào quy định pháp luật cũng như cần thời gian lâu dài. Vì vậy, các trường buộc phải tăng học phí.

Thực tế, việc tăng học phí giúp nhiều trường tăng doanh thu; giảng viên tăng thu nhập; cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập cho sinh viên tốt hơn, kéo theo tăng chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái, nổi cộm là tạo áp lực lên vai người học.

“Bộ GD&ĐT, các đơn vị liên quan cần có cơ chế kiểm soát tốt hơn, để tránh việc các trường đua nhau tăng học phí, sinh viên sẽ là người chịu thiệt“, ông nói.

Không làm mất cơ hội của sinh viên

Bên cạnh việc tăng học phí, nhiều trường đại học cũng mở rộng thêm các chương trình, đối tượng sinh viên được hỗ trợ học phí, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Theo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, trường dành khoảng 8% mức thu từ học phí để xây dựng các loại học bổng, hỗ trợ sinh viên. Ước tính, số kinh phí dành để hỗ trợ sinh viên trong năm học 2023 – 2024 là khoảng 3,5 tỷ đồng.

Ba năm gần đây, Đại học Bách khoa Hà Nội không tăng học phí. Hiện tại, nhà trường chưa có chủ trương điều chỉnh mức học phí mà đợi văn bản chính thức, tinh thần chung là tạo thuận lợi nhiều nhất cho sinh viên.

Chuyên gia: Các trường đại học không phải muốn tăng học phí bao nhiêu cũng được - 3

Thí sinh băn khoăn vì học phí tăng cao.

GS.TS Nguyễn Văn Hiếu, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phenikaa cho biết, năm học 2023, trường xây dựng và vận hành quỹ học bổng lên tới 50 tỷ đồng. Mức học bổng được xây dựng và trao cho các đối tượng sinh viên để bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, vừa khuyến khích sinh viên học tốt, vừa bảo đảm cơ hội học tập cho các sinh viên khó khăn, diện chính sách…

Đặc biệt, năm học mới, nhà trường sẽ dành 10 suất học bổng của chủ tịch tập đoàn, trị giá từ 180 triệu đồng/suất đến 1 tỷ đồng/suất cho sinh viên học giỏi, hoàn cảnh khó khăn…

Bộ GD&ĐT cũng quy định các trường phải thông tin đầy đủ về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học. Đồng thời, các trường cũng phải có chính sách học bổng, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho sinh viên.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Tăng cường thực hành trong đào tạo báo chí, truyền thông

Bắt đầu từ năm nay, khoa báo chí và truyền thông của Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II sẽ đưa vào giảng dạy những môn mới trong các chuyên ngành: báo chí, truyền thông đa phương tiện, quay phim, thiết kế đồ họa.Thời gian đào tạo của các ngành mới là 2,5 năm (dài hơn nửa năm so với...

Đóng học phí trễ bị trừ điểm rèn luyện, có kỳ quặc không?

Điểm rèn luyện là nội dung khiến nhiều sinh viên đau đầu. Một sinh viên Trường đại học Luật TP.HCM cho biết mỗi khi trường có sự kiện, sinh viên phải xếp hàng dài từ ngoài sân lên cầu thang để vào hội trường điểm danh. Có bạn chạy 10km lên trường chỉ để điểm danh nhằm được chấm điểm rèn luyện,...

Công bố 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Tối 20-3, Trung ương Đoàn công bố 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và các gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023. 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 - Ảnh: BTC Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định về việc công nhận gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2023. Để đi đến kết quả trên, trước đó, hội đồng xét tặng giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

U23 Việt Nam hòa nhạt nhòa U23 Tajikistan, HLV Troussier thêm âu lo

Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, HLV Maulay tạo ra hàng loạt sự thay đổi trong đội hình xuất phát của U23 Việt Nam. Mục tiêu của trận đấu gặp U23 Tajikistan là cọ xát và giúp các cầu thủ có thêm kinh nghiệm.Trong khung gỗ, Văn Bình bắt chính và các hậu vệ phía trên anh là Duy Cương. Nguyên Hoàng. Hàng tiền vệ chứng kiến sự xuất hiện của Minh Khoa, Đức Phú, Mạnh...

Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháy, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Video: Nhà sách ở Bình Phước đổ sập sau vụ cháyTối 23/3, lực lượng Công an thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) thông tin đang phong toả hiện trường để điều tra vụ cháy xảy ra tại nhà sách Tuấn Minh ở thị xã Phước Long.Thông tin ban đầu, khoảng 19h30, một số người dân thấy khói bốc lên bên trong nhà sách Tuấn Minh (phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước). Sau đó,...

Tổng thống Nga tuyên bố quốc tang

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 23/3 có bài phát biểu trước cả nước về vụ nổ súng ở khu phức hợp Crocus khiến ít nhất 115 người thiệt mạng và hơn 120 người bị thương. Ông chỉ trích vụ tấn công là hành vi khủng bố "đẫm máu và man rợ", cam kết sẽ trừng phạt tất cả những người có liên quan. Đồng thời, ông Putin tuyên bố quốc tang vào ngày 24/3 để tưởng nhớ các...

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Mới nhất

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Tỷ giá Yen Nhật tiếp diễn xu hướng giảm trong phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 24/3/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 24/3/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 158,70 VND/JPY và tỷ giá bán là 167,97 VND/JPY, giảm 0,71 đồng ở chiều mua và giảm...

Nắng nóng thiêu đốt, chủ xe giải khát mỗi ngày bán 1.200 chai nước sâm

Trong những ngày nắng nóng gay gắt tại TPHCM, gia đình chị Bội Ân phải làm việc từ sáng sớm, thuê thêm nhân viên để chuẩn bị kịp 1.200 chai nước sâm đem giao cho khách hàng mỗi ngày. Sáng, tối gì cũng đông! "Mùa nóng, nước sâm bán rất chạy nên gia đình tôi phải tranh...

Mới nhất