Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng

‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng

Baoquocte.vn. Ùn tắc giao thông vẫn đang là vấn nạn ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, nơi có dân số đông thứ hai cả nước. Hà Nội cần có biện pháp gì để giải quyết ‘căn bệnh” này?

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng
Những lúc trời mưa, tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội càng trở nên trầm trọng hơn.

“Căn bệnh” nhức nhối

Trong 6 tháng đầu năm 2023, để giảm ùn tắc, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã tổ chức thí điểm điều chỉnh những bất cập về tổ chức giao thông một số nút giao thông.

Cụ thể, Hà Nội đã thực hiện phân làn phương tiện trên tuyến đường Nguyễn Trãi đoạn từ Ngã Tư Sở đến Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân; Tổ chức giao thông tại 6 nút giao trên tuyến Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương – Tố Hữu – Lê Trọng Tấn (trục đường xe buýt BRT); Tổ chức giao thông các trục, tuyến đường khác gồm: Trục đường Vành đai 2, Thụy Khuê, Chu Văn An – Vạn Phúc, Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi.

Trên cầu Thanh Trì và trục đường vành đai 3 trên cao, Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông ở 26 nút giao, ngã tư.

Trong khoảng thời gian trên, đơn vị này xử lý được 5/37 điểm đen ùn tắc gồm: nút giao Châu Văn Liêm – Lê Quang Đạo, Đại La – Trần Đại Nghĩa, Ngã Tư Vọng, nút giao Sa Đôi – đường 70 và nút Ngã Tư Sở – Láng.

Thế nhưng, thực tế thì ùn tắc ở Hà Nội đang ở trạng thái, xoá chỗ này, chỗ khác lại xuất hiện… Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do mạng lưới vận tải hành khách công cộng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Theo Sở GTVT Hà Nội, hệ thống vận tải hành khách công cộng của thủ đô mới đảm nhận được thị phần vận tải khoảng 19,5%. Mạng lưới đường sắt đô thị được xem như xương sống của vận tải hành khách công cộng lại chậm phát triển, mới chỉ có một tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông được đưa vào vận hành.

Hà Nội còn có mạng lưới xe buýt phủ sóng đến toàn bộ xã, phường, thị trấn với 153 tuyến. Tuy nhiên, do thiếu đường dành riêng, phải lưu thông chung với xe cá nhân, và chịu áp lực từ ùn tắc giao thông nên chưa bảo đảm được yêu cầu của hành khách.

Mặt khác, hành lang đi cho hành khách đi bộ đến điểm dừng đỗ, điểm trung chuyển xe buýt, điểm đầu cuối xe buýt đều rất thiếu so với yêu cầu, thậm chí bị chiếm dụng, khiến bộ phận không nhỏ người dân chưa mặn mà với loại hình vận tải hành khách công cộng, vẫn ưa chuộng sử dụng xe cá nhân. Bên cạnh thói quen sử dụng phương tiện công cộng, Hà Nội còn là thành phố có khí hậu không thuận lợi cho đi bộ nên việc sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại chặng ngắn rất cao.

Bên cạnh đó, công tác giải toả mặt bằng để xây dựng chưa hiệu quả, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và không theo kịp với sự gia tăng về dân số và lượng xe cá nhân, khiến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trở nên phức tạp.

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính cần chữa trị nhanh chóng
Hạ tầng giao thông ở Hà Nội chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu di chuyển của người dân. (Nguồn: VnExpress)

Sở GTVT Hà Nội cho biết, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung của thành phố được định hướng theo hệ thống với 7 tuyến vành đai, 19 tuyến hướng tâm (trong đó có: 7 tuyến cao tốc hướng tâm; 8 tuyến quốc lộ hướng tâm; 4 tuyến kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh).

Vậy nhưng hiện tại mới chỉ cơ bản đầu tư hình thành được 7 tuyến cao tốc hướng tâm; còn lại các tuyến vành đai, hướng tâm khác hoặc đang mới hình thành từng đoạn hoặc chưa được đầu tư; đặc biệt chưa có tuyến vành đai nào được khép kín hoàn chỉnh.

Trong khi đó nhu cầu đi lại cũng như lượng phương tiện cá nhân gia tăng chóng mặt, gây áp lực vô cùng lớn lên hạ tầng giao thông.

Thống kê của Sở GTVT Hà Nội cho thấy, thành phố có khoảng 7,9 triệu phương tiện tham gia giao thông, gồm: 1,1 triệu xe ô tô, 6,6 triệu xe máy, và 0,2 triệu xe điện. Tốc độ tăng trưởng phương tiện giai đoạn 2019-2022 bình quân trên 10%/năm đối với ô tô, 3%/năm đối với xe máy. Chưa kể, tham gia giao thông tại Hà Nội còn có hàng triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác.

Còn tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị của Thủ đô mới đạt khoảng 10,3% (yêu cầu đặt ra là 20 – 26%). Diện tích đất cho giao thông tăng bình quân hằng năm chỉ 0,26 – 0,3%/năm; quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Trong khi đó tốc độ gia tăng dân số tự nhiên và cơ học giai đoạn 2011 – 2020 là khoảng 2,48%/năm.

Sự chênh lệch đó tất yếu dẫn đến quá tải hạ tầng giao thông ngày càng trầm trọng, nhất là trên những tuyến đường cấp đô thị hướng tâm, vành đai, các cầu vượt sông Hồng…

Tình trạng ùn tắc giao thông đang gây lãng phí tiền bạc, thời gian, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa nói chung. Tình trạng này có thể còn kéo dài nhiều năm nữa do muôn vàn khó khăn đang bủa vây giao thông Hà Nội, hầu hết đều không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

6 “phương thuốc” chống ùn tắc giao thông

Trước thực trạng nan giải trên, tại Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2023 của Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội đã đưa ra 6 biện pháp đẩy lùi ùn tắc trong thời gian tới.

Cụ thể, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch, trong đó tập trung đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai, ưu tiên triển khai Vành đai 4; các tuyến trục chính hướng tâm như Quốc lộ 1, Quốc lộ 6; trục Tây Thăng Long các tuyến đường có tính kết nối, các cầu qua sông để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực, đây là giải pháp cơ bản có tính bền vững và lâu dài.

Song song với duy tu, bảo trì hư hỏng hạ tầng giao thông, Hà Nội cũng tổ chức giao thông khoa học, hợp lý phát huy tối đa năng lực hệ thống giao thông hiện có như điều chỉnh chu kỳ đèn tại nút giao, xén mở rộng tối đa mặt đường, tạo các nhánh rẽ phải liên tục giảm bớt lưu lượng phương tiện dừng chờ tại nút… Đây là giải pháp thực hiện thường xuyên và mang lại hiệu quả thiết thực, nhanh chóng.

Ùn tắc giao thông ở Hà Nội: ‘Căn bệnh’ mạn tính chờ ‘thuốc’
Đường sắt trên cao là một trong những phương tiện công cộng di chuyển nhanh và tiện lợi. (Nguồn: KT&ĐT)

Đưa ra nhóm giải pháp quan trọng nhằm phát triển mạng lưới vận tải hàng khách vận tải công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, ông Bảo cho biết thành phố cũng ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; cải thiện mạng lưới tuyến buýt; thực hiện chuyển đổi xanh từng bước đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch vào khai thác theo lộ trình; tăng mức độ bao phủ của điểm dừng để khoảng 80% người dân có thể tiếp cận dịch vụ xe buýt trong phạm vi đi bộ hợp lý với cự ly dưới 500m.

Nhìn nhận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành giao thông là nhóm giải pháp mang tính đột phá, Hà Nội ưu tiên triển khai hệ thống giao thông thông minh, trung tâm điều hành giao thông thông minh, hệ thống thẻ vé điện tử liên thông với các ứng dụng thuận tiện cho người dân.

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biển pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông…

Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nồng độ cồn, ma túy; các phương tiện cố tình đi ngược chiều, vượt đèn đỏ…; các vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách, vận tải hàng hóa không đảm bảo an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông.

Hàng loạt giải pháp đã, đang và tiếp tục được đưa ra, nhưng để đưa ra một mốc thời gian khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội một cách tích cực, triệt để hơn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất đầu tư cụm nút giao thông gần 2.000 tỷ đồng

Đà Nẵng: Đề xuất đầu tư cụm nút giao thông gần 2.000 tỷ đồngSở Giao thông vận tải Thành phố Đà Nẵng đề xuất Dự án Cụm nút giao thông Lê Thanh Nghị - Cách Mạng Tháng Tám - Thăng Long - đường dẫn lên cầu Hòa Xuân với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải Thành phố Đà...

Bến phà mới ra Cát Bà chính thức hoạt động từ 1/3

Chiều 26/2, ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng, kiểm tra công tác chuẩn bị các điều kiện để đưa Bến phà Đồng Bài vào hoạt động kể từ đầu tháng 3/2024. Tại cuộc kiểm tra, đại diện lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải Hải Phòng, thông tin, đến ngày 26/2, Công ty TNHH Mặt trời Cát Bà (đơn vị chủ đầu tư Bến phà Đồng Bài) đã phối hợp Ban Quản...

Đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội

Tại các điểm di tích, Thanh tra Bộ VHTTDL đã kiểm tra thực tế, đồng thời làm việc trực tiếp với đại diện Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình; chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh; các BQL di tích, BTC lễ hội…Báo cáo đoàn thanh tra, BQL di...

Cầu vượt gần 700 tỷ xóa điểm đen ùn tắc ở Hải Phòng sắp hoàn thành

20/02/2024 | 09:47 TPO - Sau 13 tháng thi công, nút giao khác mức (cầu vượt và nút giao thông dưới cầu vượt) tại ngã 4 Tôn Đức Thắng - Máng Nước - QL5 (huyện An Dương, thành phố Hải Phòng) đang dần lộ diện, hoàn thiện....

Mùng 4 Tết, CSGT lập ‘hàng rào sống’ đón người dân trở lại thành phố

Từ 12h trưa ngày 13/2 (mùng 4 Tết), lưu lượng phương tiện từ các tỉnh phía nam như: Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam... qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ về Hà Nội tăng đột biến. Ghi nhận của VietNamNet, hàng dài ô tô nhích từ mét để di chuyển qua nút thắt từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để vào trung tâm TP Hà Nội và lên đường vành đai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Tiếng nói của kinh tế châu Á

Kể từ khi thành lập đến nay, Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Nhận định đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Hơn 11.000 thí sinh dự đợt một kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) để lấy kết quả xét tuyển vào khoảng 90 trường. Sáng 23/3, khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội đông đúc phụ huynh, thí sinh đến thi đánh giá năng lực. Đây là đợt thi HSA đầu tiên trong năm nay, diễn ra tại 8 điểm thi ở Hà Nội, Thái Bình và Nam Định. So với...

Cùng chuyên mục

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mất định hướng sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên cần làm gì?

Không chỉ riêng sinh viên năm cuối, sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng đối mặt với vô số vấn đề như không có mục tiêu, không có phương hướng, cảm thấy mông lung về công việc và cuộc sống.Dưới đây là một số bước giúp sinh viên vừa tốt nghiệp đại học lập kế hoạch hiệu quả hơn, tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân, mọi người có thể tham khảo thêm.Xác định...

Mới nhất

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối...

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Khoảnh khắc mỗi năm chỉ xuất hiện một lần trên dòng sông Đà hùng vĩ

Những ngày cuối tháng ba, sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình có màu nước xanh trong cuộn chảy, hai bên bờ là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Sông Đà chảy trên địa phận tỉnh Hoà Bình dài khoảng 93km và có khoảng 70km chảy trên địa phận các xã vùng cao thuộc huyện Đà Bắc có...

Mới nhất