Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCần các chính sách khơi thông hoạt động doanh nghiệp

Cần các chính sách khơi thông hoạt động doanh nghiệp


Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội), bên cạnh những kết đạt được, nền kinh tế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay từ 6-6,5%, cần kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, tiếp tục các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế…

ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)
ĐBQH Hoàng Văn Cường
(đoàn Hà Nội)

Ông đánh giá như thế nào về kết quả phát triển kinh tế những tháng đầu năm 2024 mà chúng ta đạt được?

Trong báo cáo năm 2024, Chính phủ đã chỉ ra các triển vọng phát triển mới và tôi cũng rất đồng tình về vấn đề này. Chúng ta đang duy trì được đà tăng trưởng GDP, quý IV/2023 tăng 6,72%, sang quý I/2024 tăng 5,66% (GDP thường tăng thấp hơn vào đầu năm). Như vậy, đà tăng trưởng của năm 2023 vẫn đang tiếp nối sang năm 2024 là một tiền đề khá tốt. Thêm vào đó, một số tín hiệu của năm 2024 cũng được cải thiện tốt hơn, đặc biệt như các chỉ số về xuất nhập khẩu (xuất khẩu tăng 15%, nhập khẩu tăng 15,4%). Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu cũng là tín hiệu tốt thể hiện có hồi phục về nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất.

Đồng thời với đó, dự báo về kinh tế Mỹ cho thấy những tín hiệu phục hồi tiêu dùng khá tốt trong quý I vừa qua. Trung Quốc có dự báo năm 2024 khó khăn nhưng gần đây họ lại chuẩn bị thực hiện một gói phục hồi rất lớn. Tôi kỳ vọng gói phục hồi của Trung Quốc sẽ thúc đẩy thị trường này cải thiện và đây cũng là yếu tố để chúng ta có thể kỳ vọng xuất khẩu sẽ tốt hơn.

Yếu tố nữa là đơn hàng của các doanh nghiệp đã bắt đầu gia tăng và chỉ số về quản trị mua hàng tháng 4 đã đạt trên 50 điểm. Đơn hàng của chúng ta tăng trong bối cảnh giá gia công của nhiều doanh nghiệp ký được đã cao hơn so với năm trước nên đây cũng là một tín hiệu khả quan.

Một điểm tích cực khác là giải ngân đầu tư công 4 tháng đầu năm đã đạt 17,46%, cao hơn năm 2022, chỉ thấp hơn giai đoạn trước năm 2019. Nhưng trước đây quy mô giải ngân đầu tư công rất thấp còn giai đoạn này quy mô đầu tư công cao, nên giải ngân đầu tư công cao là một yếu tố thúc đẩy tổng cầu trong nước gia tăng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn
Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn

Nợ công 2023 của nước ta xuống rất thấp, chỉ có 37%, thấp nhất từ năm 2008 đến nay, là dư địa rất tốt để chúng ta thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế.

Với những điểm mạnh như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng kinh tế năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5%.

Vậy những điểm yếu kém và hạn chế của nền kinh tế hiện nay là gì, thưa ông?

Bên cạnh những điểm mạnh cũng có những điểm yếu cản trở tăng trưởng của nước ta. Thứ nhất, cầu trong nước suy giảm rất rõ, thể hiện ở hai chỉ tiêu là số doanh nghiệp tham gia vào thị trường thấp hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là con số quan ngại vì rất nhiều năm không xảy ra tình trạng này, kể cả thời kỳ dịch khó khăn. Thêm vào đó, tỷ trọng doanh nghiệp kỳ vọng sẽ mở rộng quy mô sản xuất chỉ đạt 27%, thấp nhất trong vòng nhiều năm. Bên cạnh đó, tăng trưởng hàng hóa tiêu dùng trong nước quý I chỉ tăng 8,2% trong khi con số tăng trưởng hàng hóa tiêu dùng giai đoạn bình thường trước dịch khoảng 9-12%. Đây rõ ràng là một yếu tố báo hiệu rằng cầu trong nước chúng ta suy giảm rất mạnh.

Thứ hai, trong giai đoạn trước, áp lực lạm phát là từ bên ngoài vào, nhưng 2024 áp lực lạm phát lại từ bên trong. Ngay trong quý I, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3,77% so với cùng kỳ. Trong khi thông thường, chỉ số giá tiêu dùng quý I có xu hướng tăng bởi Tết, lễ hội nhiều, nhưng sau đó đến tháng 3 tháng 4 bắt đầu giảm xuống thì tháng 4/2024 lại cao hơn. Và như vậy, bốn tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng đã tăng gần 4%, cho thấy áp lực tăng giá rất lớn.

Nhìn ra kinh tế thế giới, hiện các vấn đề về chiến tranh hay các yếu tố địa chính trị vẫn phức tạp, khó lường, không mang lại kỳ vọng giá dầu sẽ giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nước ta khi nó sẽ là yếu tố gây lạm phát chi phí đẩy. Trong khi đó, giá điện trong nước cũng không thể không tăng khi chúng ta chuyển mạnh sang sử dụng năng lượng sạch. Như vậy, các yếu tố chi phí đầu vào của chúng ta không thể giảm mà sẽ tăng và đây là những nhân tố thúc đẩy tăng giá của năm 2024, rất hiện hữu.

Mặc dù chúng ta đặt mục tiêu cao hơn cho năm 2024 là tăng trưởng kinh tế, nhưng rõ ràng nếu để tình trạng lạm phát cao sẽ kéo theo một loạt hệ lụy khác cho nền kinh tế.

Vậy theo ông, trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần điều hành các chính sách vĩ mô như thế nào để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024?

Về chính sách tiền tệ, chúng ta đều biết rằng ngân hàng cần giảm lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, nhưng không thể giảm mức lãi suất huy động quá thấp khiến chúng ta khó huy động được vốn cho nền kinh tế. Tôi cho rằng, chúng ta phải xác định lãi suất cho vay ở một mức hợp lý và lãi suất huy động cũng phải trên mức mà chúng ta dự báo về lạm phát.

Nếu lãi suất huy động từ 5-6% thì chúng ta mới có thể duy trì được huy động và khi đó lãi suất cho vay tối thiểu khoảng 8%. Tôi cho rằng, 8% không phải là vấn đề khó với doanh nghiệp. Vấn đề là doanh nghiệp có tiếp cận được vốn hay không và có khả năng hấp thụ được vốn hay không chứ không phải vấn đề phải hạ lãi suất cho vay.

Nếu chúng ta duy trì được lãi suất cho vay ổn định khoảng 7-8%, tôi cho rằng các doanh nghiệp có khả năng hấp thụ sẵn sàng chấp nhận và nó sẽ giúp đảm bảo cân bằng được giữa điều hành lãi suất và lạm phát. Do vậy, tôi cho rằng điều hành chính sách tiền tệ lúc này phải rất thận trọng chứ không nhất thiết cứ phải cố dùng mọi sức ép để giảm lãi suất.

Về chính sách tài khóa, cần tiếp tục các giải pháp vĩ mô mà Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội. Tuy nhiên, trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất có mục tiêu và đưa vào các cơ chế rõ ràng để thực hiện một cách hiệu quả, như đầu tư cho nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội hay chương trình chuyển đổi xanh…

Cùng với đó, chúng ta phải thực hiện các giải pháp để kích cầu trong nước thông qua thực hiện các chính sách về tài khóa ngược mạnh mẽ hơn nữa, nhất là các chương trình về giảm thuế, kể cả thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường hoặc những chính sách giãn, hoãn các khoản đóng tiền thuế đất…

Nhân đây, tôi cũng đề nghị trong kỳ họp này khi thảo luận về Luật Thuế giá trị gia tăng thì không nên nghĩ đến chuyện tăng ở thời điểm này, mà cần các chính sách để làm thế nào khơi thông các hoạt động doanh nghiệp, tạo niềm tin để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh; tháo gỡ những khó khăn, rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh…

Xin cảm ơn ông!





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/can-cac-chinh-sach-khoi-thong-hoat-dong-doanh-nghiep-151966.html

Cùng chủ đề

Nhiều doanh nghiệp vẫn phải cầu cứu

Mong muốn thực sự của doanh nghiệp vẫn chưa hiện diện nhiều trong hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp vẫn phải cầu cứu... Còn khá nhiều gánh nặng, bao gồm cả rủi ro thị trường cùng áp lực tâm lý e ngại sợ sai đang tác động tiêu cực tới doanh nghiệp, dù Liên đoàn Thương...

Giảm giờ làm phải phù hợp với tình hình của Việt Nam

Sáng 26/5, hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được diễn ra. Tại hội nghị, các báo cáo, ý kiến đều thống nhất đánh giá, thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó, năm 2023, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên...

Thước đo để đánh giá trình độ phát triển giữa các quốc gia

Tại diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” đã được tổ chức sáng nay (26/5), ngay sau khi lắng nghe những ý kiến đóng góp và tham luận tại diễn đàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khái quát lại 6 điểm chung về tăng năng suất lao động (NSLĐ) trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể đó là: Yêu nghề, yêu lao động; Luôn luôn học hỏi, đề cao kiến...

Các doanh nghiệp góp phần quan trọng khiến CPI của Điện Biên tăng vọt

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường, khẳng định, các kết quả Điện Biên đạt được như cải thiện chỉ số PCI năm 2023; kết quả phát triển kinh tế - xã hội có sự đóng góp rất quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân."1.315 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Điện Biên với tổng số vốn đăng...

Doanh nghiệp lo mất hợp đồng bởi tranh cãi thuế suất VAT 8% hay 10%

VCCI cho rằng rất khó xác định hàng hoá, dịch vụ áp thuế suất 8% hay 10%. Điều này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, thậm chí vuột mất hợp đồng hoặc nảy sinh tranh chấp... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng:Chính phủ và NHNN đã rất quyết liệt trong triển khai Nghị quyết 43

Phát biểu làm rõ ý kiến đại biểu nêu tại Phiên thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng bày tỏ sự đánh giá rất...

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm về việc dự án trọng điểm chậm tiến độ

Thảo luận tại hội trường chiều nay, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) cơ bản nhất trí với báo cáo của Đoàn giám sát và các ý kiến đại biểu về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về...

Sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư

Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc...

Quyết liệt thúc đẩy đầu tư công, vực dậy đầu tư tư nhân

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 23/5, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 và 2024. Qua thảo luận, nhiều ý kiến nhận định, những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản...

Điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Buôn Ma Thuột

So với thiết kế ban đầu, nhiều hạng mục công trình chính của Cảng hàng không Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã quá tải và công suất khai thác thực tế vượt xa so với dự báo.Tầm nhìn đến năm 2050 Tại Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết...

Bài đọc nhiều

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng:Chính phủ và NHNN đã rất quyết liệt trong triển khai Nghị quyết 43

Phát biểu làm rõ ý kiến đại biểu nêu tại Phiên thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng bày tỏ sự đánh giá rất...

Ồ ạt sụt giảm, sóng chốt lời được châm ngòi

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới lao dốc trong bối cảnh chỉ số USD tăng lên. Ghi nhận lúc 3h30 ngày 25.5, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,650 điểm (giảm 0,37%).Giá vàng tại thị trường châu Á chạm mức thấp nhất trong hai tuần và đang hướng đến tuần giảm mạnh nhất trong hơn 5 tháng, khi kỳ vọng Cục Dự...

Thống đốc NHNN lý giải nguyên nhân gói lãi suất 2% giải ngân rất thấp

Theo báo cáo Đoàn giám sát về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội", có một số chính sách thực hiện không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra như: Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đạt tỉ lệ giải ngân thấp (chỉ đạt khoảng 3,05% kế hoạch); chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao...

Tập trung 5 nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm tiến độ dự án đường dây 500 kV mạch 3

Việc hoàn thành các dự án đường dây 500 kV từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trước 30 tháng 6 năm 2024 là yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện cho miền Bắc để phát triển kinh tế...

Bài toán nguồn cung, giá vàng dưới góc nhìn chuyên gia kinh tế

Thiếu nguồn cung vàng Người Đưa Tin (NĐT): Trước diễn biến giá vàng tăng liên tục thời gian qua, Ngân hàng Nhà Nước đã thực hiện nhiều phiên đấu thầu vàng nhưng vẫn chưa bình ổn được do nhiều nguyên nhân. Ở góc độ chuyên gia, theo ông, việc đấu thầu có giải quyết được thực trạng này? Tiến sĩ Trần Nguyên Đán: Giá vàng thời gian vừa qua liên tục tăng giảm, và có xu hướng tăng. Vấn đề...

Cùng chuyên mục

Gửi tiết kiệm 200 triệu đồng nhận bao nhiêu tiền

Lãi suất tiết kiệm BIDV hôm nayĐối với khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 và 2 tháng, BIDV niêm yết lãi suất ở mức 1,7%/năm. Tại các kỳ hạn 3 - 5 tháng, BIDV niêm yết lãi suất ở mức 2%/năm.Lãi suất tiết kiệm tại BIDV các kỳ hạn từ 6 - 9 tháng ở mức 3%/năm. Khách hàng gửi tiền từ 12 - 36 tháng nhận lãi suất cao nhất ở mức 4,7%/năm.Khách...

Lợi nhuận ngành ngân hàng vẫn sẽ giữ phong độ

Trong mùa đại hội cổ đông vừa qua, không ít ngân hàng đưa ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm nay trên dưới 10% và tự tin với kế hoạch 2024 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp, tín dụng dần cải thiện.Có thể thấy, mục tiêu lợi nhuận các ngân hàng đặt ra cho năm nay không quá đột biến so với mức đạt được của năm rồi, song cũng có không ít áp lực...

Bình Dương sẽ khởi công 2 dự án giao thông lớn, tiếp tục thu hút đầu tư

Nguồn: https://laodong.vn/kinh-doanh/binh-duong-se-khoi-cong-2-du-an-giao-thong-lon-tiep-tuc-thu-hut-dau-tu-1344611.ldo

Tập trung 5 nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm tiến độ dự án đường dây 500 kV mạch 3

Việc hoàn thành các dự án đường dây 500 kV từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trước 30 tháng 6 năm 2024 là yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện cho miền Bắc để phát triển kinh tế...

Bài toán nguồn cung, giá vàng dưới góc nhìn chuyên gia kinh tế

Thiếu nguồn cung vàng Người Đưa Tin (NĐT): Trước diễn biến giá vàng tăng liên tục thời gian qua, Ngân hàng Nhà Nước đã thực hiện nhiều phiên đấu thầu vàng nhưng vẫn chưa bình ổn được do nhiều nguyên nhân. Ở góc độ chuyên gia, theo ông, việc đấu thầu có giải quyết được thực trạng này? Tiến sĩ Trần Nguyên Đán: Giá vàng thời gian vừa qua liên tục tăng giảm, và có xu hướng tăng. Vấn đề...

Mới nhất

Những khu vườn cổ tích giữa núi rừng Đà Lạt

Vườn hoa tại Đà Lạt, quy tụ nhiều loài hoa độc đáo của xứ sở mờ sương đang gây chú ý trên cộng đồng mạng, thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, nhất là giới trẻ... Nguồn:https://www.facebook.com/watch?v=429791019763011  

Múa rối nước mang đến cho khán giả những trải nghiệm văn hóa độc đáo, khó quên

Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo, đã và đang được gìn giữ, đồng thời phát triển xứng tầm giá trị.

Xúc động hình ảnh bé gái 4 tuổi hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư

23/05/2024 | 19:18 TPO - Với thông điệp “Bao nhiêu sợi tóc - Bấy nhiêu sợi tình”, nhiều người đã tình nguyện hiến mái tóc của...

Phúc lợi thỏa đáng, động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

Lương, thưởng thỏa đáng là động lực tăng năng suất lao động Tham luận tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức ngày 26/5, TS Phạm Thu Lan, Viện Công nhân-Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: chế độ lương, thưởng, phúc...

Mới nhất