Trang chủPolitical ActivitiesCần giải pháp đột phá đổi mới, phát triển giáo dục mầm...

Cần giải pháp đột phá đổi mới, phát triển giáo dục mầm non


Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các thành viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo (GDĐT) giai đoạn 2023-2026; Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Lai Châu, Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Gia Lai, Sóc Trăng; đại diện một số Bộ, ngành, Uỷ ban của Quốc hội.

Nhiều khó khăn, tồn tại với bậc học nền tảng

Báo cáo về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết: Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Luật Giáo dục 2019 khẳng định: “GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; GDMN nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam”.

Quang cảnh phiên họp

10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có GDMN. Qua việc triển khai thực hiện ở các cấp, các địa phương trên phạm vi toàn quốc, GDMN từ cấp học còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, mạng lưới trường lớp chưa được quan tâm quy hoạch, đến nay, đã có bước phát triển khá toàn diện, tạo nền tảng cơ bản để phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Chương trình GDMN được điều chỉnh từng bước để phù hợp hơn với thực tiễn. Việc thực hiện thành công mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đã tạo cơ chế, động lực thúc đẩy GDMN phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi được tới cơ sở GDMN, được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục theo Chương trình GDMN, chuẩn bị các điều kiện cho trẻ em sẵn sàng vào lớp 1.

Quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp được quan tâm thực hiện, góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ em đến trường và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình GDMN được quy chuẩn và quan tâm đầu tư.

Chính phủ ban hành chính sách phát triển giáo dục mầm non. Các chính sách hỗ trợ tổ chức nấu ăn, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo vùng khó khăn, hỗ trợ giáo viên dạy lớp ghép và tăng cường tiếng Việt, hỗ trợ con em công nhân… đã góp phần nâng cao chất lượng GDMN.  

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi báo cáo tại phiên họp

Bên cạnh những thành tựu, GDMN vẫn là bậc học còn nhiều hạn chế, tồn tại. Chương trình chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo NQ 29-NQ/TW, yêu cầu về Chương trình GDMN tại Luật Giáo dục, chưa liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng nhu cầu đi học của trẻ. Năng lực đáp ứng nhu cầu huy động trẻ của mạng lưới cơ sở GDMN còn hạn chế. Tỷ lệ huy động: trẻ nhà trẻ mới đạt 32,1%,  trẻ mẫu giáo 3 – 5 tuổi mới đạt 93,1%. Hiện có khoảng gần 300.000 trẻ em mẫu giáo 3 – 4 tuổi chưa được đến trường, chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hệ thống trường mầm non công lập hiện nay chưa đủ điều kiện để nhận thêm trẻ. Hệ thống trường ngoài công lập khó phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt ở những nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Tại các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị đông dân cư, phần lớn trẻ em con công nhân, con của người lao động đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở GDMN độc lập với điều kiện về chất lượng còn nhiều hạn chế.

Cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng để thực hiện Chương trình GDMN. Hiện nay tính riêng cấp học mầm non, toàn quốc còn khoảng trên 5.000 phòng học nhờ, học tạm không đảm bảo an toàn; số phòng học kiên cố mới đạt khoảng 82%; thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDMN, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, miền núi.

Đại biểu dự phiên họp

Đội ngũ giáo viên thiếu nhiều, chất lượng chưa bảo đảm. Tình trạng thiếu giáo viên mầm non kéo dài trong nhiều năm chưa được giải quyết. Hiện nay toàn quốc còn thiếu khoảng 50.000 giáo viên mầm non. Trong bối cảnh thiếu nhưng các địa phương vẫn thực hiện tinh giản biên chế viên chức là giáo viên mầm non. Tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc và nghề giáo viên mầm non ngày càng ít hấp dẫn do thu nhập đang thấp nhất trong các cấp học, trong khi giáo viên chịu áp lực công việc cao nhất, thời gian làm việc trong ngày tại cơ sở GDMN dài nhất (9-12 giờ mỗi ngày).

Mục tiêu “công bằng” trong phát triển GDMN chưa bảo đảm. Khoảng cách trong đảm bảo các điều kiện giáo dục giữa các vùng miền còn khá lớn. Vẫn còn 40,9% trẻ em vùng khó khăn chưa được tiếp cận với GDMN.

GDMN cần có được những giải pháp đột phá để thay đổi hiện trạng, thay đổi quan điểm đầu tư để có Chương trình giáo dục tốt, đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giáo viên mầm non, về cơ sở vật chất, trường lớp để mọi trẻ em mầm non có cơ hội tiếp cận GDMN có chất lượng.

Tiền đề cho sự đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, hơn 10 năm qua, giáo dục và đào tạo của đất nước đã có nhiều sự thay đổi mang tính cách mạng. Đổi mới thể hiện ở hầu hết các thành tố, các khâu, các đối tượng của giáo dục; tuy nhiên được tiến hành mạnh mẽ và được chú ý nhiều hơn ở giáo dục đại học, giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên họp

GDMN của cả nhà trẻ, mẫu giáo cũng đã có những đổi mới. Theo Bộ trưởng, chúng ta đã thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trên phạm vi cả nước và thu được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, về sự đầu tư, sự quan tâm, sự chuyển biến vẫn chưa thực sự nhiều như mong muốn.

Hiện nay, với chủ trương phát triển con người một cách toàn diện, lấy dạy người làm gốc, lấy sự phát triển con người để làm nền tảng cho sự phát triển của nguồn nhân lực, thì việc đổi mới và chăm lo cho GDMN càng trở nên quan trọng.

Với một quốc gia, sự chăm sóc và đầu tư cho trẻ em vừa thể hiện tính nhân văn, sự ưu việt của chế độ, cũng vừa là logic tất yếu theo yêu cầu của khoa học giáo dục. Đây là tiền đề cho sự đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục.

Tại phiên họp, các ý kiến đều thống nhất vai trò quan trọng của GDMN và cần tăng cường sự quan tâm, đầu tư cho cấp học này. Việc cần ban hành Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập GDMN cho trẻ 3-5 tuổi, Nghị quyết về đổi mới Chương trình GDMN cũng được nhiều ý kiến đồng thuận; kèm theo đó là yêu cầu tính toán kỹ điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi trong triển khai.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam trao đổi tại phiên họp

“Chúng ta phải nhận thức lại vai trò của giáo dục, đào tạo, đặc biệt là 1000 ngày đầu đời của trẻ em”. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh khi phát biểu tại phiên họp và cho rằng, điểm nghẽn hiện nay với GDMN cả ở nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và sự quan tâm của các địa phương, của các cấp. Dù GDMN đã được quan tâm nhưng chưa đủ so với yêu cầu.

Từ đó, nguyên Phó Chủ tịch nước bày tỏ sự đồng tình với việc cần phổ cập GDMN cho trẻ từ 3-5 tuổi. Muốn phổ cập GDMN từ 3-5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình.

Ông Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định cần thể chế hóa chủ trương trong Nghị quyết số 42 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; trong đó có nội dung “hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi” đến năm 2030. Đồng thời nhất trí với kiến nghị của Bộ GDDT về xây dựng Nghị quyết về phổ cập trẻ 3-5 tuổi trình Quốc hội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao đổi tại phiên họp

Chia sẻ từ thực tế các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi trẻ em 3-5 tuổi nếu được học mầm non tiếng phổ thông tốt hơn, mạnh dạn hơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: Không nên bàn nên hay không nên phổ cập GDMN cho trẻ từ 3-5 tuổi mà nên bàn làm thế nào.

Từ góc độ địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đều thống nhất sự cần thiết đổi mới GDMN và triển khai phổ cập GDMN cho trẻ từ 3-5 tuổi.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, vấn đề cần quan tâm là giải quyết thiếu giáo viên, hiện nay giáo viên mầm non thiếu nhưng dù có chỉ tiêu tuyển dụng cũng không tuyển dụng được vì thiếu nguồn tuyển. Bà Vũ Thu Hà cho rằng, cần có giải pháp để có lộ trình đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng giáo viên.

Đổi mới giáo dục mầm non: Làm kỹ và làm chắc

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo đánh giá cao sự chuẩn bị và nỗ lực của Bộ GDĐT trong xây dựng các đề án về “Đổi mới, phát triển GDMN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Thủ tướng đồng thời hoan ngênh, cảm ơn các ý kiến đóng góp tại phiên họp với tinh thần chung là mong muốn nền giáo dục nước nhà phát triển hơn nữa và phù hợp xu thế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp

Khẳng định vị trí, tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo với sự phát triển đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, nhận thức vậy để tiếp cận giải quyết vấn đề của giáo dục theo hướng tổng thể, toàn diện, bao trùm nhưng phải căn cứ vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Nhắc tới Nghị quyết số 42 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó có chỉ tiêu đến năm 2030 “Hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi”, Thủ tướng chỉ đạo, phải thế chế hoá, cụ thể hoá chủ trương của Đảng.

Cụ thể, theo Thủ tướng, thực trạng GDMN còn nhiều bất cập, khó khăn. Muốn thực hiện được mục tiêu của Đảng, cần giải quyết, tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn và muốn tháo gỡ được khó khăn phải có đề án. Bộ GDĐT đã triển khai xây dựng đề án và cần xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

Về những việc cần làm tiếp theo, Thủ tướng lưu ý, Bộ GDĐT tiếp tục hoàn thiện đề án. Trong đó làm rõ hơn, mạch lạc hơn căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý, thực trạng thực tế hiện nay, thẩm quyền xem xét từng nội dung, đề xuất Chính phủ làm gì, Quốc hội làm gì, các Bộ, ngành, địa phương làm gì.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự phiên họp chụp ảnh lưu niệm

Thủ tướng cũng chỉ đạo cần làm rõ nội hàm của đổi mới GDMN. Đó là phải phù hợp với quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nước là đào tạo và phát triển toàn diện con người; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; phù hợp với thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước trong bối cảnh hiện nay; đổi mới cách huy động nguồn lực thông qua hợp tác công – tư là chính…

Với những điểm “nghẽn” lớn hiện nay của GDMN, Thủ tướng đề nghị làm rõ để có cơ sở đề xuất giải quyết phù hợp. Cụ thể là điểm “nghẽn” thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, tiếp cận GDMN chưa bình đẳng nhất là vùng sâu vùng xa và người yếu thế. Để giải quyết, Thủ tướng gợi mở cần có cơ chế chính sách huy động nguồn lực con người và nguồn lực vật chất, trong đó rà soát lại cơ chế hiện hành, những gì đã có, những gì đã có nhưng chưa làm được…

Từ ý kiến góp ý tại phiên họp, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GDĐT tiếp thu và tiếp tục hoàn thành đề án để trình các cấp có thẩm quyền. Các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ GDĐT trong quá trình hoàn thiện đề án. Tinh thần chung theo Thủ tướng là không cầu toàn nhưng không nóng vội; chuẩn bị kỹ lưỡng, làm kỹ và làm chắc.

Đến năm 2030, giáo dục mầm non tập trung vào 3 mục tiêu:

1. Đổi mới Chương trình GDMN theo tiếp cận năng lực, tôn trọng quyền của trẻ em, dựa trên trục tình cảm – xã hội phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi và sự phát triển toàn diện của trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đặt nền móng để hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.

2. Tăng cơ hội tiếp cận GDMN có chất lượng cho trẻ em mầm non thông qua thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo; nâng cao cơ hội tiếp cận và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nhà trẻ và nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong các cơ sở GDMN.

3. Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư; coi trọng phát triển giáo dục hoà nhập và vấn đề công bằng trong xây dựng, triển  khai các chính sách nhà nước dựa trên quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm với với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel

(Mic.gov.vn) - Chiều ngày 3/4/2024, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã thăm và làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ. Tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong quý I/2024, những thách thức, khó khăn phải đối mặt tại thị trường trong nước cũng...

THƯ CHÚC MỪNG CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC NHÂN DỊP KỶ NIỆM 16 NĂM THÀNH LẬP LPBANK

Nhân dịp kỷ niệm 16 năm thành lập Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (28/3/2008-28/3/2024), Tổng Giám đốc trân trọng gửi Quý Khách hàng, Cổ đông, Đối tác, Cán bộ Nhân viên cùng gia đình thư chúc mừng:

Lễ kỷ niệm 1 năm hợp tác giữa Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp và TikTok Việt Nam…

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, thương mại điện tử là một trong những trụ cột góp phần tăng trưởng quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay. Đối với ngành nông nghiệp, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021-2025, việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu, tuyên truyền quảng bá và hỗ...

Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc ký kết Quy chế phối hợp và chia sẻ thông tin thống kê

Dự Lễ ký kết về phía Bộ Nội vụ có: Vụ trưởng Vụ Kế Hoạch tài chính, Nguyễn Thị Bích Thủy; Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Hoàng Quốc Long; Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trần Thị Thái; Phó Vụ Trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Nguyễn Hữu Thành; Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế, Đào Thị Hồng Minh; Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Nguyễn Xuân Tự; Phó Vụ trưởng -...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2025 hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 4 huyện và 1 thành phố, 1 thị xã đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Còn lại 2 địa phương là TP Vũng Tàu và huyện Côn Đảo đang làm thủ tục để được công nhận. Tính đến hết tháng 3/2024, tỉnh có 5/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 3...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giáo dục Việt Nam và bang Hessen, Đức

Vui mừng được đón đoàn của Bộ Khoa học và Nghiên cứu, Nghệ thuật và Văn hóa bang Hessen, Đức tới thăm và làm việc với Bộ GDĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đồng thời chúc mừng ngài Timon Gremmels vừa chính thức nhận nhiệm vụ Bộ trưởng. Thứ trưởng chúc Bộ trưởng và đoàn công tác sẽ có chuyến công tác đầu tiên tại Việt Nam thành công và đáng nhớ. Quang cảnh buổi tiếp Khẳng định chuyến đi...

Nữ giáo sư Việt Nam đạt giải thưởng Kovalevskaia

Giải thưởng Kovalevskaia mang tên nhà toán học Nga Sophia Kovalevskaia bắt đầu trao tại Việt Nam vào năm 1985. Đây là giải thưởng được trao thường niên cho các nhà khoa học nữ xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên - một lĩnh vực có vai trò then chốt trong nền kinh tế tri thức. Giải thưởng Kovalevskaia là thành quả sau 28 năm nghiên...

Sẵn sàng cho Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc giai đoạn 1 năm 2024

Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc là hoạt động thường niên do Bộ GDĐT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức định kỳ 4 năm một lần. Tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động này gián đoạn từ năm 2016 (lần thứ IX) đến năm 2024 mới tổ chức lần thứ X. Quang cảnh buổi làm việc của đoàn công tác Bộ GDĐT với Ban Tổ chức của tỉnh Đắk Lắk Hoạt động...

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chúc mừng TPHCM là Thành phố học tập toàn cầu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc dự, chúc mừng và trao Chứng nhận thành phố học tập toàn cầu của UNESCO cho TPHCM. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc trao Chứng nhận thành phố học tập toàn cầu của UNESCO cho bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND...

Sớm triển khai các thỏa thuận hợp tác Việt Nam

Giai đoạn hợp tác mới Việt Nam - Angola Cảm ơn Bộ trưởng Téte António đã dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng củng cố quan hệ hợp tác với các nước có quan hệ truyền thống lâu đời như Angola. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chào xã giao Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Angola Téte António Thông báo về những kết quả tốt đẹp của Kỳ họp thứ VII...

Bài đọc nhiều

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan và Triển lãm quốc tế Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt …

Đây là hoạt động bên lề sự kiện “Hội nghị Liên ngành Hội đồng và Giám sát lần thứ 2 khoá 30” từ ngày 08 - 09/04/2024 của Tổng hội Thương Mại Đài Loan Thế Giới được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, với 2000 Đại biểu thuộc 176 Hiệp hội thành viên ở 72 quốc gia trên toàn thế giới. Đài Loan hiện là đối tác đầu tư lớn thứ 4 và đối tác thương mại...

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 39 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 02 và 03/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 39. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: I- Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ 37 đối với Ban cán...

Công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam

(ĐCSVN) - Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) lần thứ 15 phản ánh cảm nhận, trải nghiệm, ý kiến và kỳ vọng của người dân Việt Nam về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023. PGS, TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia...

Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hội nghị được diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Theo quy định của Tổ chức Hải quan Thế giới, mã HS của Hệ thống Hài hòa về Mô tả và Mã hóa Hàng...

Kiên Giang triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại, giai đoạn 2022-2026

UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại, giai đoạn 2022-2026 nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại, đưa văn hóa thành sức mạnh nội sinh, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh nhanh và bền vững. ...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm với với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel

(Mic.gov.vn) - Chiều ngày 3/4/2024, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã thăm và làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ. Tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong quý I/2024, những thách thức, khó khăn phải đối mặt tại thị trường trong nước cũng...

Lễ kỷ niệm 1 năm hợp tác giữa Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp và TikTok Việt Nam…

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, thương mại điện tử là một trong những trụ cột góp phần tăng trưởng quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay. Đối với ngành nông nghiệp, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021-2025, việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu, tuyên truyền quảng bá và hỗ...

Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc ký kết Quy chế phối hợp và chia sẻ thông tin thống kê

Dự Lễ ký kết về phía Bộ Nội vụ có: Vụ trưởng Vụ Kế Hoạch tài chính, Nguyễn Thị Bích Thủy; Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên, Hoàng Quốc Long; Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trần Thị Thái; Phó Vụ Trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Nguyễn Hữu Thành; Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế, Đào Thị Hồng Minh; Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Nguyễn Xuân Tự; Phó Vụ trưởng -...

Công an Thành phố Hà Nội và Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 03/4/2024, tại trụ sở Công an Thành phố Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì buổi Hội đàm với Đoàn đại biểu Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va do Thiếu tướng Nô-vi-cốp Vơ-la-đi-xláp A-na-tô-li-ê-vích, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va, làm Trưởng đoàn.   Phát biểu tại buổi Hội đàm, Trung tướng Nguyễn Hải Trung bày tỏ vui mừng được gặp lại Thiếu...

Người Phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề báo chí quan tâm

Chiều 03/4/2024, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an đã trả lời một số vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến lĩnh vực công tác của Bộ Công an. Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ tháng 3/2024. Về tiến độ điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Trung...

Mới nhất

Bộ Nội vụ điều chỉnh thời gian thanh tra tại 4 tỉnh, thành phố và 3 cơ quan

Theo tìm hiểu ngày 4.4 của PV Lao Động, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-BNV về việc điều chỉnh Kế hoạch thanh tra năm 2024 của Bộ Nội vụ.Theo đó, Bộ Nội vụ quyết định điều chỉnh thời gian tiến hành 7 cuộc thanh tra trong năm...

Công an Thành phố Hà Nội và Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 03/4/2024, tại trụ sở Công an Thành phố Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì buổi Hội đàm với Đoàn đại biểu Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va do Thiếu tướng Nô-vi-cốp Vơ-la-đi-xláp A-na-tô-li-ê-vích, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Nội vụ thành phố Mát-xcơ-va, làm...

Người Phát ngôn Bộ Công an thông tin một số vấn đề báo chí quan tâm

Chiều 03/4/2024, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, Người Phát ngôn Bộ Công an đã trả lời một số vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến lĩnh vực công tác của Bộ Công an. Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an phát biểu tại buổi...

Phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống, nâng cao hiệu quả cai nghiện ma tuý

Chiều 03/04/2024, tại trụ sở Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống, nâng cao hiệu quả cai nghiện ma tuý (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo.   Dự phiên họp có đồng...

Mới nhất