Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCảng biển Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành...

Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt


Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt- Ảnh 1.
Cảng Cát Lái (TPHCM)

Quyết định số 422/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nâng cao năng lực hệ thống cảng biển

Trong đó, Quyết định số 422/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu về năng lực và kết cấu hạ tầng của hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 như sau:

– Về năng lực: Đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.249 đến 1.494 triệu tấn (trong đó hàng container từ 46,3 đến 54,3 triệu TEU, chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế); hành khách từ 17,4 đến 18,8 triệu lượt khách. (Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 đặt mục tiêu Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua 1.140 đến 1.423 triệu tấn hàng hóa; 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách).

– Về kết cấu hạ tầng: Ưu tiên phát triển các khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), xây dựng khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ – Thành phố Hồ Chí Minh). Nghiên cứu cơ chế chính sách phù hợp phát triển từng bước cảng trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa) để khai thác tiềm năng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Quy hoạch định hướng phát triển bến cảng Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ đồng bằng sông Cửu Long để có thể triển khai đầu tư khi có đủ điều kiện; các cảng biển quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng; các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp; các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế – xã hội gắn với quốc phòng – an ninh và chủ quyền biển đảo.

Đến năm 2050, năng lực hệ thống cảng biển đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,2 đến 4,8%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,2 đến 1,3 %/năm.

Sửa đổi quy hoạch các nhóm cảng biển, cảng biển và khu bến cảng

Quyết định số 422/QĐ-TTg cũng sửa đổi, bổ sung quy hoạch các nhóm cảng biển, cảng biển và khu bến cảng như sau.

Nhóm cảng biển số 1 gồm 05 cảng biển: cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định và cảng biển Ninh Bình.

Nhóm cảng biển số 1

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 322 đến 384 triệu tấn (hàng container từ 13 đến 16 triệu TEU); hành khách từ 281 đến 302 nghìn lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,0 đến 5,3 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,5 đến 1,6%/năm. Hoàn thành đầu tư khu bến cảng Lạch Huyện, Cái Lân và di dời các bến cảng trên sông Cấm phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng; đầu tư phát triển các bến cảng tại khu bến Nam Đồ Sơn – Văn Úc, Cẩm Phả, Hải Hà.

Nhóm cảng biển số 2 gồm 6 cảng biển: cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế.

Nhóm cảng biển số 2

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 182 đến 251 triệu tấn (hàng container từ 0,4 đến 0,6 triệu TEU); hành khách từ 374 đến 401 nghìn lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6 đến 4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,4 đến 0,5%/năm. Hoàn thiện đầu tư, phát triển cụm cảng Nghi Sơn – Đông Hồi, Vũng Áng và Sơn Dương – Hòn La.

Nhóm cảng biển số 3 gồm 8 cảng biển: cảng biển Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa), cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Phú Yên, cảng biển Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), cảng biển Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận.

Nhóm cảng biển số 3

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 160 đến 187 triệu tấn (hàng container đạt từ 2,5 đến 3,1 triệu TEU, chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế); hành khách từ 3,4 đến 3,9 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5 đến 5,5 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,7 đến 1,8%/năm. Hoàn thành đầu tư toàn bộ khu bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) và hình thành cảng phục vụ hàng hóa trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Khánh Hòa).

Nhóm cảng biển số 4 gồm 5 cảng biển: cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An.

Nhóm cảng biển số 4

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 500 đến 564 triệu tấn (hàng container từ 29 đến 33 triệu TEU, chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế); hành khách từ 2,8 đến 3,1 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5 đến 3,8 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9 đến 1,0 %/năm. Hoàn thành đầu tư các bến cảng Cái Mép Hạ, tiếp tục đầu tư khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh để hình thành cụm cảng trung chuyển quốc tế quy mô lớn có tầm cỡ khu vực Châu Á và quốc tế tại cửa sông Cái Mép (bao gồm khu bến Cái Mép và Cần Giờ), hoàn thành công tác di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn và tiếp tục nghiên cứu di dời các khu bến khác phù hợp với phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm cảng biển số 5 gồm 12 cảng biển: cảng biển Cần Thơ, cảng biển Đồng Tháp, cảng biển Tiền Giang, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Bến Tre, cảng biển An Giang, cảng biển Hậu Giang, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển Trà Vinh, cảng biển Cà Mau, cảng biển Bạc Liêu và cảng biển Kiên Giang.

Nhóm cảng biển số 5

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 86 đến 108 triệu tấn (hàng container từ 1,3 đến 1,8 triệu TEU); hành khách từ 10,5 đến 11,2 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5 đến 6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 đến 1,25%. Hình thành cảng cửa ngõ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/cang-bien-thanh-pho-ho-chi-minh-quy-hoach-tiem-nang-thanh-cang-bien-dac-biet-374563.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Ngoại giao lên tiếng về các bình luận kích động, chia rẽ tình cảm Việt Nam

Ngày 23/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về yêu cầu của phía Campuchia đề nghị Việt Nam hợp tác điều tra thông tin một số tài khoản mạng xã hội được cho là của công...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình về chính sách tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Tại phiên thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ thêm một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu.Mở đầu phần giải trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà...

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp (Hà Nội)

Theo Quyết định, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp có tổng vốn đầu tư 2.938 tỷ đồng; quy mô sử dụng đất của dự án là 174,88 ha.Địa điểm thực hiện dự án tại...

Bổ sung giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động

Sớm sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàngTại phiên họp, các đại biểu cũng đóng góp một số ý kiến xoay quanh nội dung bình đẳng giới. Theo đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp...

Đổi mới công tác tuyển sinh đi đôi với đổi mới trong giáo dục

PV: Bước vào mùa tuyển sinh mới, Trường đã chuẩn bị những gì cho việc thu hút sinh viên? Đặc biệt với những ngành học đặc thù?PGS.TS Hoàng Anh Huy: Trong mùa tuyển sinh mới, Trường Đại học TN&MT Hà Nội đã chuẩn bị nhiều phương...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng ký kết với Cục cấp thoát nước TP Kitakyushu (Nhật Bản) nâng cao khả năng cấp nước

Ông Mochiyama, Cục trưởng Cục Cấp thoát nước thành phố Kitakyushu khẳng định, thành phố Kitakyushu đã ứng dụng uBCF đầu tiên, đến nay đã vận hành được hơn 20 năm, với những kinh nghiệm đó chắc chắn sẽ giúp ích vận hành hiệu quả cho uBCF tại Nhà máy nước An Dương (Hải Phòng).Theo Biên bản ghi nhớ về đảm bảo vận hành Bể lọc u-BCF nhà máy nước An Dương giữa Công ty Cổ phần Cấp...

VN-Index đảo chiều cuối phiên, chính thức vượt mốc 1.280 điểm

Thị trường mở cửa với trong trạng thái kém tích cực trước tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư. VN-Index liên tục giằng co liên tục trong phiên sáng với biên độ khá rộng. Nhóm dầu khí tác động tích cực lên chỉ số, nổi bật PLX tăng kịch trần ngay từ đầu phiên, các mã GAS, BSR, POW, PVD cũng tăng điểm tốt. Diễn biến này trái ngược với sự biến động của giá dầu thô...

Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành: Động lực thúc đẩy phát triển khu vực vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Động lực thúc đẩy phát triển vùng UBKT nhất trí sự cần thiết đầu tư Dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình số 112, nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/5

Tỷ giá trung tâm tăng 4 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,44 điểm hay lũy kế giải ngân vốn nước ngoài của các địa phương tính đến 15/5/2024 mới chỉ đạt 5,7% kế hoạch vốn được giao... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 21/5. Điểm lại thông tin kinh tế tuần 13-17/5 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/5 ...

Cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành: Động lực thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Động lực thúc đẩy phát triển vùng UBKT nhất trí sự cần thiết đầu tư Dự án với những lý do đã nêu tại Tờ trình số 112, nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030...

Cùng chuyên mục

Hội nghị triển khai Thông tư quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Hội nghị có sự tham dự của Đại diện Ban lãnh đạo CIC, Ban lãnh đạo NHNN Chi nhánh Thanh Hóa và Nghệ An cùng hơn 270 đại biểu là đại diện cho hơn 120 Quỹ TDND và 01 Tổ chức TCVM trên địa bàn.Tại Hội nghị, bà Vũ Thị Phương Thảo, Trưởng phòng Kiểm soát Dữ liệu CIC đã giới thiệu về Thông tư 15 và Hệ thống chỉ tiêu TTTD được Thống đốc ký ban hành...

Vàng miếng rơi tự do, vàng nhẫn giảm sâu

Cập nhật giá vàng SJCDự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh chỉ số USD tăng lên. Ghi nhận lúc 17h30 ngày 23.5, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,670 điểm (giảm 0,16%).Giá vàng giảm phiên thứ ba liên tiếp, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản cuộc họp gần đây nhất, cho...

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, hôm nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. Đánh giá cao nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng đầu năm đạt cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên các đại biểu cũng đánh giá các khu vực kinh tế...

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp (Hà Nội)

Theo Quyết định, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phụng Hiệp có tổng vốn đầu tư 2.938 tỷ đồng; quy mô sử dụng đất của dự án là 174,88 ha.Địa điểm thực hiện dự án tại...

Thêm một ngân hàng chốt thời gian trả cổ tức bằng tiền mặt 

Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2023 bằng tiền và cổ phiếu là ngày 3/6/2024.  Theo đó, ACB sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt theo tỉ lệ 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 13/6. Với hơn 3,8 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, số tiền...

Mới nhất

Cận cảnh khu tái định cư cao tốc Phan Thiết

Sau gần 4 năm thi công, khu tái định cư cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) sắp hoàn thành sẽ là nơi ở mới cho khoảng 220 hộ dân bị ảnh hưởng. Các hộ dân sẽ được bốc thăm nhà trong tháng 6 này. ...

Có 49 căn đã cưỡng chế và di dời

TPO - Liên quan khu biệt thự 79 căn xây dựng trái phép tại Phú Quốc, ngày 22/5, một lãnh đạo Thành uỷ Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang xác nhận, đến nay có 49 căn đã cưỡng chế và di dời. Theo đó, tính đến ngày...

Người bệnh tiểu đường ăn bún nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bún không?Người ...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hoàng Su Phì lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 30/5

Đại hội nhằm tổng kết, đánh giá thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và triển khai 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Hoàng Su Phì lần thứ...

Mới nhất