Trang chủNewsThế giớiChâu Âu thích ứng với những tác động kéo dài do chiến...

Châu Âu thích ứng với những tác động kéo dài do chiến sự Nga – Ukraine


Châu Âu thích ứng với những tác động kéo dài do chiến sự Nga - Ukraine  - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp đón các lãnh đạo châu Âu đến thăm thủ đô Kiev hồi tháng 6/2022 (Ảnh: AFP).

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã bước sang năm thứ hai và chưa có dấu hiệu chấm dứt khi triển vọng hòa đàm vẫn khá xa vời. Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã khiến các nước châu Âu gia tăng cảnh giác trước các biến động và mối đe dọa định chính trị; đồng thời khiến các lãnh đạo châu lục này phải thay đổi hoàn toàn quan điểm về an ninh và các mối quan hệ chính trị. Châu Âu sau khi chiến sự Ukraine bùng phát đã chứng kiến rất nhiều thay đổi mạnh mẽ.

Châu Âu sang trang mới

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã khiến cục diện châu Âu bước sang một trang mới chưa từng có kể từ sau Chiến tranh Lạnh và khiến họ phải đánh giá lại mối quan tâm an ninh của mình. Hiện nay, ở cả cấp độ NATO và EU đang diễn ra các cuộc tranh luận về việc làm thế nào để củng cố cấu trúc phòng thủ ở châu Âu cũng như an ninh chung của khối và buộc họ phải có những điều chỉnh chiến lược.

Nếu trước xung đột, Đức và Pháp đã có phần thất bại trong việc thích nghi với thực tế địa chính trị mới thì nay đã có những điều chỉnh lớn. Đặc biệt là Đức, sau nhiều năm từ chối tăng chi tiêu quân sự bất chấp áp lực lớn từ Mỹ, ngày 27/2/2022- chỉ 03 ngày sau khi xung đột nổ ra –  Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cam kết chi 2% GDP cho ngân sách quốc phòng như mục tiêu của NATO. Cũng theo một tài liệu của chính phủ Đức mà hãng Bloomberg tiếp cận được ngày 5/12, nội các của ông Scholz đã dành 10 tỷ euro (10,5 tỷ USD) để mua 35 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35A Lightning II của Mỹ. Dự kiến lô máy bay đầu tiên sẽ được giao vào năm 2026. Đức cũng từ bỏ chính sách không cung cấp vũ khí cho các vùng chiến sự khi cam kết chuyển xe tăng Leopard 1 cho Ukraine, đồng thời hối thúc đồng minh khẩn trương hành động tương tự. Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều thập niên, chính sách an ninh được Đức đặt ngang bằng chính sách đối ngoại.

Hơn nữa, các diễn biến địa chính trị vừa qua cũng đã kéo các quốc gia NATO đoàn kết hơn, hình thành “Khái niệm chiến lược an ninh mới” và kết nạp thêm thành viên. Đáng kể nhất là việc Thụy Điển và Phần Lan đã từ bỏ lập trường trung lập và cùng đệ đơn gia nhập NATO vào giữa năm 2022, dẫn đến triển vọng mở rộng của NATO về phía Bắc Âu. Đây được coi là một bước chuyển lịch sử, là minh chứng cho thấy, các quốc gia châu Âu tìm đến NATO như một “chiếc ô an ninh” trong môi trường đầy bất ổn hiện nay. 

Xung đột Nga – Ukraine đã thúc đẩy các hành động không thể tưởng tưởng được của EU nhằm hỗ trợ cuộc chiến của Ukraine. Tính đến tháng 2/2023, EU và các nước thành viên đã cung cấp tổng cộng 67 tỷ euro, bao gồm 37,8 tỷ euro viện trợ kinh tế; 12 tỷ euro cho quân đội và 17 tỷ euro hỗ trợ người tị nạn Ukraine. EU cũng thành lập Phái bộ hỗ trợ quân sự tại Ukraine (EUMAM Ukraine) và đầu tháng 2 vừa qua đã quyết định cung cấp cho Ukraine gói hỗ trợ thứ 7 trị giá 500 triệu euro cùng 45 triệu euro cho hoạt động đào tạo của Phái bộ.

Dù vẫn còn đâu đó những tính toán, cân nhắc thiệt hơn và phản đối nhưng EU và đồng minh đã thống nhất áp đặt nhiều gói trừng phạt rất nặng nhắm vào Nga, tiếp nhận hàng triệu người tị nạn Ukraine. Hơn nữa, điều quan trọng đến nay là phần lớn các quốc gia EU đã từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga trong một sự thay đổi sâu rộng dưới áp lực lạm phát gay gắt.

Bên cạnh đó, cho dù còn nhiều ràng buộc pháp lý và chưa có tiền lệ nhưng EU vẫn đang thảo luận tích cực về khả năng giải ngân các tài sản của Nga bị tịch thu để phục vụ quá trình tái thiết Ukraine. Hồi tháng 9/2022, Ngân hàng thế giới (WB) đã ước tính, chi phí phục hồi và tái thiết Ukraine sẽ lên tới 349 tỷ euro, tuy nhiên, nếu xung đột vẫn kéo dài, con số này sẽ còn gia tăng hơn nữa. Hiện các quốc gia thành viên EU như Ba Lan và các nước Baltic đang thúc đẩy EU sử dụng 300 tỷ dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng để giúp tái thiết Ukraine.

Thay đổi cơ bản nhất từ cuộc chiến là việc châu Âu chuyển hướng khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Trong năm 2020-2021, EU đã nhập khẩu 29% dầu thô, 43% khí đốt tự nhiên và 54% nhiên liệu hóa thạch rắn từ Nga với chi phí hơn 71 tỷ euro. Khi xung đột nổ ra, nguồn cung năng lượng từ Nga bị gián đoạn, tạo ra cuộc khủng hoảng năng lượng lớn ở châu Âu, tác động nặng nề tới nền kinh tế của “lục địa già”.

Theo báo cáo công bố ngày 13/2 của Viện Nghiên cứu Bruegel ở Bỉ, “hóa đơn” mà châu Âu phải trả để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi sự leo thang giá năng lượng đã tăng lên gần 800 tỷ euro. Nếu tính theo bình quân đầu người, Luxembourg, Đan Mạch và Đức là 3 nước có mức chi lớn nhất.

Để “cai” khí đốt của Nga, EU và các quốc gia thành viên đã thực hiện 03 bước quan trọng: (1) Cùng các đồng minh, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với việc nhập khẩu năng lượng từ Nga, áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển, có nguồn gốc từ hoặc được xuất khẩu từ Nga; (2) Hướng tới việc đa dạng hóa các nguồn tài nguyên bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng thay thế từ các quốc gia khác như Mỹ, Na Uy, Azerbaijan, Algeria, Nhật Bản, Qatar… Các quốc gia thành viên EU cũng ký thỏa thuận với các nước giàu tài nguyên như thỏa thuận 15 năm giữa Đức và Qatar về xuất khẩu LNG. (3) Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, mở rộng quy mô năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, sự thống nhất trong các biện pháp trừng phạt tập thể đối với Nga, các hành động hỗ trợ và viện trợ quân sự của riêng từng nước thành viên EU vẫn không thể che giấu đi được các rạn nứt trong khối khi đối mặt với chiến tranh. Vẫn có nhiều người châu Âu, ở Italy và những nơi khác tin rằng, việc gửi vũ khí cho Ukraine “là một sai lầm”.

Cuộc chiến Ukraine đã bộc lộ sự khác biệt cơ bản trong quan điểm giữa Tây và Đông Âu về chính sách của EU đối với Ukraine và Nga. Có sự chia rẽ ngày càng lớn giữa các quốc gia tiền tuyến – Ba Lan và các nước vùng Baltic – và các nước Tây Âu như Pháp và Đức về phản ứng của EU đối với cuộc khủng hoảng.

Các chuyên gia đánh giá, không có nơi nào mà cuộc chiến Ukraine lại đặt ra nhiều thách thức và biến đổi hơn ở Đức. Câu hỏi nhiều người đặt ra hiện nay là liệu nước Đức có thể cân bằng được sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự hay không và rằng phần còn lại của châu Âu sẽ “cảm thấy thế nào về điều đó”.

Bên cạnh đó, vấn đề di cư, người tị nạn cũng đang là vấn đề gây chia rẽ nhất giữa các quốc gia thành viên EU.

Vai trò của Mỹ

Xung đột Nga – Ukraine không chỉ khiến NATO phát huy vai trò trở lại và củng cố thế răn đe của mình cũng như tăng cường sự hiện diện ở Đông Âu mà còn hướng sự quan tâm của nước Mỹ quay trở lại châu Âu, từ đó gia tăng sự phụ thuộc của châu lục này vào Mỹ.

Kể từ khi chiến sự diễn ra, Mỹ đã trang bị cho Ukraine vũ khí và thiết bị quân sự trị giá khoảng 30 tỷ USD, vượt xa sự hỗ trợ vũ khí của châu Âu cho Kiev ngay cả khi cho đến nay sự hỗ trợ của châu Âu cho Ukraine đã vượt quá mong đợi. Vô hình trung, điều này đang tạo áp lực rất lớn với cả EU là phải làm thế nào để vừa phải đảm bảo khả năng phòng thủ của riêng mình, vừa có thể hỗ trợ tối đa cho Ukraine, không để thua Mỹ quá xa. Áp lực sẽ gia tăng khi chiến sự kéo dài.

Hơn nữa, cuộc chiến này đã khiến cho “không gian trung lập” ở châu Âu biến mất. Chuyên gia quốc phòng người Hà Lan Korteweg nhận định: “Giờ đây không còn chỗ cho vùng xám”.

Có thể thấy, sự phụ thuộc ngày càng lớn về quân sự của châu Âu vào Washington là bằng chứng rõ ràng hơn về sự cần thiết của “quyền tự chủ chiến lược”. Một năm sau cuộc chiến ở Ukraine, châu Âu nhận thấy họ đang ở giai đoạn đầu của hành trình khó khăn hướng tới trách nhiệm chiến lược đó.

Tóm lại, cuộc xung đột tại Ukraine đã biến đổi châu Âu sâu sắc hơn bất kỳ sự kiện nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1989 và phủ bóng đen đáng ngại lên khắp châu Âu, làm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực và khiến các quốc gia trung lập ở châu lục này phải xem xét lại địa vị an ninh của chính mình. Cuộc chiến này cũng đã dẫn đến sự tăng cường phòng thủ và răn đe của NATO, buộc các quốc gia thành viên EU một mặt phải củng cố cấu trúc phòng thủ tương ứng của họ và mặt khác củng cố cấu trúc của EU.

Những thay đổi ở châu Âu là rất sâu sắc và sẽ không thể chấm dứt một sớm, một chiều nếu chiến sự Nga – Ukraine còn kéo dài. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là châu Âu phải nỗ lực tìm cách thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình nhằm sớm chấm dứt chiến tranh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Nẵng đôn đốc giải phóng mặt bằng dự án Cao tốc Hòa Liên – Túy Loan

Đà Nẵng đôn đốc giải phóng mặt bằng dự án Cao tốc Hòa Liên - Túy LoanKiểm tra thực tế việc triển khai thi công dự án Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng yêu cầu tích cực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Ngày 17/4, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông...

Thái Nguyên sắp có thêm gần 400 căn nhà ở xã hội

Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư Đại Thắng (Khu đô thị Peace Village) sẽ đưa ra thị trường 395 căn hộ, dự kiến mở bán quý IV/2025, kỳ vọng thiết lập tiêu chuẩn mới cho nhà ở xã hội trong quần thể xanh và nhiều tiện ích. Xóa bỏ định kiến xưa cũ về nhà ở xã hội Nhà ở xã hội (NOXH) là loại...

Petrovietnam tăng trưởng doanh thu 19%

Nhờ thực hiện tốt công tác quản trị biến động nên doanh thu của Petrovietnam trong quý I/2024 tiếp tục đạt mức cao đáng mức, trong khi giải ngân đầu tư còn khiêm tốn. Trong tháng 3, tất cả các chỉ tiêu sản xuất cơ bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đều tăng mạnh so với tháng 2, đặc biệt khai...

Hơn 300 doanh nhân trẻ Đà Nẵng tham gia Hội thảo Tái định vị- Tăng trưởng đột phá

Hơn 300 doanh nhân trẻ Đà Nẵng tham gia Hội thảo Tái định vị - Tăng trưởng đột pháÔng Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT chia sẻ với hơn 300 doanh nhân trẻ Đà Nẵng về những chiến lược và định hướng quan trọng cho doanh nghiệp, để giúp kiến tạo mô hình kinh doanh đột phá. Ngày 12/4,...

Chọn cổ phiếu nào để hưởng cổ tức dài hạn?

Nhóm phân tích Agriseco Research nhận định chiến lược mua cổ phiếu có cổ tức cao, tài chính lành mạnh và ngành nghề ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế là phù hợp trong bối cảnh VN-Index giảm sâu và lãi suất tiền gửi ở mức thấp. Trong báo cáo phân tích công bố ngày 19/4, nhóm phân tích của Công ty Chứng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới trẻ đổ xô đến chụp ảnh với đồng cỏ lau ở làng đại học

(Dân trí) - Cánh đồng cỏ lau ở làng đại học (khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM, thuộc địa bàn TP Dĩ An, Bình Dương) bung nở trắng xóa thu hút đông đảo các bạn trẻ đến check-in, vui chơi. Những ngày qua, cánh đồng hoa cỏ lau ở khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM (hay còn gọi là làng đại học) bung nở trắng xóa, thu hút rất đông các bạn trẻ đến chụp ảnh. Một số...

Chuyện đau lòng từ việc vợ dội ấm nước sôi lên đầu chồng

Tại Quảng Đông (Trung Quốc), sự việc người vợ đổ nước sôi lên người chồng đã khiến dư luận nước này xôn xao.Theo đoạn clip, thời điểm diễn ra sự việc, người chồng đang ngồi trên ghế, bên cạnh là bàn trà, còn người vợ đứng cạnh ấm nước siêu tốc đang đun. Khi nước sôi, người phụ nữ đột nhiên nhấc bình, trút nước lên đầu người chồng. Anh đau đớn, giãy giụa, lấy tay che đầu....

HLV Hoàng Anh Tuấn: ‘U23 Việt Nam thắng xứng đáng U23 Malaysia’

(Dân trí) - HLV Hoàng Anh Tuấn dành những lời khen ngợi tới học trò sau chiến thắng 2-0 của U23 Việt Nam trước U23 Malaysia, qua đó giành vé vào tứ kết vòng chung kết U23 châu Á 2024. Siêu phẩm đá phạt của Văn Khang cùng bàn thắng trên chấm phạt đền của Minh Khoa đã giúp U23 Việt Nam đánh bại U23 Malaysia với tỷ số 2-0 tối 20/4 trên sân Khalifa (Qatar). Thắng trận thứ 2...

Hai anh em người Việt chinh phục thành công Đại học Harvard danh giá

Hai anh em lần lượt đạt học bổng toàn phần của các trường ĐH danh giáLê Mạnh Linh là một trong số ít học sinh Việt trúng tuyển cùng lúc ba trường trong khối Ivy League (Mỹ) danh giá năm 2018.Anh học song bằng Kỹ thuật Hóa và Quan hệ quốc tế tại Đại học Yale với suất học bổng toàn phần. Ngôi trường này không chỉ hỗ trợ về vấn đề tài chính mà còn giúp anh có...

Cây đổ sau trận dông lốc ở Hà Nội, đè trúng 2 xe sang trên phố

Tối 20/4, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Đội CSGT đường bộ số 1 (Phòng CSGT, Công an Hà Nội) cho biết đơn vị vừa phối hợp với lực lượng chức năng xử lý hiện trường cây đổ trúng ô tô trên phố Quán Sứ (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).Theo số liệu đo mưa từ Công ty Thoát nước Hà Nội, mưa lớn trút xuống nhiều quận, huyện của Hà Nội...

Bài đọc nhiều

Đề xuất hoán đổi để nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Cần Thơ: Không xảy ra ùn tắc giao thông, đua xe trái phép dịp lễ 30/4 và 1/5 Lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2024 diễn...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Gen Z đang kiếm tiền ‘nhiều chưa từng thấy’

Gen Z kiếm nhiều tiền và tìm việc hiệu quả hơn so với các thế hệ trước, làm thay đổi cách người trẻ tiếp cận thị trường lao động. Thế hệ Gen Z (sinh năm 1997-2012) đang khẳng định chỗ đứng trên toàn cầu. Theo Economist, ít nhất 250 triệu người thuộc thế hệ Gen Z đang sinh sống tại các nước giàu có, khoảng 1/2 trong số đó có việc làm.Tại Mỹ, số lượng Gen Z làm việc...

Cùng chuyên mục

Người Dubai chật vật trong nước lũ

Người đàn ông lội nước trong nhà kho bị ngập tới đầu gối hôm 18/4. Cư dân Dubai Riaz Haq kể lại rằng khi đợt mưa kỷ lục khiến nước tràn vào nhà, anh đã nghĩ nước lũ sẽ rút bớt khi trời tạnh, nhưng sau đó, nước còn dâng cao hơn. "Khi chúng tôi đi ngủ, nước mới ngập nửa mét. Tới khi thức dậy, chúng tôi thấy nước ngập gấp đôi, dâng cao tới thắt lưng. Xe của...

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ kêu gọi hợp tác, giảm nhẹ bất đồng

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong kêu gọi hai siêu cường hợp tác nhằm cải thiện mối quan hệ song phương, ngay cả khi hai nước đang phải "đối mặt với các thách thức nghiêm trọng" trong nhiều vấn đề.

Hội nghị G7 tuyên bố ủng hộ Philippines trong vấn đề Biển Đông

Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố hoan nghênh sự ủng hộ của Nhóm G7 đối với Manila trong các vấn đề ở Biển Đông với Trung Quốc.

Mới nhất

Trước giờ đấu thầu, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch thế nào?

Kết thúc phiên giao dịch tuần trước, giá vàng thế giới niêm yết ở mức 2.391,77 USD/ounce, tương đương khoảng 73,2 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, giá vàng trong nước trước ngày diễn ra phiên đấu thầu gần 17.000 lượng vàng cũng ghi nhận không có sự biến động.Cụ thể, lúc 20h ngày 21/4, giá vàng tại Doji được...

Hướng dẫn viên vụ tai nạn trên sông Tiền không qua khỏi

An GiangAb Dol Ro Zak, 36 tuổi, hướng dẫn viên tàu Hang Chau Tourist Express Boat đã không qua khỏi sau hai ngày xảy ra tai nạn trên sông Tiền. Chiều 21/4, người thân của hướng dẫn viên cho biết nạn nhân vừa qua đời. Hiện gia đình làm thủ tục tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) đưa...

Sự khác biệt và cơ hội quý ở Diễn đàn Tương lai ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 - một sáng kiến do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất sẽ diễn ra tại Hà Nội vào đầu tuần tới. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho hay, có sự khác biệt lớn ở Diễn đàn tương lai ASEAN với nhiều diễn đàn quốc tế khác như Đối...

Giới trẻ đổ xô đến chụp ảnh với đồng cỏ lau ở làng đại học

(Dân trí) - Cánh đồng cỏ lau ở làng đại học (khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM, thuộc địa bàn TP Dĩ An, Bình Dương) bung nở trắng xóa thu hút đông đảo các bạn trẻ đến check-in, vui chơi. Những ngày qua, cánh đồng hoa cỏ lau ở khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM (hay còn gọi...

Mới nhất