Trang chủPolitical ActivitiesChính phủ Việt Nam cam kết "3 cùng" và "3 bảo đảm"...

Chính phủ Việt Nam cam kết “3 cùng” và “3 bảo đảm” đối với các doanh nghiệp Trung Quốc

(ĐCSVN) – Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao, như đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo chất lượng cao, xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, y tế, giáo dục…,
 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số 

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.  Cùng dự tọa đàm có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba.

Phát biểu chào mừng lãnh đạo 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển xanh, kinh tế số và các đại biểu tham dự tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với sự phát triển của kinh tế – xã hội Việt Nam nói riêng và với tổng thể quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua; khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.

 

Thủ tướng cho biết, thời gian qua, với nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Việt – Trung đang phát triển ngày càng sâu sắc, thực chất và toàn diện; nhất là sau sự kiện chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc (tháng 10/2022). Sau đó, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình (tháng 12/2023), Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đã thống nhất xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với nội hàm “6 hơn”. Đây là bước tiến lớn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và là nhân tố hết sức quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi nước cũng như đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng khẳng định cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong đóng góp vào “6 hơn” nói trên, đặc biệt là cái hơn thứ 3 “Hợp tác thực chất sâu sắc hơn”, góp phần đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trở thành điểm sáng và là một trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Trong hơn 10 năm qua, thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 4 lần; đưa Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tại ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 172 tỷ USD. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng hơn 70 lần; đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và Trung Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ 6/146 đối tác đầu tư của Việt Nam.

Trong năm 2023, hợp tác đầu tư có bước tiến đột phá, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới ở Việt Nam (tính đến tháng 3/2024, Trung Quốc có 4.418 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 27,6 tỉ USD).

Cho rằng, tọa đàm là một bước triển khai cụ thể nhận thức chung cấp cao của hai Đảng, hai nước trong tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, góp phần xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cùng với các Bộ, ngành Việt Nam trao đổi thẳng thắn, chân thành, đề xuất các ý tưởng, sáng kiến hợp tác thiết thực để trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư ngày càng “thực chất sâu sắc hơn”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc tọa đàm 

Thủ tướng đã dành thời gian thông tin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, các yếu tố nền tảng, đường lối phát triển cơ bản; các chính sách về kinh tế, văn hóa, đối ngoại, quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; về những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong gần 40 năm đổi mới. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; đã ký 16 FTA với hơn 60 nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, thành công của Việt Nam khẳng định tính đúng đắn, chiến lược của các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng 3 yếu tố nền tảng về dân chủ, pháp chế và thị trường: Xây dựng nền dân chủ XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; trên cơ sở nguyên tắc xuyên suốt là lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực chủ yếu của sự phát triển, không hy sinh tiến bộ và công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Về tình hình kinh tế – xã hội, Thủ tướng cho biết, năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Văn hóa, xã hội được chú trọng; đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

Các doanh nghiệp Trung Quốc tham dự buổi tọa đàm 

Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với nâng cao năng lực thực thi, phân bổ nguồn lực phù hợp và tăng cường kiểm tra, giám sát; chú trọng rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân.

Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nhân lực), thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), đồng thời khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới, nhất là từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, liên kết vùng, đô thị hóa, các ngành, lĩnh vực mới nổi.

Nhờ đó, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Thu hút FDI năm 2023 đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022; vốn FDI thực hiện đạt 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Trong 4 tháng đầu năm 2024, thu hút FDI đạt 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%; vốn FDI thực hiện đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2023 tăng 12 bậc theo đánh giá của Tạp chí Nhà kinh tế (Tổ chức EIU). Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022 theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc, từ vị trí 115 lên vị trí 107, tiếp tục nằm trong số các quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI cao (UNDP công bố tháng 3/2024). Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, xếp thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Về định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư chất lượng cao từ Trung Quốc, Thủ tướng cho biết Việt Nam xác định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, Việt Nam xác định rõ định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tạo kết nối lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy hợp tác công – tư.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh, Việt Nam nhu cầu và ưu tiên cao, như đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo chất lượng cao, xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, y tế, giáo dục…, xây dựng và triển khai các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác song phương đã thiết lập và các cơ chế hợp tác đa phương hai bên cùng tham gia.

Trong đó, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp lớn, có năng lực, uy tín của Trung Quốc cùng hợp tác để sớm có những dự án lớn, công nghệ cao, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc và phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững trong lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, tạo điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của các tập đoàn, của khu vực, toàn cầu.

Thủ tướng cũng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế để sớm cụ thể hóa, hiện thực hóa các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, nhất là xây dựng các tuyến đường sắt, đường bộ xuyên biên giới, thúc đẩy xây dựng các khu hợp tác qua biên giới, đẩy nhanh mở mới, nâng cấp một số cặp cửa khẩu đã thỏa thuận, triển khai thí điểm cửa khẩu thông minh, thúc đẩy số hóa các hoạt động giao thương, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; tiếp tục tạo thuận lợi cho tăng cường thương mại song phương, Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nông thủy sản, hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam.

Theo Thủ tướng, thực tiễn công cuộc đổi mới của Việt Nam cho thấy “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp”. Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Chính phủ Việt Nam cam kết “3 cùng” và “3 bảo đảm”.

“3 bảo đảm”, gồm: Bảo đảm khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn là hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam; coi trọng, khuyến khích, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các khu vực kinh tế khác; Bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư; Bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ổn định về chính sách để các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài tại Việt Nam.

“3 cùng”, gồm: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, phát triển nhanh, bền vững; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển.

Thủ tướng cho rằng, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của hai bên, trên nền tảng quan hệ song phương tốt đẹp, hợp tác kinh tế – đầu tư – thương mại Việt Nam – Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam cam kết luôn lắng nghe, tiếp tục đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam, thành công của nhà đầu tư cũng chính là thành công của Việt Nam.

Tại tọa đàm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư của Việt Nam; tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam; việc thu hút doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam. Sau khi đại diện doanh nghiệp Trung Quốc phát biểu, nêu các đề xuất kiến nghị, các bộ, cơ quan liên quan phía Việt Nam đã trao đổi, làm rõ những vấn đề liên quan.

Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba phát biểu tại tọa đàm 

Các ý kiến tại tọa đàm đánh giá, thời gian qua, với nỗ lực chung của hai bên, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển ngày càng sâu sắc, thực chất và toàn diện; nhất là sau chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc (tháng 10/2022) và sau đó là chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 12/2023). Các doanh nghiệp Trung Quốc và các bộ, ngành Việt Nam đã trao đổi nghiêm túc, thẳng thắn, cầu thị, chân thành, trách nhiệm cao, đề xuất các ý tưởng, sáng kiến hợp tác thiết thực để trụ cột hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư ngày càng thực chất sâu sắc hơn.

Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba và đại diện các doanh nghiệp Trung Quốc cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian tham dự tọa đàm. Sự kiện này cho thấy sự coi trọng cao độ của phía Việt Nam với việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Các đại biểu hoàn toàn nhất trí với các nội dung Thủ tướng đã đề cập, đánh giá cao thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Các doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc khẳng định rất coi trọng thị trường Việt Nam; môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện với những định hướng, chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp, nhất là về kinh tế số, kinh tế xanh, các lĩnh vực mới nổi; ấn tượng với sự phát triển năng động, nhanh chóng và những thành tựu kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Thông báo về các định hướng lớn, những kế hoạch, dự án, đối tác hợp tác cụ thể thời gian tới, các doanh nghiệp khẳng định tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, mong muốn gắn bó lâu dài, tham gia tích cực trong tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam, tin tưởng mạnh mẽ, vững chắc vào cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh với Việt Nam, trên nền tảng quan hệ ngày càng lớn mạnh và có nhiều điều kiện, ưu thế hợp tác độc đáo giữa hai nước.

Đại sứ Hùng Ba nhấn mạnh, phía Trung Quốc khuyến khích ngày càng có nhiều doanh nghiệp có thực lực, công nghệ, uy tín tích cực tham gia các lĩnh vực hợp tác theo các định hướng mà Thủ tướng đã đề cập./.

Minh Anh – Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn: https://dangcongsan.org.vn/noidung/tintuc/Lists/Tinhoatdong/View_Detail.aspx?ItemID=2933

Cùng chủ đề

Thủ tướng chủ trì tọa đàm với Đoàn doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Cùng dự tọa đàm có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ...

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung tiếp Trợ lý Trưởng ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung...

Theo kế hoạch hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ ngày 12-13/5, đoàn đại biểu Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Triệu Thế Thông, Trợ lý Trưởng ban dẫn đầu đã thăm và làm việc tại Việt Nam.   Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài...

Thủ tướng khảo sát dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và công tác ứng phó sạt lở tại Cần Thơ

(Chinhphu.vn) - Chiều 12/5, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án tuyến đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và nghe báo cáo, đề xuất về dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của TP. Cần Thơ. Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát dự án tuyến đường cao tốc Châu Đốc-Cần...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát hiện trường dự án kè chống sạt lở khẩn cấp ở Cần Thơ

Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ, dự án kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc có tổng mức đầu tư trên 272,4 tỷ đồng, chiều dài gần 2 km, khởi công vào ngày 20/7/2023, dự kiến hoàn thành vào...

Thủ tướng: Cả nước đang như đại công trường, địa phương phải cùng chính phủ xử lý khi thiếu vật liệu

Tiếp xúc cử tri tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính giải đáp nhiều kiến nghị của cử tri liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng, vấn đề hạn mặn, sạt lở và môi trường, an sinh xã hội… Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri quận Ô Môn, TP Cần Thơ ngày 12-5 - Ảnh: PHẠM TRUNG Chiều 12-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỷ niệm trọng thể 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(ĐCSVN) - Sáng 13/5, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024) - Nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, người chiến sỹ cộng sản xuất sắc, trung thành, tận tụy, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng cách mạng, người con ưu tú của Thủ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 33

(ĐCSVN) - Dự kiến diễn ra trong 3 ngày, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét 14 nhóm nội dung; cho ý kiến bằng văn bản đối với 5 nhóm nội dung.   Sáng 13/5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội), Ủy ban Thường...

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân

(ĐCSVN) - Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.     Điểm Hội nghị trực tiếp tại Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội (Ảnh: HNV) Sáng 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh...

Samsung dự kiến đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm và những kết quả kinh doanh tại Việt Nam của Tập đoàn Samsung, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế-xã hội; hoan nghênh và ủng hộ kế hoạch triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong thời gian tới tại Việt Nam.   Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng Giám...

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 với phương châm chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực; kiên quyết không lùi bước trước khó khăn; kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát...

Bài đọc nhiều

Nữ tiến sĩ trong top ảnh hưởng thế giới, điều hành Quỹ khoa học ‘triệu đô’

(Dân trí) - TS Lê Thái Hà, Giám đốc Quỹ VinFuture và Quỹ vì tương lai xanh, chia sẻ về hành trình nghiên cứu khoa học và mối duyên với công việc điều hành giải thưởng khoa học "triệu đô". Quỹ VinFuture thành lập từ năm 2020 với kinh phí hoạt động ban đầu được cam kết là 2.000 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, từ hai nhà sáng lập. Những ngày đầu, việc có một giải thưởng khoa học...

Vũ điệu ánh sáng ở Vườn Quốc gia Cúc Phương

Chắc hẳn tuổi thơ ai cũng từng mải miết chạy theo thứ ánh sáng lập lòe đêm hè phát ra từ những chú đom đóm nhỏ bé. Loài côn trùng chỉ có trong mùa hè càng ngày càng ít xuất hiện ở thành phố hay những nơi đông dân cư. Nếu muốn thưởng thức vũ điệu ánh sáng từ muôn ngàn chú đom đóm trong mùa hè này, hãy tới Vườn Quốc gia Cúc Phương. Nằm trên địa phận 3...

Truyền cảm hứng, khát vọng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên

Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi, lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT, đại diện một số cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các em học sinh, sinh viên. Quang cảnh diễn đàn Diễn đàn nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp giúp học sinh, sinh viên...

Loạt đặc sản Việt lọt top 100 món ẩm thực đường phố hàng đầu châu Á

Bánh mì, nem rán (chả giò) và nhiều món ăn khác của ẩm thực Việt Nam lọt top 100 món ngon đường phố hàng đầu châu Á. Bánh mì Việt Nam được đánh giá cao trong top những món ăn đường phố nổi tiếng châu Á. Ảnh: Lê Chân Trang TasteAtlas đã xếp hạng 100 món ăn đường phố châu Á ngon nhất. TasteAtlas là một trang ẩm thực chuyên đánh giá về các món ăn truyền thống, đặc sản địa...

Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số giáo dục, tạo cơ hội học tập bình đẳng

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Chuyển đổi số trong giáo dục đã đang diễn ra mạnh mẽ, với mục tiêu tăng cường áp dụng tiến bộ của công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, tăng cường hiệu quả quản lý giáo dục và xây dựng nền giáo dục mở...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam tham gia quảng bá du lịch tại Đài Loan

Dự kiến, giữa cuối tháng 6/2024 ngành du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế sẽ phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến du lịch miền Trung tại Đài Loan. Chương trình nhằm...

Lễ hội Ánh sáng đặc biệt tại Festival Huế 2024: Sắp đặt đồ sộ và kỳ công

Các tác phẩm sắp đặt được sáng tạo sẽ mang đến trải nghiệm đắm chìm trong 1 vũ trụ kỳ ảo suốt chặng đường khám phá âm thanh và ánh sáng như đưa du khách lạc vào thế giới của trí tưởng tượng. Thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch địa phương thông qua quảng bá di sản kiến ​​trúc là một trong những ưu tiên của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế. Với tinh thần đó, Đại...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 14/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục sự cố tại lò Chợ mức, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đang chỉ đạo công tác cứu hộ tại hầm lò Công ty than Quang Hanh, Thành phố Cẩm Phả. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh Công điện nêu: Theo thông tin...

Họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 tháng 5/2024

Chiều ngày 13/5/2024, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) đã tổ chức cuộc họp tháng 05/2024. Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề...

Thủ tướng chủ trì tọa đàm với Đoàn doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với Đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Cùng dự tọa đàm có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ...

Mới nhất

Toàn cảnh bán kết Hoa hậu Doanh nhân quốc gia Việt Nam

Đêm bán kết Hoa hậu Doanh nhân quốc gia Việt Nam 2024 đã khép lại đầy cảm xúc với những phần trình diễn từ các thí sinh. ...

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu 16.800 lượng vàng ngày 14/5, theo đó 8 thành viên đã trúng thầu với tổng khối lượng 8.100 lượng vàng. 8 thành viên trúng thầu 81 lô, tương đương 8.100 lượng vàng. Mức giá trúng thầu thấp nhất là 87,72 triệu đồng/lượng và mức giá trúng thầu...

Mới nhất