Trang chủNewsThời sựChính sách đặc thù phải được quy định cụ thể

Chính sách đặc thù phải được quy định cụ thể


Mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền

Ngày 15/9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho rằng việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là rất cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế; tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô… Dự thảo Luật gồm 07 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012).

Dự thảo luật quy định về chính quyền Thủ đô theo hướng mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền; có cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô; thực hiện mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 (không tổ chức HĐND phường) và bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Tăng cường tổ chức bộ máy của HĐND thành phố Hà Nội trên cơ sở kế thừa, bổ sung quy định của Nghị quyết số 160, theo đó: Tăng số lượng đại biểu HĐND, tăng tỉ lệ đại biểu HĐND chuyên trách. Tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, mở rộng thành phần của Thường trực HĐND.

Đối thoại - Sửa Luật Thủ đô: Chính sách đặc thù phải được quy định cụ thể

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Quy định cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND thành phố thuộc thành phố Hà Nội với những đặc thù vượt trội so với cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương như tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.

Dự thảo Luật phân quyền một số thẩm quyền từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho UBND thành phố Hà Nội, đồng thời mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Phân quyền cho UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND quận, huyện, thị xã; quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND thành phố Hà Nội, UBND quận, huyện, thị xã; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

Trên tổng số biên chế cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền giao, thành phố Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, mức độ hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội.

Về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, dự thảo Luật quy định về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; phát triển văn hoá, thể thao; phát triển giáo dục và đào tạo; y tế; an sinh xã hội;

Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển khu công nghệ cao; phát triển nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng đất đai; phát triển nhà ở; phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông; các biện pháp bảo vệ Thủ đô, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô…

Về chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô, dự thảo Luật có các quy định về ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu và thưởng cho Thủ đô; áp dụng một số loại phí, lệ phí chưa có trong Danh mục theo quy định của Luật Phí, lệ phí. Cho phép HĐND thành phố Hà Nội được quyền quyết định việc sử dụng ngân sách Thành phố để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội và hỗ trợ các địa phương phát triển.

Để thu hút đầu tư xã hội, dự thảo Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành. Thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Quy định một số vấn đề mang tính nguyên tắc về việc áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Phân quyền phải rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết ban hành cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Các đại biểu cho rằng các cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô có thể khác với các luật hiện hành về cùng một nội dung, lĩnh vực, nhưng phải trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp năm 2013 và phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhấn mạnh, bản chất của Luật Thủ đô là đạo luật về phân quyền, các đại biểu cho rằng các quy định trong dự thảo Luật cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô.

Đối thoại - Sửa Luật Thủ đô: Chính sách đặc thù phải được quy định cụ thể (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu kết luận phiên họp.

Trong đó, phạm vi, lĩnh vực phân quyền phải rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với năng lực thực hiện của chính quyền Thủ đô. Việc phân quyền cho Thủ đô cần tập trung chủ yếu vào chính quyền cấp Thành phố nhưng phải có cơ chế để tạo thuận lợi tối đa cho chính quyền cấp thành phố trong việc phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới.

Song song với việc phân quyền cho chính quyền tại Thủ đô thì trong Luật cần thiết kế các quy định về điều kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện và cơ chế kiểm soát quyền lực.

Phát biểu kết luận phiên họp, ghi nhận ý kiến của các đại biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị các cơ quan nghiên cứu để tiếp tục rà soát các nội dung của dự thảo Luật để bảo đảm nguyên tắc, quan điểm bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, đảm bảo phù hợp với trong khuôn khổ Hiến pháp, những vấn đề mới chưa được quy định hoặc có quy định khác với chủ trương đã được quy định cần phải có báo cáo ý kiến cấp có thẩm quyền.

Ông Tùng cũng lưu ý các chính sách phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, đảm bảo thực hiện được trên thực tế. Kế thừa những cơ chế, chính sách đặc thù của Luật hiện hành qua thực tiễn kiểm nghiệm cho thấy phù hợp và phát huy hiệu quả.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, nghiên cứu đưa vào Luật một số cơ chế, chính sách đặc thù hiện đang được thực hiện thí điểm tại một số địa phương theo Nghị quyết của Quốc hội, tuy nhiên cũng cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng bởi một khi các cơ chế, đưa vào luật phải đảm bảo tính ổn định, thực hiện lâu dài.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuẩn bị cho việc hoàn thành nhiệm vụ lập pháp của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, theo Luật Tổ chức Quốc hội, Quy chế làm việc, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất quan tâm và định kỳ tổ chức...

Đề xuất khen thưởng cá nhân tiến cử người tài

Đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị khen thưởng cá nhân tuyển dụng, tiến cử người tài và kỷ luật những ai lạm dụng đưa người quen, người thân vào các vị trí. Theo dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi trình tại hội nghị đại biểu chuyên trách sáng 26/3, các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội được ký hợp đồng hoặc phân công chức vụ quản lý, điều hành với người có tài. Người có tài được định...

Đề xuất cho Hà Nội cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp 7 vào tháng 5 tới đây. Mô hình mới để tạo đột phá cho Thủ đô Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng xác định nội dung, lĩnh vực được phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát,...

Nội dung chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần 5, cho ý kiến về 8 dự án luật sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7. 8 dự án luật cho ý kiến tại hội nghị này, gồm: Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông...

Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách thảo luận 9 dự án luật

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Kế hoạch số 759/KH-UBTVQH15 về việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV để thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2,5 ngày từ 21-23/3, tại Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất điện tự sản, tự tiêu hòa lưới vẫn có giá 0 đồng

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành văn bản số 2034/BCT-ĐTĐL, gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Các tổ chức chính trị - xã hội và Hiệp hội có liên quan; Các...

Giả danh cơ quan thuế để lừa đảo, Lãnh đạo Tổng cục Thuế nói gì?

Thời gian gần đây, việc mạo danh cán bộ thuế và cơ quan chức năng khác lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong tháng cao điểm quyết toán thuế khiến người đân hoang mang. Trước tình trạng này, tại buổi Họp báo quý I/2024 của Bộ Tài chính, ông Mai Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan đã nghiên cứu về các thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo áp dụng...

Tuyên bố bất ngờ của Lầu Năm Góc về nguy cơ leo thang ở Ukraine

Không lâu sau khi xung đột với Nga bùng nổ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã khẩn khoản yêu cầu Mỹ cung cấp các loại vũ khí tầm xa, bao gồm tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS có tầm bắn đủ để quân đội của ông tấn công vào các vị trí hậu tuyến của Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tục công khai bác bỏ khả năng chuyển giao loại tên lửa này...

Nghiên cứu đầu tư đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, triển khai các dự án trọng điểm GTVT có ý nghĩa rất lớn, trước hết là thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại...

Thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Quyết định số 500 về việc thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính và Quyết định số 501 ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính. Theo Quyết định số 500, thành lập Hội đồng sáng kiến ngành Tài chính gồm 20 thành viên, do ông Bùi Văn Khắng - Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng và Tổ thư...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Bánh mì Việt Nam được vinh danh ‘ngon nhất thế giới’

Bánh mì đứng đầu trong bảng xếp hạng 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực Taste Atlas. Bánh mì Việt Nam được đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world), do chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas công bố ngày 15/3. Một món bánh mì kẹp chà bông và không thể thiếu pate. Ảnh: Bích Phương Chuyên trang ẩm...

Cùng chuyên mục

Khen thưởng phải đúng người, đúng thời điểm, tạo sức lan tỏa trong xã hội

Ngày 29/3, tại thành phố Quy Nhơn, Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung tổ chức Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024. Tham dự có: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác Trung ương;...

Phát động sáng tác tranh cổ động về Quân đội

Trung tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) cho biết, đây là một nội dung hoạt động văn hoá, nghệ thuật trọng điểm thực hiện các Đề án kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và quân đội trong năm 2024. Lịch sử đấu tranh cách mạng, truyền thống vẻ vang của Quân đội 80 năm qua gắn với những năm tháng chiến đấu, hy sinh, thấm đẫm...

Giải cứu thành công 2 công dân Việt Nam có dấu hiệu bị mua bán, cưỡng bức lao động

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao hồ sơ và 2 công dân cho Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Việt Nam.  Hiện, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao hồ sơ và 2 công dân cho Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Việt Nam để chuyển tuyến về Tổ chức Trẻ em Rồng...

Đề xuất điện tự sản, tự tiêu hòa lưới vẫn có giá 0 đồng

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành văn bản số 2034/BCT-ĐTĐL, gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Các tổ chức chính trị - xã hội và Hiệp hội có liên quan; Các...

Mới nhất

Kiên Giang triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại, giai đoạn 2022-2026

UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại, giai đoạn 2022-2026 nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn hóa đối ngoại, đưa văn hóa thành sức...

Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Ngày 29/3, tại Bình Thuận, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính và Viện Konrad Adenauer Stiftung - Cộng hòa Liên Bang Đức đã phối hợp tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến về sửa đổi Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69)”. Phát...

Khen thưởng phải đúng người, đúng thời điểm, tạo sức lan tỏa trong xã hội

Ngày 29/3, tại thành phố Quy Nhơn, Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung tổ chức Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024. Tham dự có: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Thứ...

Đội Bình Định giành vị trí thứ 2 và 3

Ngày 29/3, tại Đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra vòng phân loại giành vị trí xuất phát giữa 18 tay đua đến từ 9 đội tham dự Giải vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề UIM F1H2O World Championship. 9 đội gồm: Bình Định (Việt Nam), CTIC China Team (Trung Quốc), Stromoy...

Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

 Ngày 29/3, tại Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2024 và các...

Mới nhất