Trang chủDestinationsHòa BìnhChuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thắt chặt quan...

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thắt chặt quan hệ song phương


Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 26/7, nhiều cơ quan báo chí Italy tiếp tục đưa đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến nước này.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Italy Sergio Mattarella hội đàm sau lễ đón. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Hãng tin Agenzia Nova đăng bài viết “Chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thắt chặt quan hệ song phương”, nêu bật chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tới Rome, nơi ông gặp Tổng thống Sergio Mattarella và Thủ tướng Giorgia Meloni, góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm ký kết quan hệ đối tác chiến lược.

Trong cuộc hội đàm sau lễ đón chính thức, Tổng thống Sergio Mattarella thông báo việc Nghị viện Italy đã phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Tổng thống Mattarella đồng thời lưu ý rằng Italy coi Việt Nam là trụ cột ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và điều này mở ra cơ hội hợp tác ngày càng tăng giữa châu Âu và Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hoan nghênh việc Nghị viện Italy phê chuẩn EVIPA đúng vào ngày Chủ tịch nước thăm cấp nhà nước tới Italy, bày tỏ tin tưởng việc thông qua hiệp định sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư song phương trong thời gian tới. Hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau: từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến quá trình chuyển đổi sinh thái, từ khoa học đến bảo vệ di sản nghệ thuật.

Tiếp đó, báo dẫn phát biểu của Thủ tướng Giorgia Meloni sau cuộc gặp với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cho biết hai nước đang tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế – thương mại, năng lượng, văn hóa, khoa học và an ninh, trong đó có việc trao đổi Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và một chương trình hợp tác văn hóa. Thủ tướng nhấn mạnh hai nước còn nhiều tiềm năng để mở rộng hợp tác, quyết tâm cùng Việt Nam đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược để cùng vượt qua các thách thức hiện nay của thế giới và khu vực. Thủ tướng Meloni và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng thảo luận về tác động của cuộc xung đột tại Ukraine trên quy mô khu vực và toàn cầu, bao gồm cả Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là về sự ổn định và an ninh lương thực và năng lượng.

Bài báo kết luận rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Italy rất có ý nghĩa vì đây là chuyến thăm Italy đầu tiên của một vị Chủ tịch nước Việt Nam sau 7 năm. Hợp tác kinh tế có vị trí quan trọng trong quan hệ song phương. Như Đại sứ Italy tại Việt Nam, Antonio Alessandro nói rằng hai nước sẽ trao đổi và có thể hỗ trợ nhau rất nhiều, bởi Italy là thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời là thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), trong khi Việt Nam là thành viên nổi bật của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cũng là một trong những nền kinh tế năng động nhất ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Kim ngạch thương mại hai chiều vượt 6,2 tỷ USD trong năm 2022, tăng 11% so với năm 2022, nhờ Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Mục tiêu tiếp theo, được đặt ra vào tháng 12/2022, là 7 tỷ USD. Hai nước cũng tăng cường hợp tác khoa học – công nghệ, với các chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2023 đã được ký kết và các dự án mới cho giai đoạn 2024-2026 vừa được công bố. Trong số các lĩnh vực được quan tâm còn có lĩnh vực vũ trụ, ngành công nghiệp Italy có truyền thống hợp tác quốc tế với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Italy Sergio Mattarella gặp gỡ báo chí sau hội đàm. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Trong khi đó, báo marx21 đăng bài “Vun đắp quan hệ lâu dài: Ngoại giao nhân dân góp phần thúc đẩy quan hệ Italy – Việt Nam”, khẳng định mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa hai nước không chỉ mới hình thành và phát triển trong nửa thế kỷ vừa qua, mà còn là thành quả tiếp nối của những nỗ lực ươm mầm, vun đắp từ bao thế hệ đi trước, trong sự giao thoa và gặp gỡ để những sợi dây kết nối ngày càng bền chặt, gần gũi hơn giữa nhân dân hai nước.

Bài báo đã điểm lại mối quan hệ Italy – Việt Nam từ đầu những năm 1930 của thế kỷ trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến và hoạt động tại nhà hàng Antica Trattoria della Pesa ở trung tâm thành phố Milan, với quyết tâm thực hiện một khát vọng cháy bỏng, là giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Sự cộng tác, che chở của những người đồng chí, bạn bè Italy là nguồn hỗ trợ, cổ vũ quý báu, góp phần tạo nên sức mạnh để Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể tiếp tục hành trình cực kỳ khó khăn nhưng hết sức vĩ đại mà Người đã lựa chọn.

Trong những năm 1960-1970, khi cuộc chiến chống tranh đế quốc Mỹ tại Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt, làn sóng biểu tình, tuần hành phản đối chiến tranh đã diễn ra rầm rộ trên khắp các thành phố, địa phương của Italy. Mặc dù cách xa hàng vạn dặm, “thế hệ Việt Nam” của Italy đã luôn đồng hành, sát cánh với nhân dân Việt Nam trong những năm tháng khó khăn nhất.

Bước sang thập niên 1980, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới, từng bước mở cửa và hội nhập quốc tế. Hình ảnh Việt Nam vẫn luôn là một phần thân thuộc đối với nhiều người dân Italy. Trong số những người Italy đầu tiên có cơ hội đến Việt Nam, không ít người là các chuyên gia, học giả uy tín như nhà nghiên cứu Pino Tagliazzucchi, hoặc cũng có thể đang là sinh viên, nghiên cứu sinh như bà Sandra Scagliotti, hiện nay là Lãnh sự Danh sự Việt Nam tại Turin.

Sang thế kỷ 21, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến ưu tiên đối với du khách và cộng đồng doanh nghiệp Italy. Nhiều trường đại học Italy hàng năm đang đón nhận, đào tạo cho số lượng đáng kể sinh viên đến từ Việt Nam. Nhu cầu mở rộng giao lưu, trao đổi giữa nhân dân hai nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiếng Italy và tiếng Việt lần lượt được đưa vào đào tạo với tư cách là những ngoại ngữ chính thức.

Sau chặng đường nửa thế kỷ, quan hệ giữa Italy và Việt Nam đã và đang phát triển tích cực, toàn diện và đi vào chiều sâu trên tất cả lĩnh vực. Như khẳng định của Đại sứ Italy tại Việt Nam Antonio Alessandro, ngoài quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước và giữa các tổ chức, giao lưu nhân dân cũng là trụ cột ngoại giao rất quan trọng. Italy là đối tác quan trọng của Việt Nam. Do đó, Italy cũng là một trong những điểm đến được Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng lựa chọn cho chuyến công du chính thức nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức.


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella thưởng thức màn trình diễn nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Trong khi đó, bài viết “Cơ hội Việt Nam của Italy với chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng” nhận định chuyến thăm là cơ hội thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, dựa trên các động lực kinh tế và địa chính trị toàn cầu mới nhất.

Những con số khẳng định tầm quan trọng của chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Italy. Trong Báo cáo xuất khẩu mới nhất của Sace, Việt Nam được vinh danh là một trong những quốc gia hứa hẹn nhất cho xuất khẩu của Italy. Xuất khẩu được dự báo tăng trưởng ở mức 6,9% trong năm 2022 và 7,7% vào năm 2023.

Italy coi Việt Nam là quốc gia ưu tiên để tập trung phát triển quan hệ tại Đông Nam Á. Tại các diễn đàn đa phương, Italy và Việt Nam thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau, góp phần tích cực bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không và tôn trọng luật pháp quốc tế. Do đó, trong vài năm tới, Italy có cơ hội vàng để tăng cường quan hệ ngoại giao với Việt Nam, một nền kinh tế năng động và không ngừng phát triển.

Đáng chú ý, Italy và Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hợp tác khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2023, với 11 dự án nghiên cứu chung về khoa học nông nghiệp – thực phẩm; công nghệ sinh học, y học; môi trường và biến đổi khí hậu; công nghệ vật liệu mới; vi mạch công nghệ T và 4.0; bảo tồn di sản với mục tiêu thúc đẩy khoa học và công nghệ là một trụ cột hợp tác quan trọng trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Italy.

Theo TTXVN






Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học Tổng Bí thư Trần Phú-Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt...

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cùng các đồng chí: Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Trần Thế Dũng, Phó Bí thư...

Thái Nguyên nỗ lực thu hút khách du lịch

Võ Nhai là huyện vùng cao, cách không xa trung tâm thành phố Thái Nguyên. Du khách chỉ cần đi ô-tô khoảng gần một tiếng là có thể đến các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, danh thắng nổi tiếng địa phương này. Các nhà nghiên cứu khảo cổ và du khách đã từng biết đến Mái Đá Ngườm, di chỉ khảo cổ nổi tiếng nhất về sự hiện diện của loài người có niên...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nguy cơ cháy rừng đang ở cấp cao nhất

Hơn 28.000 ha rừng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang đối mặt với nguy cơ cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Bà Rịa – Vũng Tà có hơn 28.000 ha rừng trong đó diện tích rừng tự nhiên hơn 16.000 ha, diện tích rừng trồng hơn 12.000ha. Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm Bà Rịa - Vũng Tàu, kể từ đầu mùa khô 2023-2024...

Du khách về biển Thiên Cầm ‘giải nhiệt’

21/04/2024 | 08:39 TPO - Thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhiều gia đình, du khách đã về bãi biển Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh để tắm “giải nhiệt”, thưởng thức hải sản trước dịp địa phương tổ chức khai hội mùa du lịch biển...

Đà Nẵng đôn đốc giải phóng mặt bằng dự án Cao tốc Hòa Liên – Túy Loan

Đà Nẵng đôn đốc giải phóng mặt bằng dự án Cao tốc Hòa Liên - Túy LoanKiểm tra thực tế việc triển khai thi công dự án Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng yêu cầu tích cực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Ngày 17/4, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Phạt tù đối tượng tấn công hàng loạt phụ nữ

Ngày 14/6, Tòa án nhân dân quận Long Biên (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 40 tháng tù đối với bị cáo Trần Lê Huy (sinh năm 1991, ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) về tội "Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự. Đối tượng Trần Lê Huy.   Huy là đối tượng "biến thái", dùng gậy, gạch, bóng đèn tuýt tấn công hàng loạt phụ...

Cùng chuyên mục

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa BÌnh một chế độ khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Mới nhất

Ngày hội của sinh viên kiến trúc toàn quốc khai màn ở vùng đất di sản Huế

Mỗi phần thi có mỗi chủ đề tương ứng với nội dung thi, gắn liền với di sản xứ Huế. Cụ thể, chủ đề thi thiết kế nhanh A: "Tiện ích công cộng gắn với cảnh quan di sản"; chủ đề thi...

Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng …

Lãnh đạo Cục TMĐT và KTS chụp ảnh lưu niệm cùng Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Điện BiênThúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử là chủ trương xuyên suốtPhát biểu chào mừng tại Hội nghị, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Điện Biên...

TP.HCM cấm dạy kiến thức cho trẻ trước khi vào lớp 1

Tối 21/4, bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT TP.HCM) yêu cầu tất cả các trường mầm non trên địa bàn yêu cầu đảm bảo không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ 5 tuổi dưới bất kỳ hình thức. Quy định này được Bộ GD&ĐT quán triệt từ năm 2013...

Mới nhất