Trang chủNewsNhân quyềnCuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná


Chị Đinh thị Bình (1982) ở thôn Thuận Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình chia sẻ
Chị Đinh thị Bình (1982) ở thôn Thuận Hóa, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình chia sẻ

An cư trong những ngôi nhà “3 cứng”

Chúng tôi về thôn Thuận Hóa của xã biên giới Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Căn nhà “3 cứng” của chị Đinh Thị Bình, sinh năm 1982, được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 vừa mới xây xong trong niềm phấn khởi của cả gia đình.

“Từ ngày ra ở riêng, vợ chồng con cái ở trong ngôi nhà cột treo kèo ná. Nay được nhà nước hỗ trợ tiền, lãnh đạo xã đứng ra nợ vật liệu nên gia đình có ngôi nhà mới để ở. Vợ chồng, con cái vui lắm”, chị Bình chia sẻ.

Được biết, khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai, gia đình chị Bình thuộc diện được nhận hỗ trợ xây nhà theo Dự án 1. Cuối năm 2023, gia đình chị bắt tay vào xây dựng nhà ở. Với phương pháp “chồng thợ xây, vợ thợ phụ”, đến đầu năm 2024, ngôi nhà của gia đình chị Bình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Cùng ở xã Hóa Sơn, gia đình chị Cao Thị Liễu, ở thôn Đặng Hóa, cũng vừa mới dọn vào nhà mới. Được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng, gia đình chị vay thêm vốn vay ưu đãi để xây dựng ngôi nhà “3 cứng”.

Chỉ về phía ngôi nhà gỗ đơn sơ đã xếp vào mé vườn, chị Liễu nói: “đó, đó là căn nhà mà vợ chồng chị ở từ lúc ra riêng. Nay được Nhà nước hỗ trợ xây nhà kiên cố anh chị và các cháu vui lắm”.

Theo ông Đinh Văn Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn, toàn xã có 10 hộ gia đình được hưởng chế độ hỗ trợ nhà ở theo Chương trình MTQG 1719. Tính đến ngày 10/4/2024, trên địa bàn đã có 5 hộ gia đình hoàn thành xây dựng vào nhà mới

Cũng như xã Hóa Sơn của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, ở các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc khu vực Bắc Trung bộ, hàng nghìn hộ nghèo đã và được “an cư” trong những ngôi nhà “3 cứng” từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719. Như tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An hiện trên địa bàn đã hoàn thành xây dựng và bàn giao nhà mới cho 73 hộ đồng bào DTTS; đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 18 căn nhà và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ nhà ở trong năm 2024.

Ông Lương Văn Phiên ở Bản Tạng, xã Tiền Phong đang tất bật “chồng xây, vợ phụ” ngôi nhà “3 cứng” của gia đình mình. Được hỗ trợ 40 triệu đồng từ Chương trình MTQG 1719, gia đình ông vay mượn thêm bà con 60 triệu đồng; phần công xây dựng, gia đình tự túc và được bà con hỗ trợ thêm. Sau hơn 2 tháng xây dựng, hiện ngôi nhà ông đang dần hoàn thiện.

Nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Đakrông có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã và đang xây dựng nhà 3 cứng từ nguồn hỗ trợ
Nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Đakrông có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã và đang xây dựng nhà 3 cứng từ nguồn hỗ trợ

Nhiều cách làm mới

Trong quá trình triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, nhiều địa phương ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều cách làm mang tính đột phá. Bên cạnh đó, tư duy người được thụ hưởng hỗ trợ nhà ở cũng thay đổi theo hướng chủ động hơn trước.

Tại Thừa Thiên Huế, theo kết quả rà soát, phê duyệt thì toàn tỉnh có 2.019 hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở tại Dự án 1. Điều đặc biệt là ngoài nguồn hỗ trợ 40 triệu theo quyết định 1719/QĐ-TTg, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế còn ban hành nghị quyết hỗ trợ thêm 20 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình được thụ hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1.

Đây là cách làm mới, thể hiện rõ trách nhiệm của địa phương cùng đồng hành với chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà nước ta triển khai. Cùng với đó, người thụ hưởng cũng có điều kiện hơn để xây nhà kiên cố vượt tiêu chí để sử dụng lâu dài.

Anh Hồ Văn Thứ, người Pa Cô, ở thôn A Tia 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới cho biết: “Được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng nhà mới, gia đình cũng đã tích lũy được 30 triệu đồng. Số tiền đó dùng để mua nguyên vật liệu, còn phần xây dựng gia đình tự túc. Đến nay ngôi nhà mới đã hoàn thành, an tâm rồi”.

Còn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Phòng Dân tộc đã tham mưu cho UBND huyện phê duyệt mẫu nhà chung. Theo đó, địa phương tiến hành chọn mẫu, xây dựng 1 căn nhà hết 104 triệu đồng. Sau khi có kinh phí chi tiết, UBND huyện huy động các nguồn hợp pháp khác để bù phần thiếu hụt để đáp ứng cho hộ thụ hưởng chính sách xây nhà theo mẫu.

Cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các hộ được thụ hưởng hỗ trợ xây nhà tại Dự án 1 cũng đã chủ động hơn để có nhà đạt và vượt tiêu chí. Có hộ gia đình đã vay mượn thêm, hộ thì tự xây dựng để giảm chi phí…..Cách hỗ trợ nhà tại Dự án 1 không bó cứng nguồn lực hỗ trợ 40 triệu, trái lại còn rất “mở” để các địa phương huy động thêm nguồn. Người nhận hỗ trợ cũng rộng của để thực hiện, chẳng hạn vay thêm vốn ưu đãi từ Nghị định 28, tự túc công xây dựng…

Chia sẻ về cái mới của chính sách hỗ trợ nhà ở trong Chương trình MTQG 1719, ông Võ Khánh Toàn, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cho biết: “Cái hay trong nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 là người thụ hưởng có thể chủ động huy động thêm vốn tự có hoặc vay nguồn vốn ưu đãi theo Nghị định 28 để xây nhà kiên cố. Ngoài ra, bà con có thể tự xây dựng để nhà “3 cứng” đủ và vượt tiêu chuẩn”.

Thực tế, Chương trình MTQG 1719 đã tạo ra động lực mạnh mẽ tác động tích cực đến đời sống của đồng bào các DTTS. Đặc biệt, ở nội dung hỗ trợ nhà ở tai Dự án 1, đã giúp cho hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở có nơi an cư “3 cứng”. Sau 4 năm thực hiện, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo kèo ná trong vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Phát động Phong trào thi đua cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025





Nguồn: https://baodantoc.vn/cuoc-cach-mang-xoa-nha-cot-treo-keo-na-1714707960839.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Sức bật cho nông thôn mớiSố liệu được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 06, đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức ngày 10/4/2024 cho thấy, trong 3 năm (2021 - 2023) tỉnh đã huy động trên 114 ngàn tỷ đồng, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông dự Công bố Quyết định thanh tra về việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại tỉnh...

Nguồn vốn đã được sử dụng hỗ trợ nhà ở 341 hộ; nước sinh hoạt phân tán cho 7.563 hộ; đầu tư 15 dự án ổn định, sắp xếp dân cư tại chỗ cho đồng bào DTTS tại 7 huyện; 3 dự án chăn nuôi cho 49 hộ; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng cho hơn 1.163 hộ trên địa bàn 29 xã của 5 huyện; đầu tư 157 công...

Lạng Sơn: Tọa đàm Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc và 20...

Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu thực hiện các chính sách: Chương trình 135 - Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; chế độ, chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS; chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân...

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Song song với việc phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa, Kỳ Sơn đang có những nỗ lực để bảo vệ văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các DTTS trong huyện. Trước hết, huyện đang tiến hành rà soát, thống kê toàn bộ các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể… để lên kế hoạch bảo tồn, phục dựng; việc bảo tồn văn hóa các DTTS không tách...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Theo ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719.“Tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao”, ông Lý Rotha chia sẻ.Trong thời gian tới, tỉnh...

Bài đọc nhiều

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Những mảng màu của rác tái sinh

Và cũng không thể tránh khỏi những vị khách vì quá thích thú mà muốn sở hữu những tác phẩm ấy cho riêng mình. Theo lời anh Dân, ở đây có những thứ là sản phẩm, cũng có những thứ là tác phẩm. “Có những sản phẩm như túi xách được nhiều người vì quá thích mà yêu cầu bán, mặc dù tôi bán không hề rẻ họ vẫn mua”, anh Dân cho hay. “Như đã nói,...

Việt Nam kêu gọi thúc đẩy bình đẳng giới

Đại sứ Mai Phan Dũng đã có phát biểu chung thay mặt nhóm liên khu vực với nội dung kêu gọi đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Cần Thơ truyền thông nâng cao nhận thức bình đẳng giới, phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam - Tây Ban Nha: mong muốn hợp tác, thúc đẩy...

Thứ trưởng Ngoại giao bác bỏ các báo cáo sai lệch về quyền con người ở Việt Nam

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, các báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc và các bên liên quan về Việt Nam có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Việt Nam có phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Phát biểu chung này thể hiện đóng góp thực chất, trách nhiệm, có tính chất thời sự của Việt Nam vào công việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ).

Cùng chuyên mục

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Song song với việc phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa, Kỳ Sơn đang có những nỗ lực để bảo vệ văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các DTTS trong huyện. Trước hết, huyện đang tiến hành rà soát, thống kê toàn bộ các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể… để lên kế hoạch bảo tồn, phục dựng; việc bảo tồn văn hóa các DTTS không tách...

Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân – Niềm tự hào của người Si La

Để bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống của người Si La, bà Hù Cố Xuân ý thức phải truyền dạy cho chính đồng bào mình trước. Bà đi vận động, tập hợp lớp trẻ trong bản để truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, những truyền thống văn hóa, tập tục, tín ngưỡng… Để tiện cho lớp trẻ học tập, bà Xuân đã chuyển thể các phong tục trên thành các bài hát,...

Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Đông Nam Á đang nổi lên là một trong những khu vực năng động nhất ở châu Á. Trong hơn hai thập kỷ qua, lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong khu vực ASEAN.

Nữ thanh niên dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo ở Hà Giang

Là một trong những huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, đời sống kinh tế-xã hội của Xín Mần và Hoàng Su Phì dần đổi thay nhờ sự nhạy bén, năng động và tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số.

Hành trình 12 năm đi tìm công lý nhiệm màu, còn ngày mai là còn “chiến đấu”

"Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ với TG&VN trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Mới nhất

Nhiều trải nghiệm thú vị

Hè được xem là thời điểm “vàng” của du lịch. Nắm bắt thời cơ đó, thời điểm này ngành du lịch Thanh Hóa đã và đang tích cực hoàn thiện, đổi mới sản phẩm, tăng cường quảng bá, kích cầu du lịch,...

Biến loài hung thần phá hoại mùa màng trông gớm ghiếc thành đặc sản hiếm, có nguồn dinh dưỡng cao

Sâu đậu: Từ "hung thần" chuyên phá hoại mùa màng thành đặc sản cao cấp Sâu đậu (hay còn gọi là bọ đậu, ve đậu…)...

‘Bỏ túi’ bí kíp khám phá vẻ đẹp hoa đỗ quyên trên đỉnh Fansipan hè này

Hoa đỗ quyên đồng loạt nở rộ trên dãy Hoàng Liên Sơn, đưa Sa Pa trở thành điểm nóng hút hàng ngàn du khách đến thưởng hoa, sống 'ảo'. Rất nhiều bí quyết được các tín đồ đỗ quyên chia sẻ để có được những khoảnh khắc ngắm hoa đẹp nhất và những bức ảnh check-in ưng ý nhất. Hoa...

Đồi A1 đông nghịt khách dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

ĐIỆN BIÊN-Hàng nghìn du khách đổ về tham quan di tích lịch sử đồi A1, chụp ảnh dưới cây phượng bung nở đỏ rực, dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Lộc Chung - Anh Phú Vnexpress.net Nguồn:https://video.vnexpress.net/?_gl=1*xbwbe8*_gcl_au*MTE2ODIwNDQ2MS4xNzEwNjY3MDMz

Chiến địa Điện Biên Phủ sau 70 năm

ĐIỆN BIÊN-Từng chằng chịt dây thép gai, bãi mìn, công sự, 70 năm sau thung lũng Điện Biên Phủ trở thành cánh đồng lúa, ngô xanh mướt, sân bay có thể tiếp nhận 300.000-500.000 khách mỗi năm.   Nằm phía Tây Bắc cách Hà Nội khoảng 500 km, Điện Biên Phủ với tên khởi nguyên "Mường Thanh" là thung lũng rộng...

Mới nhất