Trang chủNewsThời sựĐại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Tiêu điểm - 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thiên tài quân sự - Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, và với tư duy sắc sảo, với bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ

Nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng tư lệnh.

Cuối tháng 12/1953, Bộ Chính trị hạ quyết tâm tiêu diệt cứ điểm của địch ở Tây Bắc. Ngày 1/1/1954, Bộ Chính trị chỉ định cơ quan lãnh đạo chỉ huy chiến dịch. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử làm chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ. Kế hoạch điều động tiếp lực lên Tây Bắc được triển khai.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: “Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sĩ ta đã được chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm… Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã chọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. Ở đây có cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng. Bộ đội ta sẽ phải tiến hành nhiều trận đánh với quân cơ động có máy bay, xe tăng, đại bác yểm trợ trên địa hình bằng phẳng giống như ở đồng bằng…” (1)

Đến ngày 5/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh lên đường ra mặt trận. Trước khi lên đường ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ ở Khuổi Tát. Bác hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?” (2) Đại tướng trả lời: “… Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị” (3). Bác động viên: “Tổng tư lệnh ra mặt trận, “tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” (4). Vị tư lệnh chiến dịch “cảm thấy trách nhiệm lần này rất nặng nề” (5).

Thay đổi phương án tác chiến – Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời vị chỉ huy

Tiêu điểm - 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thiên tài quân sự - Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Hình 2).

Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ và có lẽ trong suốt cuộc đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” được coi là quyết định khó khăn nhất – như chính ông cũng từng thừa nhận. Quyết định đó thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân; nhưng đồng thời cũng là biểu hiện của sự thấm nhuần tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng”; thể hiện tính nhân văn của một vị tướng “dĩ công vi thượng”, luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể vì lợi ích chung.

Ngày 12/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và một số cán bộ đã đến sở chỉ huy mặt trận. Lúc này phía ta và cố vấn đã thống nhất dùng cách đánh nhanh để tiêu diệt địch, bởi “đánh nhanh thắng nhanh, bộ đội đang còn sung sức, sẽ đỡ tổn thất và không phải đối phó với khó khăn rất lớn về đạn dược, lương thực cho hàng vạn chiến sĩ và dân công trong một cuộc chiến đấu dài ngày” (6). Thời gian nổ súng dự định là ngày 20/1/1954.

Sau khi nghe báo cáo tình hình, vị chỉ huy trưởng “cảm thấy chủ chương này không ổn, muốn nghe thêm tình hình”, bởi “bộ đội còn phải mất một thời gian làm đường. Địch còn có điều kiện tăng quân. Ngay bây giờ đánh nhanh thắng nhanh đã khó. Rồi đây hẳn lại càng khó” (7). Tuy vậy, ông vẫn ân cần căn dặn mọi điều để cán bộ biết phương hướng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ theo phương hướng kế hoạch đã phổ biến. Còn ông xác định cần tiếp tục suy nghĩ để nắm chắc tình hình thực tế hơn nữa và tìm thêm những yếu tố có thể dẫn đến giành thắng lợi bằng cách đánh nhanh hay không.

Điều Đại tướng trăn trở không chỉ vì những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn “chiến dịch này rất quan trọng, chỉ được đánh thắng, không chắc thắng thì không đánh”, mà còn vì trách nhiệm trước xương máu của chiến sĩ. “Trận đánh này ta không được phép thua. Phần lớn tinh hoa của bộ đội chủ lực trong tám năm kháng chiến đều tập trung ở đây. Những vốn liếng vô cùng quý giá, nhưng cũng thực ít ỏi. Từ năm 1950 bắt đầu mở chiến dịch lớn tới mùa xuân này, vẫn là những đơn vị ấy, những con người ấy. Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sĩ đã lập công xuất sắc. Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộc chiến lâu dài…” (8). Nếu chiến dịch không thắng, các đại đoàn chủ lực bị thương vong lớn thì tiền đồ cuộc kháng chiến sẽ ra sao, vị thế của đoàn ngoại giao ta tại Geneva sẽ thế nào!

Sau đó, vị chỉ huy trưởng đã có nhiều đêm thao thức, suy tính, cân nhắc rất nhiều lần, nhưng “vẫn chỉ tìm thấy rất ít yếu tố thắng lợi”: “Tôi căn dặn các phái viên đi nắm tình hình, thấy bất cứ điều gì đáng chú ý đều phải báo cáo kịp thời. Mọi người đều phản ánh tinh thần chuẩn bị chiến đấu rất cao của cán bộ, chiến sĩ. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói với tôi trong quá trình chiến đấu, sẽ phải đột phá liên tục ba lần mới vào được trung tâm. Nhưng đây chỉ là sự tính toán công việc phải làm. Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ, đảm nhiệm mũi thọc sâu, hoàn toàn giữ im lặng. Sang ngày thứ chín, hai ngày trước khi nổ súng, đồng chí Phạm Kiệt, Cục phó Cục Bảo vệ, theo dõi việc kéo pháo ở phía Tây, đề nghị gặp tôi qua điện thoại. Anh Kiệt nhận xét: “Pháo của ta đều đặt trên trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa” (9).

Sau khi lùi thời gian mở màn chiến dịch đến ngày 25/1/1954, rồi lùi thêm một ngày đến 26/1 với lý do khó khăn trong việc kéo pháo vào, chưa đảm bảo sức khoẻ…, sáng ngày 26/1, Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp – đã đưa ra quyết định lịch sử của mình: tạm hoãn cuộc tiến công, kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”. Trải qua vài giờ trao đổi, với tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao, cuối cùng tập thể Đảng ủy cũng tán thành với sự thay đổi này và nhất trí cho rằng, thay đổi phương châm tác chiến là một quyết tâm rất lớn, là thể hiện cụ thể sự quán triệt tư tưởng chỉ đạo “đánh chắc thắng” của Trung ương.

Có thể thấy, những gì đã diễn ra ở Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa cho thấy, hai yếu tố khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành công trong việc cùng tập thể đi tới sự đồng thuận về cách đánh chiến dịch trước hết là trách nhiệm chính trị trước Đảng và nhân dân, trước xương máu của chiến sĩ; cùng với đó là phong cách sâu sát thực tế, dùng thực tế mà thuyết phục tập thể tiếp nhận yêu cầu cao nhất, đó là bảo đảm “đánh chắc thắng”.

Việc thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” được coi là sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, điều mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là “quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”. Và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này.

“Đánh chắc” và chiến thắng

Triển khai kế hoạch “đánh chắc, tiến chắc”, với lực lượng dân công trên 260.000 người, bằng đủ loại phương tiện chuyên chở và quyết tâm cao hơn núi, ta đã khắc phục được khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được, đảm bảo cung cấp đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men cho 50.000 bộ đội và hàng vạn dân công tại mặt trận, mở hàng chục km đường để đưa pháo vào tận trận địa.

Bước vào trận chiến, với ba đợt tiến công, bộ đội ta đã phá tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt, làm bị thương và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch đồn trú tại đây, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thực dân Pháp, đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh đối phương, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương.

Trải qua hơn 100 ngày ở mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với toàn quân lập nên chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, mà còn để lại cho cán bộ và chiến sĩ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiêu điểm - 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thiên tài quân sự - Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Hình 3).

Lần đầu tiên, lực lượng pháo binh được huy động với mức cao nhất, gồm Trung đoàn 45 lựu pháo 105 ly, Trung đoàn 675 sơn pháo 75 ly (thuộc Đại đoàn công pháo 351) và các tiểu đoàn pháo trong biên chế của các đại đoàn, trung đoàn chủ lực tham gia chiến dịch. Ảnh: Tư liệu TTXVN

(1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tập Hồi ký, Nxb QĐND, Hà Nội, 2010, tr.913-914

(2), (3), (4), (5) Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại, Nxb QĐND, Hà Nội, 2004, tr.291

(6), (7) Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại, sđd, tr.298, 299

(8) Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tập Hồi ký, sđd, tr.914

(9) Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tập Hồi ký, sđd, tr.922

Theo Minh Duyên (TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết chiến Him Lam, thắng trận mở màn

Đúng 17 giờ ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tấn công cứ điểm Him Lam, mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Sau 5 giờ chiến đấu, quân đội ta đã hoàn toàn làm chủ trung tâm đề kháng Him Lam của quân Pháp. Chiến thắng này đã giáng một đòn mạnh vào sự kiêu căng, tự đắc của thực dân Pháp về "cánh cửa thép" của tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm”.       TTXVN/Báo Tin...

Xé toang “cánh cửa thép” Him Lam trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đúng ngày này cách đây 70 năm (13-3-1954/ 13-3-2024), Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng những loạt đạn, pháo như sấm rền, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Him Lam, được người Pháp mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm trong hệ thống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Dội bão lửa xuống “cánh cửa thép” Him Lam Trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt...

Những bức ảnh hiếm về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

7/5/1954 - 66 năm trước, quân và dân Việt Nam đã cống hiến hết mình để đánh tan những hy vọng cuối cùng của kẻ địch tại cứ điểm Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thuộc Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Những hình ảnh ấn tượng về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến thắng lớn nhất của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi nhất trong thế kỷ XX. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại những hình ảnh ấn tượng, sâu sắc, từ những hình ảnh về những người chỉ huy “Tư...

Gói bánh chưng xanh dâng lên mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các con, cháu, chắt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các chiến sĩ bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng Bình đã quây quần bên nhau, gói những chiếc bánh chưng xanh, dâng hương, hoa lên phần mộ Đại tướng.Theo bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gói bánh chưng xanh đã trở thành thông lệ của gia đình, là một phần không thể thiếu trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khoảnh khắc hệ thống NASAM của Ukraine trúng tên lửa Nga

Hình ảnh được công khai đã cho thấy khoảnh khắc tấn công chính xác của tên lửa Nga. Theo đó, một tên lửa dẫn đường chính xác phá hủy một bệ phóng tên lửa NASAMS được triển khai ở gần khu định cư Privolnoye thuộc vùng Zaporozhye. Hệ thống NASAMS có khả năng chống lại máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu. Khi được trang bị tên lửa...

Nơi vắng người, nơi dự án bỏ hoang

Tại khu vực phía Nam, thị trường bất động sản tại tỉnh Bình Dương cũng làm một trong những khu vực được các doanh nghiệp và nhà đầu tư chú trọng. Có rất nhiều dự án được người dân, nhà đầu tư chọn mặt gửi vàng chỉ trong thời gian ngắn đã bán hết và tỉ lệ lấp đầy cư dân cao, tạo thành những cụm dân cư đông đúc giúp khu vực phát triển phồn thịnh. Tuy nhiên,...

LPBank dự kiến mua hơn 20 triệu cổ phiếu Chứng khoán LPBank

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB) mới đây đã công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt việc thực hiện quyền mua cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu của CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS). Theo đó, số lượng cổ phiếu thực hiện quyền mua là hơn 20 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị mua hơn 200 tỷ đồng. LPBank cũng thông tin thêm, trong trường hợp...

Bài đọc nhiều

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Trái ngọt từ công cuộc ‘kéo đại bàng về làm tổ’

Được ví như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng những năm 2000, người ta vẫn chỉ biết tới Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á (đánh giá của CNN). Chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Định hình một "điểm đến mới...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Hội đồng nhân dân sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Sáng 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Chủ trì hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ...

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú trọng phát triển DNNN nhanh, bền vững, đúng hướng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kinh...

Cùng chuyên mục

Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 10 dự án luật tại Kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến đối với 10 dự án luật khác, chưa kể một số lượng khá lớn các dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ đang đề xuất. Sáng 26/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị...

Đề xuất khen thưởng cá nhân tiến cử người tài

Đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị khen thưởng cá nhân tuyển dụng, tiến cử người tài và kỷ luật những ai lạm dụng đưa người quen, người thân vào các vị trí. Theo dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi trình tại hội nghị đại biểu chuyên trách sáng 26/3, các cơ quan, đơn vị tại Hà Nội được ký hợp đồng hoặc phân công chức vụ quản lý, điều hành với người có tài.Người có tài được...

Châu Âu điều tra Apple, Google và Meta

Đạo luật này của Liên minh châu Âu có hiệu lực từ ngày 7 tháng 3, yêu cầu những gã khổng lồ công nghệ thực hiện các biện pháp để người dùng dễ dàng chuyển đổi sang sản phẩm, dịch vụ của bên khác, như mạng xã hội, trình duyệt...

Tháng 9-2024 sẽ ban hành nghị định về quỹ hỗ trợ đầu tư

Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Duy Đông, nghị định hướng dẫn thành lập, sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư dự kiến được ban hành trong tháng 9 tới. Nhận định sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút FDI và đặc biệt là đối với ngành điện tử, bán dẫn đang rất khốc liệt vì các quốc gia đều thấy lợi ích, tiềm...

Mới nhất

Trung Quốc có kỷ lục marathon thứ ba sau một năm

Chân chạy 25 tuổi He Jie cán đích thứ tư tại Wuxi Marathon 2024 với 2 giờ 6 phút 57 giây để lập kỷ lục mới cho marathon Trung Quốc. Jie phá kỷ lục cũ là 2 giờ 7 phút 9 giây được Yang Shaohui lập tại Fukuoka International Marathon hồi tháng 12/2023. Trước đó, chính Jie giữ kỷ...

Điều trị ung thư da thế nào

Tôi 45 tuổi, gần đây xuất hiện các nốt ruồi sần sùi, khám phát hiện ung thư da. Bệnh này điều trị thế nào, có khỏi không? (Văn Tùng, Vĩnh Long) Trả lời:Ung thư da là tình trạng tế bào da phát triển không kiểm soát. Có ba loại thường gặp là ung thư biểu mô tế bào đáy,...

Khoảnh khắc hệ thống NASAM của Ukraine trúng tên lửa Nga

Hình ảnh được công khai đã cho thấy khoảnh khắc tấn công chính xác của tên lửa Nga. Theo đó, một tên lửa dẫn đường chính xác phá hủy một bệ phóng tên lửa NASAMS được triển khai ở gần khu định cư Privolnoye thuộc vùng Zaporozhye. Hệ thống NASAMS có khả năng chống lại máy bay...

Mới nhất