Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐể câu Xoan còn vang mãi

Để câu Xoan còn vang mãi


Ươm mầm di sản cha ông

Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali – Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO. Sự kiện này đã đánh dấu thành công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện cam kết bảo vệ di sản Hát Xoan trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, trong đó có đóng góp của những phường Xoan như phường Xoan Thét.

Để câu Xoan còn vang mãi  - Ảnh 1.

Các nghệ nhân phường Xoan Thét biểu diễn hát Xoan

Hát Xoan hiện có ở 18 xã của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó 15 xã, phường thuộc thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và 3 xã thuộc 3 huyện Lập Thạch, Sông Lô và Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hiện có 4 phường Xoan được thành lập đang hoạt động tại thành phố Việt Trì, đó là phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét, phường Xoan Phù Đức và phường Xoan Kim Đái.

Không ai nhớ phường Xoan Thét được hình thành từ bao giờ, chỉ biết Xoan đã ăn sâu vào lòng những thế hệ người dân làng Thét từ rất lâu… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, có những lúc tưởng chừng như câu Xoan không còn sức sống, chỉ lắng lại trong lòng những đào kép nặng tình với Xoan như cụ Điến, cụ Mẫn, cụ Khả – những người vẫn lặng lẽ tập hợp các đào kép, tối tối trong ánh đèn dầu luyện tập hát Xoan để biểu diễn trong các dịp tế lễ, hội làng hoặc tổ chức đi hát khi các làng kết nghĩa mời. Những năm đó phường Xoan Thét rất khó khăn và những người gắn bó với Xoan lúc đó cũng còn lại rất ít, có lúc cả phường chưa nổi chục người, kinh phí thường là do những người đi diễn tự đóng góp, những lúc đi diễn xa phương tiện đi lại không có, phải đi bộ mấy ngày mới tới chỗ biểu diễn… Tuy vậy, lứa các đào kép như cụ Tiếu, cụ Sủng, cụ Phụng, cụ Huê, cụ Phúc… vẫn đam mê hát và giữ cho ngọn lửa Xoan âm ỉ cháy. Hồi mới hòa bình, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng vượt lên tất cả, bằng tình yêu với hát Xoan các lớp đào kép còn lại ít ỏi đó của phường Xoan Thét vẫn đau đáu một ước nguyện gìn giữ, trao truyền làn điệu dân ca Xoan cổ cho các lớp con cháu và nhân dân làng Thét. Những dịp nông nhàn các cụ lại truyền dạy cho con cháu trong nhà, trong dòng họ, câu Xoan cũng từ đó mà lan rộng đến các gia đình, các thế hệ người dân trong làng. Chính thế hệ đầu tiên của phường Xoan Thét là cha, mẹ, chú bác của những thành viên của phường Xoan hiện nay- bà trùm phường Xoan Thét hiện nay, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Kiều Nga cho biết.

Xoan cũng không kén người vì thế số người quan tâm, tìm hiểu và học hát Xoan ngày một nhiều hơn. Phường Xoan Thét ngày ấy có khoảng 25 – 26 thành viên, các thành viên trong phường chủ yếu làm nghề nông, lam lũ, vất vả là vậy nhưng họ vẫn tự nguyện tham gia các buổi tập luyện được tổ chức tại nhà trùm phường vào buổi tối, tự nguyện đóng góp các khoản kinh phí để phường hoạt động, để các buổi biểu diễn hát Xoan được thường xuyên và liên tục hơn.

Để câu Xoan còn vang mãi  - Ảnh 2.

Trong suốt thời gian từ năm 1998 khi câu lạc bộ hát Xoan được thành lập đến năm 2006 phường Xoan Thét được tái lập trên cơ sở ba phường Xoan gốc, các cụ Nguyễn Thị Sủng, cụ Nguyễn Thị Át, cụ Đào Thị Phụng, cụ Nguyễn Sĩ Tiếu, cụ Nguyễn Ngọc Bảo… trở thành những trụ cột của câu lạc bộ. Bằng cả tấm lòng với Xoan không đòi hỏi bất cứ một chế độ gì các cụ vừa đi biểu diễn, vừa đảm nhiệm trọng trách truyền dạy, duy trì hoạt động của câu lạc bộ Xoan, về sau lớp nghệ nhân già này do tuổi cao không còn đủ sức truyền dạy họ vẫn tham với tư cách là cố vấn cho phường. Các buổi trình diễn Xoan thời gian này không chỉ bó hẹp trong các dịp lễ tết, hội làng mà còn được biểu diễn tại các làng bạn: An Thái, Kim Đái, Phù Đức, Hùng Lô… tham gia các hội thi, hội diễn dân ca, văn nghệ quần chúng… Bên cạnh đó công tác truyền dạy Xoan cũng rất được quan tâm, đối tượng truyền dạy rộng rãi hơn từ thế hệ cao tuổi tới thanh thiếu niên.

“Năm 2009-2010 khi Nhà nước tiến hành lập hồ sơ di sản hát Xoan, là những người nắm giữ các tri thức, kỹ năng hát Xoan cổ và đã có nhiều năm trình diễn hát Xoan, các cụ cao tuổi trong phường đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các tri thức về hát Xoan, các bản Xoan, trình diễn lại các điệu Xoan cổ và vận động các thành viên tích cực tham gia hoàn thiện hồ sơ với các hoạt động biểu diễn hát Xoan tại đình, miếu, tham gia làm phim tại các địa phương khác rồi tham gia biểu diễn phục vụ các hội thảo về hát Xoan… góp phần không nhỏ vào công tác bảo tồn, khôi phục làn điệu hát Xoan Phú Thọ với mong muốn hát Xoan sẽ đến được với đông đảo người dân”- Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thị Kiều Nga chia sẻ.

Để câu Xoan còn vang mãi  - Ảnh 3.

Đào Xoan Lê Thị Hoa và bà trùm phường Xoan Thét Bùi Thị Kiều Nga (từ trái sang phải)

Lan tỏa giá trị di sản

Tiếp nối tình yêu di sản của cha ông truyền lại, ngày nay, phường Xoan Thét có khoảng 80 thành viên, trong đó có 20 người được tỉnh Phú Thọ phong tặng danh hiệu nghệ nhân. Định kỳ mỗi tuần, các nghệ nhân dành hai buổi tối đào tạo con em. Phường Xoan Thét hiện có tới 30 truyền nhân dưới 18 tuổi vẫn đang học hỏi để tiếp nối và lưu truyền di sản hát xoan của ông cha. Ngoài lễ hội đầu xuân, phường còn đi biểu diễn giao lưu văn hóa ở Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội…; diễn phục vụ các đoàn khách đi lễ hội Đền Hùng ghé qua thưởng thức văn hóa dân gian.

Các thành viên trong phường Xoan chủ yếu làm ruộng, công nhân, lái taxi, cắt tóc gội đầu, spa … Vì đam mê và mong muốn bảo tồn nghệ thuật truyền thống nên họ tranh thủ thời gian tham gia phường hát.

Chỉ ít phút trước giờ biểu diễn, anh Nguyễn Văn Tuấn, 39 tuổi, lái taxi về đỗ vội trước cửa sân đình sau một cuốc khách. Khoác lên mình bộ áo dài khăn đóng, anh Tuấn trong phút chốc nhập vai kép Xoan, đảm nhận gõ trống và dẫn cách cho các đào hát. Anh Tuấn chia sẻ, vì yêu mến hát Xoan, yêu vẻ đẹp độc đáo có một không hai của di sản mà cha ông để lại, mỗi khi phường có lịch biểu diễn, anh đều thu xếp tham gia. Cũng theo anh Tuấn, tình yêu đối với hát Xoan ngấm vào máu từ nhỏ, khi đi theo cha và chú tham gia phường Xoan Thét, lắng nghe những điệu hát, tiếng trống, xem những điệu múa, dần dần, anh hiểu thêm về cái đẹp, cái hay, cái đặc biệt của hát Xoan.

Để câu Xoan còn vang mãi  - Ảnh 4.

Kép Xoan Nguyễn Văn Tuấn

Còn đào Xoan Lê Thị Hoa, 44 tuổi thì chia sẻ: “Tôi thấm những câu hát Xoan từ thuở nhỏ. Năm 2013, khi xã bắt đầu mở lớp học cộng đồng, tôi đăng ký theo học. Giữa năm 2016, tôi đi xuất khẩu lao động nhưng những câu hát vẫn theo bên mình. Khi làm ở bên Nhật, tôi vẫn rất nhớ hát Xoan, thi thoảng lại mở YouTube ra để học hoặc xem các chương trình ở quê nhà”. Và cuối năm 2022, chỉ ba ngày sau khi về nước, đào Xoan Lê Thị Hoa đã trở lại sinh hoạt cùng phường Xoan.

Không chỉ đào Hoa, con gái chị – Lê Thị Thảo – hiện cũng theo mẹ đi hát. Thảo sinh năm 2006, từ lúc ba, bốn tuổi đã được mẹ đưa đến các buổi tập. Theo chị Hoa, bé nghe và thuộc lòng giai điệu từ lúc nào. Về nhà, có khi chị Hoa hát sai lời, con gái lại nhắc mẹ sửa.

Để câu Xoan còn vang mãi  - Ảnh 5.

Nghệ nhân Ưu tú Lê Thị Nhàn, 67 tuổi, cho biết trong gia đình bà, con gái, cháu nội, cháu ngoại đều biết hát. Các cháu nhỏ chưa biết chữ nhưng thấy các bà, các mẹ biểu diễn cũng có thể nhẩm lời và đưa tay múa theo. Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Ngà biết hát xoan từ năm chín tuổi, mẹ cũng là Nghệ nhân Ưu tú ở phường Phù Đức. Khi lấy chồng về làng Thét, bà tiếp tục theo đuổi nghề và truyền cho con cháu.

Điều đau đáu của bà trùm phường Xoan Bùi Thị Kiều Nga là mong muốn có thêm thu nhập cho anh em trong phường để có thể nối dài đam mê giữ gìn di sản nghệ thuật của cha ông. Bà trùm phường Xoan Thét cho biết: “Đối với phường Xoan Thét, mỗi khi có hoạt động biểu diễn giao lưu, hầu như các thành viên tự bỏ công sức, thời gian tham dự. Khi biểu diễn phục vụ du khách được bồi dưỡng một vài trăm, chia cho các thành viên chỉ được một chút gọi là khuyến khích. Tôi trăn trở, mong muốn có kinh phí cho các phường Xoan hoạt động, đối với những Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được phong danh hiệu, tôi mong muốn địa phương có chính sách hỗ trợ định kỳ hằng tháng để động viên, khích lệ các nghệ nhân giữ lửa, truyền lửa nghề đến thế hệ trẻ”./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật

Buổi ra mắt sách do Omega Plus phối hợp Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu tới độc giả một di sản nghệ thuật quý báu ngàn năm tuổi trong kho tàng âm nhạc cổ truyền dân tộc: hát ả đào (ca trù).Nhà...

Tổ chức tour di sản “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”

Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết, trong dịp này tỉnh sẽ giới thiệu các tour, tuyến du lịch gồm tuyến du lịch diễn ra trong 1 ngày, với hành trình: Tham quan Đền Hùng-Miếu Lãi Lèn-Làng cổ Hùng Lô (hoặc Đền Hùng-Miếu Lãi Lèn); tour du lịch 2 ngày 1 đêm gồm: Đền Hùng-Đình cổ Hùng Lô-Đền Tam Giang-Đồi chè Long Cốc-Khu du lịch Wyham Thanh Thủy;...

Mo Mường, nghệ thuật Chèo là Di sản văn hoá phi vật thể của UNESCO

Xét đề nghị của Bộ VHTTDL, ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia về việc xin phép ký và gửi các hồ sơ quốc gia Mo Mường và Nghệ thuật Chèo để trình, xét ghi danh vào các Danh sách di sản văn hóa phi vật...

Dùng công nghệ để xuất khẩu hát Xoan ra thế giới

“Phải lòng” với Xoan Cuối tháng 3/2024, nhà nghiên cứu, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long vui mừng thông tin, dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” của anh và các cộng sự đã hoàn thành, sẽ được đăng tải trên kênh YouTube “Dân ca & Nhạc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh tuyên truyền kết quả đạt được trong xây dựng môi trường văn hóa

Kế hoạch đề ra mục đích tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đảm bảo...

Cần đột phá trong đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay

Tại Hội thảo quốc tế "Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay" trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024, nhiều vấn đề về đào tạo, phục hồi nguồn nhân lực chất lượng...

Cần tập trung và đa dạng các hoạt động xúc tiến du lịch năm 2024

(Tổ Quốc) - Với mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động...

Sôi nổi cuộc đua bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng 2024

Giải bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm Giáp Thìn 2024 nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2024.Giải bơi chải được tổ chức nhằm gìn giữ và...

Ngành du lịch Đà Nẵng hợp tác với Vietnam Airlines xúc tiến các đường bay, quảng bá du lịch

Theo lãnh đạo Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, trong năm 2024, Sở Du lịch Đà Nẵng hợp tác với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá văn hóa du lịch, hàng không tại...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Toàn cảnh Tháng Ramadan 2024

Kha Ninh 14:02 | 11/04/2024 Hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới trải qua lễ Eid al-Fitr, đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan, tháng lễ linh thiêng nhất trong năm của người Hồi giáo. Tháng Ramadan diễn ra vào tháng 9 âm lịch của người Hồi giáo nên không có ngày cố định theo dương lịch. Năm nay, Tháng Ramadan diễn...

Lạc vào ‘âm thanh của sự tĩnh lặng’ của Văn Dương Thành

“The sound of silence" là triển lãm thứ 110 của nữ họa sĩ với 40 tác phẩm trên những chất liệu: sơn mài, sơn dầu và acrylic. Âm thanh của sự tĩnh lặng - biểu hiện tình yêu của bà với thiên nhiên đất mẹ. Triển lãm trưng bày...

Cùng chuyên mục

Long An đề nghị Trung ương hỗ trợ 157 tỉ đồng cải tạo, nâng cấp 33 công trình phòng, chống hạn mặn

Trưa 14/4, thông tin từ UBND tỉnh Long An cho biết, tỉnh vừa có tờ trình đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn và xâm nhập mặn mùa khô 2023 - 2024, đồng thời phục vụ...

Kho tàng của tay máy vàng Lý Thái Dũng

Lý Thái Dũng nói ngoài đời anh có thể đội một chiếc mũ có màu sắc rất chua. Trong những bức ảnh của anh, xanh vàng đỏ tím... đủ cả. Nhưng tất cả những phim anh quay đều có nồng độ màu không quá rực rỡ.Người ta hay nói để theo đuổi nghệ thuật, nghệ sĩ phải hy sinh. Lý Thái Dũng...

Những điểm nghỉ lễ không phải ai cũng biết ở biển Cửa Lò

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây có thể nói là kỳ nghỉ dài ngày đầu tiên trước khi bắt đầu mùa cao điểm du lịch hè. Đây sẽ là thời điểm thích hợp để du khách...

Chị nhớ ba quá, em ơi

Ba mất đã 3 năm, cứ ngỡ tôi đã thôi không còn nước mắt để khóc. Vậy mà bữa nọ, chồng đi làm, chạy ra đầu ngõ liền gửi hình qua Zalo cho tôi. Tấm hình chụp vội lúc anh chạy xe nên nhòe nhiều. Tôi hỏi anh chụp gì? Anh nói: "Ba đó!". Chỉ vậy thôi, mà nước mắt tôi tự...

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa và văn học Mỹ, có những nhà văn vẫn gìn giữ những giá trị cơ bản, vẫn giữ cốt truyện cổ điển, văn phong trong sáng.

Mới nhất

Mời thuê môi trường rừng làm dự án du lịch tâm linh tại Hòn Bà

Theo thông báo của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, vị trí mời thuê môi trường rừng là khoảnh 1, tiểu khu 213A, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và khoảnh 1, tiểu khu 237A, xã Suối Cát, huyện...

Bánh xèo cuộn xúc xích: Bản hòa ca bất ngờ của ẩm thực Việt Nam – Thụy Điển

Sự bùng nổ vị giác trong món bánh xèo cuộn xúc xích mà đầu bếp hàng đầu Thụy Điển – ông Erik Videgård mang đến, cho thấy khả năng hòa hợp đầy bất ngờ của hai nền ẩm thực hoàn toàn khác biệt. Nhân kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thụy Điển, Đại sứ...

Thời điểm ‘khó hiểu’ uống cà phê tốt cho sức khỏe

Theo Mirror , các nghiên cứu đã phát hiện...

Vì sao báo Tây nói ‘Huế là điểm đến chưa được đánh giá đúng tầm ở châu Á’?

Huế là đại diện góp mặt trong danh sách "những điểm đến chưa được đánh giá đúng tầm ở châu Á". Danh sách '20 điểm đến du lịch bị đánh giá thấp nhất ở châu Á' được Yahoo! Finance lập ra dựa trên cơ sở tổng hợp và đánh giá từ nhiều nguồn uy tín như The Travel, Times of...

Lâm Chí Dĩnh chèo thuyền thúng, ăn phở ở Việt Nam

Lâm Chí Dĩnh, tài tử Đài Loan đóng "Thiên Long Bát Bộ", chèo thuyền thúng, ăn phở, uống cà phê, trong chuyến du lịch Đà Nẵng, Hội An. Tối 13/4, diễn viên đăng loạt ảnh khám phá thành phố biển trên trang cá nhân, cùng dòng chữ: "Đi du lịch cùng gia đình, xin chào Đà Nẵng". Trong ảnh, anh...

Mới nhất

Chị nhớ ba quá, em ơi