Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐể trở thành nhà giáo nhân dân, giảng viên phải có 2...

Để trở thành nhà giáo nhân dân, giảng viên phải có 2 bằng độc quyền sáng chế?


Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.1.2024, thay thế cho Nghị định số 27 năm 2015.

Theo đó, tiêu chuẩn chung cho danh hiệu nhà giáo nhân dân là các nhà giáo có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 20 năm trở lên; cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp giảng dạy đã được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.

Đồng thời, đã 1 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh; được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở trong năm liền kề năm đề nghị xét tặng; được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 2 lần được tặng bằng khen bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên).

Để trở thành nhà giáo nhân dân, giảng viên phải có 2 bằng độc quyền sáng chế? - Ảnh 1.

Giảng viên ĐH để đạt danh hiệu nhà giáo nhân dân, ngoài việc chủ nhiệm 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (tương đương với 2 bằng độc quyền sáng chế) còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn khác

Đối với cán bộ quản lý, thì tập thể do cá nhân quản lý phải có 3 năm liền kề năm đề nghị xét tặng được công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, trong đó có 2 lần đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” hoặc được tặng 2 cờ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên.

Về chuyên môn, dự thảo phân thành 4 nhóm đối tượng, với những quy định riêng về tài năng sư phạm xuất sắc. Cụ thể, nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non muốn đạt danh hiệu nhà giáo nhân dân cần đáp ứng một trong các tiêu chuẩn: Có 1 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành, tỉnh; chủ trì biên soạn 2 báo cáo chuyên đề tại các cuộc sinh hoạt chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức; chủ trì biên soạn 2 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp sở, ban, ngành tổ chức.

Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các trường tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường giáo dưỡng, trường chuyên, trường năng khiếu, trường dự bị ĐH, trung tâm chính trị cấp huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp cần đạt một trong các tiêu chuẩn: Có 1 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành, tỉnh; chủ trì biên soạn 33 tài liệu bồi dưỡng hoặc báo cáo chuyên đề theo các chương trình bồi dưỡng hoặc sinh hoạt chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức…

Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại các trường CĐ, trường chính trị tỉnh, cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ban, ngành cần đạt các tiêu chuẩn: Có 1 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên, được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực; là tác giả hoặc đồng tác giả 3 bài báo khoa học; chủ biên 1 giáo trình hoặc chủ trì biên soạn 3 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng do bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức.

Còn nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục ĐH, cán bộ nghiên cứu giáo dục muốn đạt danh hiệu nhà giáo nhân dân cần đạt các tiêu chuẩn: Chủ nhiệm 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (tương đương với 2 bằng độc quyền sáng chế), hoặc chủ nhiệm 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ (tương đương với 4 bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc bản quyền tác giả) đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên, được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực; tác giả hoặc đồng tác giả 10 bài báo khoa học; chủ biên 11 giáo trình; hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ…

So với Nghị định năm 2015, dự thảo nghị định mới có 4 nhóm đối tượng được phân theo từng cấp học, trong khi nghị định cũ gộp chung thành 2 nhóm đối tượng gồm: nhà giáo trong trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp và chung cấp và giảng viên cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp trình độ CĐ, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Các tiêu chuẩn ở nghị định cũ đối với giảng viên ĐH nhẹ nhàng hơn, không cần chủ nhiệm 1 nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia hoặc 2 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh, là tác giả 5 bài báo khoa học (quy định mới là 10). Trong khi ở dự thảo nghị định mới, tiêu chuẩn ở giáo viên mầm non lại giảm bớt, chỉ cần 1 sáng kiến thay vì 3 sáng kiến…

Một điểm khác biệt lớn nữa là Nghị định năm 2015 quy định danh hiệu nhà giáo nhân dân dành cho cán bộ quản lý giáo dục riêng, với những tiêu chuẩn nhẹ nhàng hơn, chỉ cần chủ trì 2 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc 2 nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ, cấp quốc gia nghiệm thu, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả thiết thực hoặc tham gia soạn thảo 4 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền. Trong khi ở dự thảo nghị định mới, cán bộ quản lý cần đạt các tiêu chuẩn giống như giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục.



Source link

Cùng chủ đề

Hy vọng ở Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa mới

Riêng với hệ đào tạo THCS, trường đang giữ vị trí số 1 trong các trường công lập ở TP.HCM. Trong đó, một yếu tố mà ít trường THCS ở TP.HCM có được, đó là học sinh THCS được thụ hưởng các điều kiện dạy và học của một trường THPT chuyên. Các em được "đắm mình" trong môi trường tinh hoa từ...

Đề xuất tách trường chuyên Trần Đại Nghĩa

TP HCMTrường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa có thể được tách thành một trường chuyên và một trường liên cấp THCS-THPT, theo đề xuất của Sở Giáo dục. Thông tin do đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM chia sẻ hôm 18/3. Sở cho biết đã gửi tờ trình về việc này lên UBND thành phố.Cụ thể, Sở đề xuất tách trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành 2 trường độc lập ngay từ năm học...

Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2024: Tăng chỉ tiêu, sắp xếp lại mạng lưới

Đào tạo theo nhu cầu thị trườngTrường CĐ công nghệ quốc tế Lilama 2 (Đồng Nai) sẽ triển khai chương trình đào tạo tín chỉ carbon từ năm 2024.Đây cũng là cơ sở giáo dục đầu tiên trên cả nước đào tạo ngành tín chỉ carbon, dự kiến sẽ tuyển khoảng 50 học viên trong năm đầu tiên. Chương trình đào tạo...

Bộ LĐ-TB&XH bổ nhiệm 4 lãnh đạo các đơn vị

Chiều 11/3, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thừa ủy quyền của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đã trao quyết định bổ nhiệm 4 cán bộ quản lý là Phó Cục trưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ, và 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng trường cao đẳng trực thuộc.Tại buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ, Thứ trưởng Lê Văn Thanh chúc...

Tuyển sinh lớp 6 chuyên Amsterdam: Tồn tại 15 năm sao không ai tuýt còi?

Dẫn lại Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII yêu cầu: "Không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và THCS", đồng thời Luật Giáo dục 2019 cũng chỉ cho phép có trường chuyên ở duy nhất cấp THPT, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ ra khối THCS nằm trong trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam vẫn tồn tại qua hàng chục năm, phụ huynh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ thống mặt bằng số lượng "khủng" rộng khắp cả nước.Việc quá nhiều phụ huynh muốn rút học phí đã đóng...

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

Sinh viên có nên làm thêm ca đêm?

Khi lựa chọn công việc làm thêm vào buổi tối, đa phần sinh viên sẽ tìm đến các quán cafe, cửa hàng tiện lợi, quán game. Theo đặc thù, các dịch vụ này sẽ mở qua đêm để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vậy sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm không? Sinh viên có nên chọn làm việc ca đêm?So với ca ngày thì công việc sắp xếp vào ca đêm sẽ có mức...

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5

Theo hướng dẫn của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các trường cấp tài khoản, mật khẩu cho học sinh THPT; các đơn vị dự thi do Sở GD&ĐT quy định cấp tài khoản, mật khẩu cho thí sinh tự do. Nhằm hạn chế sai sót, nhầm lẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống...

Cùng chuyên mục

Bê bối tại Apax Leaders trước khi Shark Thủy bị khởi tố

Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy, SN 1982, ở Hà Nội), nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup. Trước đó, hệ thống tiếng Anh do ông sáng lập là Apax Leaders vướng không ít bê bối khiến phụ huynh và giáo viên, nhân viên bức xúc.Bê bối của Apax Leaders bắt đầu từ tháng 9/2022, khi nhiều phụ huynh tại Đắk Lắk gửi...

Nữ sinh ‘toàn năng’ của trường Kim Liên được kết nạp Đảng

Hà NộiTừng làm Phó bí thư Đoàn trường, điểm học tập luôn trên 9,4 và giỏi ngoại ngữ, Bảo Nhi được Đảng bộ trường THPT Kim Liên kết nạp. Phùng Bảo Nhi, lớp 12A11, là một trong 7 học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, được kết nạp Đảng ngày 25/3. Trong 20 năm qua, đây là đợt kết nạp học sinh đầu tiên của Đảng bộ trường."Sự kiện này là cột mốc đáng nhớ, giúp em...

Gần 12.000 cơ sở mầm non giáo dục kiến thức an toàn giao thông

Hơn 9,6 triệu trẻ tại gần 12.000 cơ sở mầm non cả nước được giáo dục các kiến thức về an toàn giao thông qua chương trình "Tôi yêu Việt Nam". Ngày 22/3, tại Nha Trang, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học mầm non giai đoạn...

Mới nhất

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa

TPO - Ông Nguyễn Thanh Phước, nguyên Giám đốc Bệnh viện Vũng Tàu được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Giám định y khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 26/3, ông Phạm Minh An - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ký quyết định...

Hồ Gươm đẹp mờ ảo khi tắt hết đèn điện trong Giờ Trái đất

Hồ Gươm chìm trong bóng tối khi diễn ra Giờ Trái đất 2024, tuy vậy những công trình kiến trúc vẫn được nhận ra trong không gian mờ ảo, quen thuộc. Giờ Trái đất 2024 bắt đầu lúc 20h30 đến 21h30 ngày 23/3, tất cả các loại...

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực Chốt ngày, chỉ số MXV-Index của 3/4 nhóm mặt hàng trong sắc đỏ kéo chỉ số...

AgileOps trở thành đối tác phân phối Google Workspace

Sau khi trở thành đối tác của Google Cloud, AgileOps đã có thể mang tới giải pháp Enterprise Service Management (ESM) toàn diện cho các doanh nghiệp Việt. Trước đó, đơn vị này cũng liên tiếp được chấp nhận là đối tác của một số “ông lớn” công nghệ thế giới như Atlanssian và HubSpot. “ESM giúp tối ưu...

Lễ xuất quân Tuyên truyền lưu động "Về với Điện Biên" tại tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Vĩnh Phúc), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ xuất quân Tuyên truyền lưu động "Về với Điện Biên." Hơn 1.000 diễn viên, tuyên truyền viên của 37 đội tuyên truyền lưu động thuộc...

Mới nhất

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa