Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐề xuất cho 'nợ chuẩn' để có nguồn tuyển giáo viên

Đề xuất cho ‘nợ chuẩn’ để có nguồn tuyển giáo viên


Để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên (GV), Bộ GD-ĐT cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành có liên quan hoàn thiện báo cáo để Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội về việc cho phép các địa phương thiếu GV, còn biên chế được tuyển dụng GV mầm non, tiểu học theo chuẩn trình độ đào tạo quy định tại luật Giáo dục 2005.

Sở dĩ có đề xuất này vì theo luật Giáo dục 2019 có sự thay đổi lớn về chuẩn trình độ đào tạo của GV. GV mầm non trước đây yêu cầu chuẩn trình độ đào tạo là trung cấp, nay là CĐ; GV tiểu học từ trung cấp nâng lên ĐH, dẫn đến nhiều địa phương thiếu GV nhưng bế tắc cả nguồn tuyển.

CHO NỢ CHUẨN NHƯNG PHẢI CAM KẾT VỀ THỜI GIAN “TRẢ NỢ”

Đề xuất này nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều địa phương, đặc biệt là những nơi đang thực sự “tắc” về nguồn tuyển.

Đề xuất cho 'nợ chuẩn' để có nguồn tuyển giáo viên- Ảnh 1.

Học sinh tiểu học ở Mù Cang Chải (Yên Bái) trong giờ học tiếng Anh trực tuyến do thiếu giáo viên

Ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng GD-ĐT H.Mù Cang Chải (Yên Bái), chia sẻ: “Toàn huyện hiện nay chỉ có 1 GV tiếng Anh biên chế cấp tiểu học, năm nào cũng tuyển dụng GV cho môn học này mà không có người ứng tuyển, nhiều lúc khó khăn, bế tắc”.

Do vậy, theo ông Thủy, việc cho phép tuyển dụng GV theo chuẩn cũ sẽ giúp giải quyết một phần tình trạng thiếu GV trầm trọng hiện nay. Ông Thủy cũng chia sẻ thực tế, hiện nay với môn tiếng Anh nếu cho phép tuyển GV trình độ CĐ thay vì ĐH thì nguồn tuyển tại chỗ của H.Mù Cang Chải cũng không có chứ chưa nói ĐH. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì các địa bàn lân cận có nguồn tuyển sinh viên tốt nghiệp CĐ sư phạm tiếng Anh nhưng vì chưa đạt chuẩn đào tạo nên không được tuyển dụng. “Việc tuyển dụng phải kèm theo cam kết các GV này sẽ vừa đi làm vừa học để đào tạo nâng chuẩn, kinh phí sẽ thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ”, ông Thủy nói.

Tương tự, ông Bùi Văn Thư, Trưởng phòng GD-ĐT H.Mèo Vạc (Hà Giang), cũng cho rằng đó là một giải pháp tốt vì nguồn tuyển sẽ rộng hơn so với hiện nay dù có thể chưa đáp ứng được đủ tất cả. Hiện trên địa bàn huyện có một số em trình độ CĐ nhưng không được tuyển vì không đạt chuẩn đào tạo trong khi toàn huyện thì đang thiếu GV trầm trọng, nhất là ở cấp tiểu học. Ngoài tiếng Anh, tin học thì theo ông Bùi Văn Thư, một số môn đặc thù như âm nhạc, mỹ thuật là những môn cũng khó tuyển, do vậy nên hạ chuẩn cho những môn còn thiếu GV mà không có nguồn tuyển.

Cũng theo ông Thư, nên quy định cụ thể thời gian GV phải đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn theo quy định của luật Giáo dục 2019 chứ không thể “nợ chuẩn” vô thời hạn được.

Phát biểu tại hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm học 2023 – 2024, ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng nêu thực trạng nhiều địa phương trong tỉnh đang thiếu rất nhiều GV, đặc biệt là GV môn tiếng Anh.

Theo ông Duy, tỉnh đã tìm mọi giải pháp nhưng chưa tuyển mới được trường hợp nào. Năm học vừa qua, khi công bố chỉ tiêu tuyển dụng GV thì số đăng ký dự tuyển chỉ đạt hơn 53% so với chỉ tiêu tuyển dụng và cũng chỉ tuyển được hơn 50% số dự tuyển.

Sở GD-ĐT Yên Bái đề xuất Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ trong 3 năm tới cho phép các tỉnh tuyển dụng dưới chuẩn đào tạo GV những môn học còn thiếu, cụ thể là GV có trình độ CĐ, đang thực hiện học ĐH hoặc cam kết học ĐH ngay sau khi được tuyển dụng.

Đề xuất cho 'nợ chuẩn' để có nguồn tuyển giáo viên- Ảnh 2.

Giáo viên biệt phái ở TP.Yên Bái lên Mù Căng Chải dạy tiếng Anh do nơi này thiếu giáo viên

Đây cũng là đề xuất của lãnh đạo nhiều tỉnh miền Trung và Nam bộ. Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, phát biểu vấn đề rất khó khăn hiện nay là không có nguồn để tuyển dụng hoặc ký hợp đồng làm việc do áp dụng quy định điều kiện về trình độ chuẩn của GV các cấp học theo luật Giáo dục năm 2019. Do đó, bà Thanh đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu đề xuất về việc tuyển dụng sinh viên có bằng trung cấp sư phạm mầm non, và CĐ sư phạm tiểu học trong giai đoạn chuyển tiếp này. Sinh viên được tuyển dụng phải có cam kết tự học để nâng trình độ chuẩn đào tạo, quá thời gian cam kết nếu không đạt chuẩn thì đơn vị có thể xem xét chấm dứt hợp đồng.

Ngay tại Hà Nội, một lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng cho rằng đề xuất cho tuyển dụng GV dưới chuẩn với một số môn đặc thù như tiếng Anh và tin học là rất cần thiết vì ngay tại Hà Nội cũng thiếu GV các môn học này. “Thực tế ở Hà Nội không phải không có nguồn tuyển mà cử nhân trình độ ngoại ngữ, tin học ở TP có quá nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn nhiều so với đi dạy ở tiểu học”, vị này nói.

BGD-ĐT ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội đề xuất một số chính sách đặc thù để tuyển dụng GV thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Để có căn cứ đề xuất chính sách theo yêu cầu của Nghị quyết số 75/2022/QH15 của Quốc hội, Bộ GD-ĐT đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP phối hợp, cho ý kiến đối với các nội dung có liên quan. Theo đó, tại công văn này Bộ GD-ĐT cho biết đang dự kiến đề xuất “cho phép các địa phương thiếu GV, còn biên chế nhưng thiếu nguồn tuyển dụng được tuyển dụng sinh viên, GV có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp CĐ và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để dạy các môn học tiếng Anh, tin học, nghệ thuật theo Chương trình GDPT 2018”.

Các GV này sau khi được tuyển dụng phải tham gia lộ trình nâng chuẩn để đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại luật Giáo dục 2019. Quy trình tuyển dụng đối tượng này thực hiện theo quy định của Chính phủ. Các chế độ, chính sách sau khi tuyển dụng được áp dụng các quy định của Chính phủ và Bộ GD-ĐT.

Đề xuất cho 'nợ chuẩn' để có nguồn tuyển giáo viên- Ảnh 3.

Học sinh Mù Căng Chải trong một giờ học tiếng Anh trực tuyến

Về phạm vi thực hiện và thời gian áp dụng, Bộ nêu dự kiến việc tuyển dụng đối tượng này được thực hiện đến hết năm 2028 (2 năm trước khi kết thúc lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ để đến năm 2030 bảo đảm trình độ chuẩn đào tạo theo luật Giáo dục năm 2019).

GS-TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng xu thế chung của thế giới là không hạ thấp chuẩn GV. Tuy nhiên, nếu quả thật là cần một giải pháp tình thế để có nguồn tuyển thì cũng không nên sửa luật Giáo dục.

Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 GV, tăng thêm 11.308 người so với năm học 2021 – 2022. Hiện nay tỷ lệ GV đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo luật Giáo dục 2019), cấp mầm non là 91,7%; tiểu học là 74,8%; THCS là 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%. Như vậy, bậc tiểu học có tỷ lệ GV chưa đạt chuẩn cao nhất, 25,2%; tiếp đến là THCS 13,9%; THPT chỉ còn 0,1%.

Cần có quy định về xếp lương

Ở góc độ chính sách, một số ý kiến cũng nêu: nếu tuyển GV dưới chuẩn đào tạo thì phải làm rõ việc bổ nhiệm xếp lương sẽ ra sao vì hiện không có quy định.

Hiện GV phổ thông nếu trúng tuyển sẽ xếp ngạch viên chức, được bổ nhiệm, xếp hạng theo trình độ thấp nhất là cử nhân (ĐH). Người có trình độ dưới chuẩn khi trúng tuyển sẽ trở thành viên chức nhưng lại khó được bổ nhiệm, xếp lương theo chùm thông tư của Bộ GD-ĐT. Do đó, nếu tuyển dụng người dưới chuẩn cũng phải sửa đổi các thông tư của Bộ GD-ĐT, quy định cụ thể trường hợp xếp lương cho sinh viên sư phạm được tuyển dụng nhưng chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo luật Giáo dục mới.

Bên cạnh đó, đối với GV đang giảng dạy được miễn phí nâng chuẩn theo Nghị định 71/2020/NĐ-CP nhưng đối với sinh viên sư phạm chưa đạt chuẩn nếu trúng tuyển GV, chưa có quy định cụ thể việc học nâng chuẩn là do cá nhân tự bỏ kinh phí hay do ngân sách.



Source link

Cùng chủ đề

Từ đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ôn thi thế nào?

Ở phần làm văn, câu 1 là phần yêu cầu học sinh viết đoạn văn 200 chữ trình bày về suy nghĩ và ý nghĩa của thái độ sống tích cực. Yêu cầu này không đánh đố học sinh mà vẫn liên kết được với phần đọc hiểu ở trên, lại có tính giáo dục và rất phù hợp với học sinh trong...

Học tiếng Anh không chỉ có nghe, nói, đọc, viết

Ngày 13-3, Trung tâm đào tạo khu vực của Tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO RETRAC) phối hợp Văn phòng tiếng Anh khu vực (RELO) thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM khởi động dự án tiếng Anh hướng nghiệp, "EnglishWorks!".Bà Lori Shea, chuyên gia giảng dạy...

Những chứng chỉ ngoại ngữ nào được tính 10 điểm tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT?

Bộ GD&ĐT vừa công bố thông tư sửa đổi một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT, trong đó mở rộng danh mục chứng chỉ tiếng Anh được công nhận trong kỳ thi này.Như những năm trước, thí sinh có TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4.0 sẽ được tính 10 điểm và miễn thi môn tiếng Anh.Năm nay, thi sinh cũng sẽ được 10 điểm và miễn thi tiếng Anh nếu có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Bất ngờ ‘tiết học’ liên môn đặc biệt, học sinh làm ra 500 sản phẩm

Vì sao là Dấu ấn rồng bay?"Dấu ấn rồng bay" là một dự án học tập liên môn (toán -...

Mới nhất

Chặng đường mới cho Đắk Nông sau 20 năm tái lập tỉnh

Đắk Nông kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, lịch sử cách mạng của vùng đất và con người Đắk Nông, tạo sự phát triển hài hòa và bền vững.Đặc...

Tổng thống Putin tuyên bố quốc tang

Ngày 23-3, phát biểu sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Matxcơva, Tổng thống Putin thông báo ngày 24-3 sẽ là ngày quốc tang ở Nga, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công này. Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu qua video trước toàn quốc ngày 23-3 - Ảnh: REUTERS/ĐIỆN KREMLIN Theo Đài RT,...

Mới nhất