Trang chủPolitical ActivitiesĐề xuất nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển...

Đề xuất nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(ĐCSVN)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cần đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế; triển khai hiệu quả các chương trình, đề án của Hội đồng điều phối tại tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, có phướng án ứng phó với biến đổi khí hậu và triển khai triệt để chuyển đổi số…
 

Ngày 24/5, tại Phú Thọ, Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc tổ chức Hội nghị lần thứ ba; đồng thời công bố Quy hoạch Vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20250.

Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng; các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện lãnh đạo 14 tỉnh trong Vùng.

 Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối ghi nhận, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song các địa phương trong Vùng đã vượt khó, cố gắng khai thác các lợi thế để đi lên. Một số địa phương có cách làm mới, sáng tạo, cần nhân rộng.

Theo Phó Thủ tướng, việc liên kết Vùng đã có từ lâu nhưng chưa phát huy được hiệu quả, bởi khu vực này còn yếu về nguồn lực, yếu về hạ tầng, yếu về liên kết. Để kéo khu vực này lên, Phó Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành, các địa phương trong vùng cần tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ, đề án đã đề ra. Trong đó các bộ, ngành Trung ương cần “trả nợ” các đề án còn thiếu, tổng hợp các báo cáo, các ý kiến phát biểu của các đại biểu để trình Chính phủ…

Các địa phương trong Vùng cần đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế; triển khai hiệu quả các chương trình, đề án của Hội đồng điều phối tại tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nhất là mặt bằng tại các dự án hạ tầng giao thông; có phướng án ứng phó với biến đổi khí hậu và triển khai triệt để chuyển đổi số…

 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc rà soát, làm việc với các Bộ, ngành, địa phương và đề xuất 04 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng, gồm: Nhóm chính sách về phát triển hạ tầng giao thông kết nối; Nhóm chính sách về phát triển cửa khẩu; Nhóm chính sách về quản lý, phát triển tài nguyên rừng, nguồn nước; Nhóm chính sách về an sinh xã hội.

Về quy hoạch vùng Trung du miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành theo Quyết định 369/QĐ-TTg ngày 04/5/2024. Để triển khai có hiệu quả Quy hoạch vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng để nghị các bộ, ngành và địa phương quan tâm tập trung triển khai các nội dung cụ thể.

Thứ nhất, cần phổ biến bản Quy hoạch vùng này một cách rộng rãi, công khai, minh bạch tới người dân, doanh nghiệp các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm thu hút sự tham gia của các bên liên quan một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương; phá bỏ tư duy cục bộ trước hết là trong việc triển khai thực hiện chương trình dự án có vai trò vùng.

Thứ ba, phải đổi mới tư duy, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của từng bộ, ngành và địa phương, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp giá trị cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, hữu cơ; kinh tế cửa khẩu, du lịch, kinh tế rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

Thứ tư, tập trung nguồn lực thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã đặt ra tại Quy hoạch, trong đó ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng, liên vùng và quốc tế.

Thứ năm, tập trung xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu thương mại tự do xuyên biên giới (hiện đang được nghiên cứu thí điểm), tăng cường liên kết hình thành các chuỗi đô thị gắn với phát triển vành đai công nghiệp – đô thị – dịch vụ, các hành lang và vành đai kinh tế và các khu vực động lực phát triển.

Về tình hình triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư các dự án cao tốc, quy mô lớn của Vùng góp phần thay đổi bộ mặt kết cấu hạ tầng của Vùng, cụ thể một số dự án đã hoàn thành và đang tích cực triển khai. Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Dự án đã cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác vào ngày 24/12/2023, năng lực tăng thêm khoảng 40km đường cao tốc với quy mô 4 làn từ đó kết nối với cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang.

Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang giai đoạn 1 có chiều dài 104 km, quy mô đầu tư 02 làn hạn chế, giải phóng mặt bằng với quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 9.000 tỷ đồng (trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ là hơn 5.600 tỷ đồng). Dự án đã được khởi công từ tháng 5/2023 và dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Hiện nay, 02 địa phương đang rà soát, đề xuất phương án mở rộng lên quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, đồng thời kéo dài từ Bắc Quang đến thành phố Hà Giang.

Đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức BOT, Bộ trưởng thông tin, Dự án có tổng chiều dài tuyến: 121 km; giai đoạn 1 đầu tư khoảng 93km. Dự án đã khởi công ngày 01/01/2024 và dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 trong năm 2025. Tuy nhiên hiện đang gặp khó khăn vướng mắc như chỉ tiêu sử dụng đất tại tỉnh Lạng Sơn, đến năm 2025 cần tăng thêm 188 ha đất giao thông; Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cần nhiều thời gian; Khó khăn về khả năng huy động vốn của Nhà đầu tư nên dự án đang thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư để nâng mức vốn tham gia của ngân sách nhà nước (NSNN) thêm 3.220 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La): gồm 04 đoạn đang triển khai thực hiện, đó là: Tuyến Hòa Lạc – Hòa Bình, dài 23km, Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang lập dự án để mở rộng quy mô lên 6 làn và triển khai thực hiện theo hình thức BOT; Tuyến đường liên kết Vùng thành phố Hòa Bình – Đà Bắc (km0-km19): tỉnh Hòa Bình đang rà soát đề xuất điều chỉnh hướng tuyến và thực hiện theo quy mô cao tốc; Tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu: (km19-53), đoạn thuộc địa bàn tỉnh Hòa Bình có chiều dài 34 km, hiện chưa chọn được nhà đầu tư và chưa khởi công; Tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu: đoạn thuộc địa bàn tỉnh Sơn La có chiều dài 32,3km, đã được Quốc hội cho phép áp dụng thí điểm giao tỉnh Sơn La là cơ quan chủ quản; hiện nay tỉnh đã hoàn thành thủ tục đầu tư và dự kiến khởi công sau khi Quốc hội bổ sung vốn kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025. Như vậy, toàn tuyến Dự án hiện nay chưa khởi công và chậm so với tiến độ phê duyệt.

Đối với Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức BOT, đây là Dự án có quy mô cấp 4C, công suất 1,5 triệu hành khách/năm; tổng vốn đầu tư là 4.208 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN là 2.103 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1. Hiện chưa lựa chọn được nhà đầu tư, tỉnh Lào Cai đang điều chỉnh chủ trương đầu tư để tăng vốn NSNN tham gia vào dự án.

 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định, hồ sơ quy hoạch và tặng hoa cho đại diện các địa phương trong Vùng. Ảnh: MPI

Ngoài ra, các Bộ, ngành đang nghiên cứu phương án đầu tư một số dự án như tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài- Lào Cai; Tuyến Đoan Hùng – Chợ Bến; Giai đoạn 2 tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Tuyến cao tốc Bắc kạn – Cao Bằng; Tuyến cao tốc Sơn La – Điện Biên – cửa khẩu quốc tế Tây Trang;  Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng…; Đồng thời các địa phương đang rà soát, xây dựng phương án nâng quy mô các tuyến cao tốc lên 4 làn hoàn chỉnh, bổ sung các tuyến kết nối, nút giao để phát huy hiệu quả các cao tốc trên địa bàn.

Về các nhiệm vụ, hoạt động điều phối, Bộ trưởng cho biết, các bộ, địa phương quyết liệt triển khai 12 nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Chính phủ và 6 nhiệm vụ trong kế hoạch hoạt động Vùng năm 2023. Về quy hoạch vùng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng; các Bộ, địa phương thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quy hoạch vùng.

Về cơ chế, chính sách đặc thù, Bộ trưởng nhấn mạnh, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, tham gia góp ý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

Về các dự án quan trọng, liên kết vùng: các địa phương khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để sớm khởi công dự án, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã khởi công. Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư hoặc nghiên cứu triển khai, lồng ghép đưa vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030; Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để sớm triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc tập trung vào các nội dung: Công bố Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và đảm  bảo quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tham vấn cơ chế, chính sách đặc thù vùng trung du và miền núi phía Bắc và Kế hoạch điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2024.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao Quyết định, hồ sơ quy hoạch và tặng hoa cho đại diện các địa phương trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc./.

Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn: https://dangcongsan.org.vn/noidung/tintuc/Lists/Tinhoatdong/View_Detail.aspx?ItemID=2997

 

Cùng chủ đề

Kiện toàn Hội đồng thẩm định Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 433/QĐ-TTg ngày 21/5/2024 kiện toàn thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hội đồng). Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định, Chủ tịch Hội đồng là...

Chuyển đổi số nông nghiệp: Làm tới nơi tới chốn sẽ về đích sớm

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, với chuyển đổi số ngành nông nghiệp, khi làm phải có thứ tự ưu tiên, làm tới nơi tới chốn. Nếu có cách làm đúng thì ngành nông nghiệp sẽ về đích sớm. Cần hệ sinh thái số trên nền tảng dùng chung Tại hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” chiều 14/5, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan nhìn nhận, bên cạnh các phần việc đã làm được,...

Xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học 2.400 tỉ đồng ở Hải Phòng

TP.Hải Phòng luôn xác định, phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, chính vì lẽ đó, thành phố luôn ưu tiên, tập trung thu hút các Dự án đầu tư có sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho một Hải Phòng xanh.Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Lê Anh Quân kêu...

Hoàn thiện đường ven biển là động lực tốt để Kiến Thụy bứt phá, vươn lên

Sáng 11/5, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn đại biểu Quốc hội...

Người đứng đầu địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai

(Chinhphu.vn) - Người đứng đầu các địa phương phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai, sự cố vì người đứng đầu là người chỉ huy trực tiếp tại chỗ nên có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất tại thời điểm xảy ra sự cố, thiên tai. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.   Buổi sáng Quốc hội thảo luận ở Tổ về: (1) Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những...

Việt Nam – Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác phòng chống tham nhũng

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nhấn mạnh, việc ký kết và thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác về phòng, chống tham nhũng giữa Ban Nội chính Trung ương và Ủy ban Chống tham nhũng và Quyền công dân Hàn Quốc là khẳng định cam kết mạnh mẽ của hai bên nhằm nâng cao hơn nữa tính thực chất, toàn diện và hiệu quả hợp tác giữa hai nước trong công tác phòng,...

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ Đối tác toàn diện với Hà Lan

(ĐCSVN) - Hai Thủ tướng vui mừng đánh giá cao những tiến triển tích cực của mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời gian qua: chính trị tiếp tục được củng cố và tăng cường, gắn kết kinh tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả, các cơ chế hợp tác được triển khai cụ thể và thực chất.   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte  Chiều...

Kỳ vọng tạo ra những kỳ tích mới

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đây là vinh dự, trách nhiệm to lớn, đồng thời là cơ hội để cùng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dốc toàn bộ tâm sức, trí lực, phụng sự đất nước, phục vụ Nhân dân theo con đường mà Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn.   Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 22/5, với 96,92% đại biểu tham gia biểu...

Khối các cơ quan Trung ương báo cáo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII

(ĐCSVN) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể đề nghị, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tiếp thu, nghiên cứu kỹ các nội dung đã thống nhất tại Hội nghị Trung ương 9, đặc biệt là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 bài phát biểu khai mạc và bế mạc hội nghị.   Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương...

Bài đọc nhiều

Quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới bằng các sản phẩm nội dung số

Các sản phẩm nội dung số sẽ mang đến hiệu quả cao trong công tác truyền thông quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với đông đảo công chúng trong nước và quốc tế, thông qua nền tảng https://vietnam.vn. Sáng 24/5, tại Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, diễn ra Lễ ký kết Chương trình Hợp tác giữa Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế, Cục Thông...

Tiền gửi xanh – đầu tư cho tương lai xanh

Không chỉ là cơ hội gia tăng giá trị tài chính, là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả, sản phẩm Tiền gửi xanh của BIDV còn thể hiện một bước tiến mới trong nỗ lực nhằm hướng tới một tương lai xanh cho cộng đồng và xã hội. ESG - xu hướng tất yếu trên thế giới và tại Việt Nam Hiện nay, thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về biến đổi khí hậu và ô...

Hang Sơn Đoòng lọt top 7 điểm tham quan dưới lòng đất đẹp nhất thế giới

Mới đây, thời báo SCMP của Hồng Kông (Trung Quốc) đã vinh danh hang Sơn Đoòng của Việt Nam là một trong bảy điểm tham quan dưới lòng đất đẹp nhất thế giới. Theo các chuyên gia, hang Sơn Đoòng (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được hình thành cách đây khoảng 2.3 triệu năm, khi một con sông lớn làm xói mòn hàng loạt đoạn núi đứt gãy trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ...

Đẩy mạnh nội dung số để quảng bá hình ảnh Việt Nam tới giới trẻ

Nội dung số được xác định là một kênh truyền thông quan trọng, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với giới trẻ trong và ngoài nước. Sáng 24.5, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã công bố chương trình hợp tác giữa Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế với công ty truyền thông Schannel (Schannel Network) giai đoạn 2024 - 2027 nhằm tăng cường trao đổi, hợp...

Công bố Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2023 cho khu vực Đông Nam Á

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Chính phủ Việt Nam, Bộ GDĐT trong quá trình hoạch định chính sách luôn coi công nghệ là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển giáo dục, từ những chính sách quốc gia toàn diện, nhất quán, đến những đề án cụ thể đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và quá trình chuyển đổi số trong ngành GDĐT, để...

Cùng chuyên mục

Đặt mục tiêu toàn điểm 9,10, học sinh Hà Nội căng mình ôn luyện thi cấp 3

Thời điểm này, học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang bước vào cao trào những ngày ôn luyện căng thẳng chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra vào đầu tháng 6 tới. Vân Trang - Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/video-xa-hoi/dat-muc-tieu-toan-diem-910-hoc-sinh-ha-noi-cang-minh-on-luyen-thi-cap-3-1344237.ldo

Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí du lịch quốc tế uy tín Travel+Leisure đã đánh giá vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là một trong 55 điểm đến đẹp nhất thế giới để chiêm ngưỡng. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/vinh-ha-long-la-mot-trong-nhung-diem-den-dp-nhat-the-gioi-121991.htm

Tháng 7 sẽ khai thác tuyến Metro Nhổn-Ga Hà Nội

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, dự án Metro Nhổn – Ga Hà Nội đoạn trên cao sẽ được tổ chức nghiệm thu vào ngày 30/6 và khai thác thương mại trong tháng 7/2024. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/thang-7-se-khai-thac-tuyen-metro-nhon-ga-ha-noi-121986.htm

Ra mắt sách đầu tiên về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nước ngoài

Hàn Quốc vừa chính thức ra mắt cuốn sách mang tên “Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng” của tác giả Cho Chul-hyeon. Đây là cuốn sách đầu tiên xuất bản riêng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hàn Quốc cũng như trên thế giới, ngoài Việt Nam.   Tác giả Cho Chul-hyeon trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về cuốn sách “Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.” (Nguồn: Vnews) Cuốn sách đã bám sát những...

Nữ sinh mua nhà cho mẹ trước ngày tốt nghiệp: Cách ‘săn cá mập’

Từng nhận được sự góp vốn đầu tư của các "cá mập" tại Shark Tank mùa 5, Nguyễn Hoàn Triệu Vy, sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), đã chia sẻ những bí quyết để chinh phục nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Trong tập cuối của chương trình "Shark Tank" mùa 5 Triệu Vy và em gái đã gọi vốn thành công 200 triệu đồng cho 30% cổ phần thương hiệu nến Jaros Candle....

Mới nhất

Khôi phục tàu lửa chạy bằng hơi nước giữa Đà Nẵng – Huế

Hai tàu hơi nước nguyên bản đã được khôi phục, mang đến một trải nghiệm du lịch mới trên cung đường đèo Hải Vân nối giữa Đà Nẵng - Huế. Cung đường sắt đi qua đèo Hải Vân - Ảnh: NHẬT LINH Khôi phục hai đầu tàu hơi nước cuối cùng ở nước ta Công ty cổ phần dịch vụ du lịch...

Đẩy mạnh nội dung số để quảng bá hình ảnh Việt Nam tới giới trẻ

Nội dung số được xác định là một kênh truyền thông quan trọng, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với giới trẻ trong và ngoài nước. Sáng 24.5, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã công bố chương trình hợp tác giữa Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc...

Quyết định bất ngờ của cô gái Bắc Ninh ngồi xe lăn làm việc cho Liên Hợp Quốc

Làm việc ở Liên Hợp Quốc là một trải nghiệm tuyệt vời và đầy tự hào của Hiếu. Nhưng cách đây 2 tháng, cô gái ngồi xe lăn có quyết định bất ngờ. Cô gái ngồi xe lăn làm việc cho Liên Hợp Quốc  Lưu Thị Hiếu (sinh năm 1990) - người sáng lập dự án Chạm Vào Xanh Lưu Thị Hiếu (quê...

Bình Định thêm dự án giúp truyền trải công suất các dự án năng lượng tái tạo

Bình Định thêm dự án giúp truyền tải công suất các dự án năng lượng tái tạoBình Định chấp thuận Dự án Đường dây 220 kV Phù Mỹ - Rẽ Phước An - Quảng Ngãi (mạch 2) có tổng vốn đầu tư hơn 136 tỷ đồng của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia. ...

Bài 2 – Thị trường chứng khoán sẽ thế nào?

Trong bối cảnh gặp khó khăn về nguồn vốn huy động thông qua kênh trái phiếu doanh nghiệp...

Mới nhất