Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐiều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta uống đồ uống có...

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta uống đồ uống có đường mỗi ngày?


Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 5/4 tại Hà Nội.

Đồ uống có đường làm gia tăng bệnh tiểu đường, sâu răng và thừa cân béo phì

Tại Hội thảo, bà Bà Angela Pratt, Trưởng đại điện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, có thể là nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép rau quả, nước có hương vị, nước tăng lực và thể thao, trà uống liền, cà phê uống liền và sữa có thêm đường.

Theo bà Angela Pratt, WHO khuyến cáo, việc tiêu thụ đường tự do, bao gồm bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng và lý tưởng là dưới 5%. Tương ứng khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành (1 lon coca cola thông thường sẽ chứa khoảng 36 gram đường).

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu chúng ta tiêu thụ đồ uống có đường mỗi ngày? - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: N.Mai

Đáng chú ý, bà Angela Pratt cho biết, tại Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều đồ uống có đường hơn. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần.

Không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta đã thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì“, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Chia sẻ cụ thể về vấn đề này, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn thì nước ngọt (đồ uống có đường) là sản phẩm được pha chế từ nước với các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, có thể bao gồm CO2.

Theo nghiên cứu, một loại nước ngọt thông thường sẽ chứa khoảng 35g đường và rất ít hàm lượng dinh dưỡng khác. Trong khi đó, sử dụng đồ uống có đường không hợp lý được xác định là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì.

Cụ thể, việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng. Việc tăng tiêu thụ đồ uống có đường làm gia tăng năng lượng nạp vào (năng lượng rỗng) dẫn đến thừa cân, béo phì. Chưa kể, đồ uống có đường còn làm tang phản ứng kích hoạt của não với các tín hiệu về sự ngon miệng, kích thích ăn nhiều hơn và gia tăng nguy cơ thừa cân.

Cũng theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, tăng tiêu thụ đồ uống có đường (bao gồm cả đồ uống có đường và nước ép trái cây 100%) >177ml/ngày trong 4 năm có liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 16% trong 4 năm tiếp theo; tăng tiêu thụ đồ uống có đường nhân tạo >177ml/ngày có liên quan đến nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 18%.

Cùng với đó, bằng chứng toàn cầu cho thấy, tiêu thụ nước ngọt có hàm lượng đường cao và nồng độ axit có thể góp phần gây hại cho sức khỏe răng miệng. Theo đó, tất cả các loại nước ngọt thử nghiệm đều gây ăn mòn men răng. Nước ngọt có hàm lượng canxi cao có tiềm năng ăn mòn thấp hơn. Giá trị pH thấp và hàm lượng citrate cao có thể gây ra sự mất men bề mặt nhiều hơn.

Không những thế, đồ uống có đường còn là “thủ phạm” làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Nghiên cứu ở Mỹ trên 106 nghìn giáo viên cho thấy, tiêu thụ ≥355ml đồ uống có đường/ngày có liên quan đến bệnh tim mạch, tái thông mạch và đột quỵ.

Cần có chính sách thuế để hạn chế đồ uống có đường

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu chúng ta tiêu thụ đồ uống có đường mỗi ngày? - Ảnh 2.

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia trình bày về những tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe. Ảnh: N.Mai

Theo các chuyên gia, trên khắp thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Tín hiệu giá – chi phí cao hơn – rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Trên thực tế, hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.

Bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy, nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối.

Tại Việt Nam, TS Nguyễn Thùy Duyên, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, thuế đồ uống có đường sẽ làm giảm mức tiêu thụ, từ đó làm giảm lượng đường tiêu thụ. Nhờ vậy, chính sách này có thể đem lại thay đổi tích cực trong tình hình thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia thường áp dụng thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường khá nhiều ưu điểm so sánh với loại thuế khác. Loại thuế này có tác động trực tiếp đến các sản phẩm có hàm lượng đường cao, khuyến khích người tiêu dùng chuyển đổi sang các dòng sản phẩm ít đường hơn. Giải pháp này mở đường cho nhà sản xuất chuyển hướng sang các dòng sản phẩm ít đường hơn.

Tăng thuế sẽ tác động đến tăng giá qua đó tác động đến hành vi tiêu thụ, gánh nặng sức khỏe và kinh tế xã hội sẽ thay đổi tương đương với mức tăng giá bán lẻ. Nếu mức tăng giá 5% đem lại sự thay đổi không đáng kể thì tăng giá ở mức 20% có thể đem lại sự thay đổi tích cực cho tình trạng béo phì ở Việt Nam.

Ngoài thuế, các chuyên gia cũng khuyến nghị, để giảm việc tiêu thụ đồ uống có đường cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp như: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học đồng thời giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên…

Loại củ ngọt mát, giúp hạ đường huyết, thanh mát mùa hè, bán giá rẻ bèo ở chợ Việt



Nguồn

Cùng chủ đề

Người Việt tiêu thụ đồ uống có đường tăng 10 lần trong 20 năm

Người Việt tiêu thụ lượng đồ uống có đường tăng gấp 10 lần trong 20 năm kéo theo nhiều bệnh tật mạn tính, Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với loại sản phẩm này. TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết như trên tại hội thảo Tác hại của đồ uống có đường với sức khỏe và vai...

4 học sinh nhập viện sau khi uống nước ngọt không rõ nguồn gốc

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 23-2, ông Hà Thanh Hoàn - bí thư Đảng ủy xã Bao La (huyện Mộc Châu, Hòa Bình) - xác nhận bốn học sinh Trường tiểu học và THCS xã Bao La phải nhập viện cấp cứu sau khi uống nước ngọt mua ở cổng trường.Theo ông Hoàn, chiều qua, sau khi uống nước ngọt...

Bí ẩn giếng cổ ở xã đảo Tam Hải, hạn hán cỡ nào cũng không cạn

Giữa tiết trời đang vào Xuân, đón chuyến phà vượt sông Trường Giang từ xã Tam Quang sang xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), chúng tôi cảm nhận được cuộc sống thanh bình, đậm chất dân dã của người dân nơi đây.Giếng cổ linh thiêng giữa ốc đảoXã đảo Tam Hải “hút hồn” du khách gần xa nhờ bãi biển trong xanh trải dài hình vòng cung, những hàng dừa xanh rợp bóng nghiêng...

Bể nước ngầm nguyên vẹn 6 triệu năm dưới dãy núi Italy

Nước ngọt chảy qua vỏ Trái Đất 6 triệu năm trước mắc kẹt tại độ sâu hàng nghìn mét bên dưới dãy Hyblaea ở Sicily, hình thành tầng ngậm nước không thay đổi từ sau đó. Biểu đồ thể hiện lượng nước ngọt mắc kẹt ở thành hệ Gela. Ảnh: Viện địa vật lý và núi lửa học quốc gia Italy Một lượng nước ngọt lớn thấm qua vỏ Trái Đất cách đây 6 triệu năm vẫn bị chôn vùi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Có thêm một bệnh viện tư nhân tại TP HCM

Ngày 23/1, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II đã khai trương và đi vào hoạt động tại phường An Phú Đông, quận 12. Đến dự sự kiện có bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP HCM; ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND...

Cô gái giảm 45kg một năm nhờ bài thể dục đơn giản

Hãy đi bộ 30 phút mỗi ngàyTheo Better Health, đi bộ là cách tuyệt vời để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe tổng thể. Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp xương chắc khỏe, giảm mỡ thừa trong cơ thể, tăng cường sức mạnh và sức bền cơ bắp.Đi bộ cũng...

Trong ‘bóng nổ’ có gì mà khiến các học sinh bị ngộ độc?

Theo ghi nhận của nhà trường, các học sinh mua 11 gói "bóng nổ" đem vào lớp chơi. Các em dùng tay tác động mạnh quả bóng, làm cho gói đồ chơi phình to, phát nổ. Những em xung quanh hít phải khí thoát ra từ gói bóng có biểu hiện ngộ độc khí thở.Về chuyên môn, trong gói "bóng nổ" có...

Người bệnh sẽ sớm được tiếp cận thuốc mới

Bộ Y tế đề xuất áp dụng cơ chế tham chiếu trong đăng ký lưu hành thuốc, nhằm giúp đẩy nhanh việc tiếp cận thuốc mới, tiên tiến nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Đề xuất được Bộ Y tế đưa vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Dự thảo Luật Dược sửa đổi dự kiến sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 (tháng 10/2024) và...

Cùng chuyên mục

Chưa kịp tổn thương đã đi chữa lành

Tâm lý "tự thấy nhiễm" từ môi trường ảo?Một giảng viên đại học kể với chúng tôi trong lớp cô ấy chủ nhiệm đại học có một số sinh viên dù xuất thân từ gia đình khó khăn, mới ra thành phố học được 3 năm nhưng thường hay than vãn, rồi còn tham dự tích cực các lớp chữa lành.Than vãn...

Người Việt tiêu thụ đồ uống có đường tăng 10 lần trong 20 năm

Người Việt tiêu thụ lượng đồ uống có đường tăng gấp 10 lần trong 20 năm kéo theo nhiều bệnh tật mạn tính, Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với loại sản phẩm này. TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết như trên tại hội thảo Tác hại của đồ uống có đường với sức khỏe và vai...

Giảm tai biến nhờ ứng dụng công nghệ in 3D

GS.TS.BS Trần Trung Dũng - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Công nghệ 3D trong y học và Chủ nhiệm bộ môn Chấn thương chỉnh hình tại VinUni, kiêm Giám đốc chuyên ngành Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Cơ xương khớp, Hệ thống y tế Vinmec nhấn mạnh về giá trị của công nghệ in 3D tại hội nghị quốc tế về ứng dụng công nghệ 3D trong y học, tại Hà Nội trong hai ngày (5-6/4).Công...

Nỗi lo của người xin tinh trùng: Sợ bị đòi con, kết hôn cận huyết

Vợ chồng anh Lò Văn Chư (35 tuổi, Sơn La) cưới nhau gần 10 năm nhưng chưa có con do anh gặp biến chứng quai bị dẫn đến teo tinh hoàn, không có tinh trùng. Qua báo đài, anh biết đến dịch vụ hỗ trợ sinh sản bằng việc xin tinh trùng từ ngân hàng.Nhiều lần anh định xuống Hà Nội xin tinh trùng để làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng vợ anh kịch liệt phản đối...

Mới nhất

Khóa đào tạo Người quản lý năng lượng tháng 4/2024

Chương trình đào tạo nằm trong hoạt động thường niên của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.Khoá đào tạo "Người quản lý năng lượng" với mục đích cung cấp kiến thức về quản lý năng lượng theo quy định tại Điều 33 và đáp ứng...

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%. Trong bài viết đăng tải trên trang finance.yahoo.com (Mỹ) ngày 4/4, trong năm 2024, tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á sẽ cải thiện và...

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Cường giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa

(HQ Online) -Ngày 5/4/2024, tại trụ sở Cục Hải quan Khánh Hòa, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa đối ông Nguyễn Văn Cường. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư, lẵng hoa chúc mừng Tết cổ truyền của Lào và Campuchia

NDO - Nhân dịp Tết Bun Pi May của Lào và Tết Chol Chnam Thmay của Campuchia, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư và lẵng hoa chúc mừng tới đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ...

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954

Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ quốc gia Nguyễn Thị Nga phát biểu tại buổi giới thiệu Phát biểu tại buổi giới thiệu, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ quốc gia cho biết, khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm...

Mới nhất