Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính'Doanh nghiệp cần giữ tinh thần tự cứu mình'

‘Doanh nghiệp cần giữ tinh thần tự cứu mình’


Nhiều doanh nghiệp nghĩ sau Covid là “khó khăn nhất đã qua” nhưng thực tế không như vậy nên theo Giám đốc Văn phòng Ban IV, điều cần nhất là luôn giữ tinh thần “tự cứu mình”.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình doanh nghiệp. Khảo sát này do Ban IV và VnExpress thực hiện hồi tháng 12/2023, với sự tham gia của hơn 2.700 đại diện doanh nghiệp. Giám đốc Văn phòng Ban IV Phạm Thị Ngọc Thủy, người phụ trách chính báo cáo, đánh giá kết quả khảo sát lần này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp đã trở lại nhưng “khó khăn vẫn còn rất nhiều”.





Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc Văn phòng Ban IV. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc Văn phòng Ban IV. Ảnh: Nhân vật cung cấp

– Nếu để gọi tên những khó khăn các doanh nghiệp đối mặt ở năm 2023, bà sẽ nói gì?

– Doanh nghiệp kiệt sức, đó là sự thật, đặc biệt sau hai năm Covid-19 và hai năm đối diện với những bất ổn toàn cầu, dù những khó khăn với doanh nghiệp thực ra không mới. Đó là khó về đơn hàng, tiếp cận vốn, thủ tục hành chính, nguy cơ hình sự hóa…

Doanh nghiệp đang rất quan ngại về những rủi ro ở trong và ngoài nước. Bên ngoài là những thách thức, xu hướng không ai lường trước được. Chiến tranh chỉ là một phần mà sâu xa hơn là xu hướng chia rẽ thay vì toàn cầu hóa như trước. Thậm chí có những thời điểm, khi ngồi mổ xẻ với nhau về những khối lượng dự chi ngân sách quốc phòng tại các nước lớn, doanh nghiệp tự thấy diễn biến cuộc chiến vẫn rất phức tạp, ảnh hưởng trực diện đến chuỗi thương mại toàn cầu. Ví dụ, căng thẳng trên Biển Đỏ đang khiến chi phí vận tải leo thang. Sự phục hồi của các nước lớn không như kỳ vọng cũng ảnh hưởng đến Việt Nam bởi chúng ta là nền kinh tế mở.

Còn ở trong nước, một số doanh nghiệp nói họ thấy có vẻ mình không nằm trong ưu tiên hỗ trợ của nhiều cơ quan, các cấp thực thi địa phương, dù biết doanh nghiệp luôn được đề cập ở các cấp chỉ đạo điều hành. Họ nói, nhiều bên hỗ trợ một cách hình thức, máy móc, với tâm thế tự bảo vệ mình trong bối cảnh nhiều vụ án được đưa ra xét xử. Điều này được thể hiện trong báo cáo qua số lượng cao đánh giá tiêu cực với cách hành xử của địa phương.

– Nỗi lo của từng nhóm doanh nghiệp cụ thể là gì?

– Với nông nghiệp, nếu chỉ nhìn vào số liệu, năm 2023 có rất nhiều điểm sáng khi liên tục tăng trưởng về thị trường, đơn hàng. Chưa bao giờ xuất khẩu nông nghiệp lại rực rỡ, nhiều kỷ lục như thế. Nhưng đằng sau đó, doanh nghiệp không có tích lũy vốn tốt. Ở những giai đoạn cần gom tiền mua, bao tiêu hàng, áp lực tài chính của họ rất lớn trong khi bối cảnh chung năm 2023 là tình hình tài chính bị bào mòn, tiếp cận dòng tín dụng không đơn giản. Khi doanh nghiệp nội không bao tiêu kịp sẽ tạo thời cơ cho nhóm FDI vốn mạnh về dòng vốn thu mua.

Doanh nghiệp cũng gặp áp lực khi thị trường đòi hỏi sự chuyển mình về chất lượng. Với nhóm sản xuất, bài toán cải thiện chất lượng là của từng doanh nghiệp thì với nông nghiệp, đó là câu chuyện của cả hệ sinh thái với nhiều chủ thể, tư duy không cùng trên một mặt bằng. Do đó, nhóm này vẫn đang đối diện với nhiều bấp bênh.

Ở nhóm doanh nghiệp sản xuất, dư địa sử dụng vốn giá rẻ của họ đang giảm khủng khiếp trong khi yêu cầu về chất lượng ngày càng chặt. Không chỉ là câu chuyện chuyển đổi số, họ hiện đối diện với áp lực chuyển đổi xanh rất lớn khi là ngành phát thải cao. Các nhà mua quốc tế gần đây liên tục đưa ra thông điệp, yêu cầu về sản xuất, mua sắm xanh, nếu không chuyển dịch sẽ mất thị phần. Việc thay đổi với doanh nghiệp lúc này không mấy lạc quan khi nguồn tiền eo hẹp, lực lượng lao động chưa chuẩn bị kịp thời.

– Là người đồng hành cùng hoạt động của các hiệp hội, doanh nghiệp, điều gì khiến bà ấn tượng về cách họ vượt qua năm 2023?

– Cứ 6 tháng Ban IV lại khảo sát định kỳ để báo cáo thông tin hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp cho Thủ tướng, kèm gửi các tham mưu chính sách lên Thủ tướng. Kết quả lần này cho thấy những điểm tích cực tương đối so với hồi tháng 4. Thời kỳ khó khăn của doanh nghiệp đang tiếp diễn nhưng niềm tin đã quay trở lại. Ví dụ, tỷ lệ đánh giá “tích cực”, “rất tích cực” về kinh tế vĩ mô gấp 2,7 lần so với trước. Các chỉ số, chỉ báo khác như triển vọng tiếp cận vốn, thị trường, hiệu quả hỗ trợ của chính quyền địa phương đều có điểm cao hơn.

Về cơ bản họ đã quay lại mạch để tập trung sản xuất kinh doanh. Giữa 2023, tâm trạng của các chủ doanh sa sút nhiều, bị phân tâm vào những đứt gãy của nền kinh tế, những khủng hoảng trên toàn cầu. Cú sốc lúc đó với họ tương đối đột ngột bởi hầu hết nghĩ sau Covid, những khó khăn nhất đã qua.

Doanh nghiệp sau đó cũng đặc biệt tập trung vào mục tiêu tái cấu trúc để tối ưu hoạt động. Họ cũng chú trọng tìm kiếm thị trường mới – điều chưa bao giờ được bàn nhiều đến thế. Trước đó, nhiều doanh nghiệp rất ngại vì để tìm được đối tác mới mất rất nhiều thời gian, trong khi thị trường cũ vẫn ổn định.

Hàng loạt cuộc xúc tiến thực chất được mở ra với các đối tác đến từ những thị trường mới như Ấn Độ, Canada, khối Arab, Trung Đông. Nhiều doanh nghiệp nhờ vậy đã bù đắp được sự thiếu hụt do đơn hàng ở thị trường truyền thống giảm.

Kể với chúng tôi, anh Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch AA Corporation, gọi Campuchia là “thị trường cứu cánh” vì nhờ đó, doanh thu năm ngoái doanh nghiệp không kém so với 2022. Nước này không có biến động trong ngành bất động sản nên nhu cầu, sức mua của họ với đồ nội thất, sản phẩm từ gỗ rất ổn định.

Điểm nữa là doanh nghiệp cũng tích cực hơn với chuyển đổi xanh. Nếu như đầu 2023 họ còn rất hoang mang, chưa biết phải đi thế nào thì đến cuối năm, một số đã cải thiện nhận thức, hiểu biết, thậm chí bắt tay vào làm. Một số nhờ thế cũng được hưởng lợi nhất định.

Ví dụ, trong bối cảnh ngành dệt may tăng trưởng khó khăn, Công ty cổ phần May Hồ Gươm sau khi đạt được chứng chỉ xanh bền vững quốc tế, đã tận dụng để duy trì và mở rộng xuất khẩu ở một số thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao.

Secoin của anh Đinh Hồng Kỳ cũng tập trung phát triển các dòng sản phẩm vật liệu xây dựng bền vững nên cũng có chỗ đứng rất vững chắc, mở rộng được mạng lưới khách hàng theo xu hướng mua sắm xanh.

Nhìn chung, trong cả 2023, thứ tôi nghĩ tới và rất khâm phục các chủ doanh là tinh thần bền bỉ, vượt khó. Dù thời điểm khó khăn nhất, họ tuy dao động, thậm chí sụt giảm về niềm tin, vẫn bảo nhau “phải giữ doanh nghiệp, giữ người lao động, khó mấy rồi cũng có cách nếu bình tĩnh và gắn kết”. Tinh thần đó đã được củng cố dần và giúp nhiều doanh nghiệp bứt phá ở chặng cuối năm, thể hiện qua chỉ số vĩ mô hay từng ngành. Đây cũng là nội lực rất lớn giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình trong 2024 vì khó khăn đến đâu chắc cũng không hơn 3 năm qua.

– Nếu nói như vậy liệu 2023 có phải đáy của doanh nghiệp?

– Nhìn vào các con số vĩ mô, chúng tôi hy vọng 2023 là đáy của khó khăn. Tuy vậy, các chuyên gia quốc tế và trong nước cũng cho rằng, 2024 còn nhiều diễn biến phức tạp khó đoán định, nên cũng không thể chủ quan. Tôi cho rằng vẫn phải giữ được tinh thần tự cứu mình, tìm cách mà sống, dù thế nào cũng phải cười để chiến đấu tiếp.

– Bà đánh giá thế nào về các giải pháp của Chính phủ trong năm qua?

– Quá trình làm việc với doanh nghiệp và thông qua cuộc khảo sát vừa rồi, chúng tôi thấy cộng đồng đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ khi quyết liệt, bám sát các diễn biến của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP hay tốc độ giải ngân đầu tư công đều cho thấy điều đó. Bản thân chúng tôi cũng được tham dự nhiều cuộc họp của Thủ tướng và lãnh đạo Chính phủ để đốc thúc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế nên có cùng cảm nhận.

Đánh giá của doanh nghiệp trong khảo sát lần này tốt hơn so với lần 1 (hồi tháng 4/2023) về mọi chỉ số tiếp tục khẳng định điều này. Trong đó, nhiều ghi nhận liên quan tới các chính sách mà sự hỗ trợ có thể đi ngay vào đời sống, không cần trải qua các quy trình, thủ tục xét duyệt như gia hạn nộp VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 2% VAT cho một số hàng hóa, dịch vụ.

Nhưng cần lưu ý rằng, kết quả khảo sát vẫn cho thấy doanh nghiệp không đánh giá cao các chính sách buộc họ phải thực hiện nhiều quy trình thủ tục xét duyệt, chứng minh thậm chí có thể phải trải qua cơ chế xin – cho (như hoàn thuế VAT, hỗ trợ ưu đãi lãi suất 2%).

Họ cũng đánh giá khá tiêu cực với khâu thực thi chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp với chính quyền địa phương.

– Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong năm nay, theo bà Chính phủ cần quan tâm những gì?

– Về tổng thể, tôi cho rằng 2024 vẫn là năm Chính phủ cần duy trì quyết liệt, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp do họ thực sự bị bào mòn. Nếu không được vun đắp, sức lực của họ sẽ cạn kiệt. Nhưng sự hỗ trợ này phải tạo sự lan tỏa từ Chính phủ đến Bộ ngành, cấp cơ sở. Chúng ta phải có chính quyền hành động, chính quyền kiến tạo, chứ không dừng ở chính phủ. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng các chính sách càng giảm thiểu các quy trình, thủ tục thì càng hiệu quả.

Đồng thời, khi vai trò của Việt Nam không ngừng được củng cố trên trường quốc tế, đây là “thời điểm vàng” của cải cách, giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như của mô hình phát triển để tạo ra các động lực phát triển mới. Đã đến lúc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, từ dựa trên thâm dụng tài nguyên, nguồn lực sang dựa trên hiệu quả, sáng tạo với các xu hướng xanh và số. Việt Nam đang có thế và lực để tận dụng cơ hội, phát triển kinh tế dựa trên sáng tạo và công nghệ.

Về định hướng giải pháp, tôi cho rằng vẫn phải “khoan thư sức dân”, trong đó, tạo dòng tiền; giảm, giãn thuế phí, phát triển các doanh nghiệp dân tộc, tận dụng các cơ hội từ vị thế mới của đất nước.

Phương Ánh




Source link

Cùng chủ đề

Cậu bé liệt hai chân đoạt giải cuộc thi piano

Nguyễn Minh Dũng, 10 tuổi, bị liệt hai chân, giành giải truyền cảm hứng tại Cuộc thi piano mở rộng toàn quốc. Thí sinh liệt hai chân đoạt giải cuộc thi tài năng piano Phần thi của Nguyễn Minh Dũng. Video: Ban tổ chức cung cấp Trong chung kết tối 24/3 ở Hà Nội, Nguyễn Minh Dũng đàn bản Sonatine 3 của nhà soạn nhạc Đan Mạch - Kuhlau. Giám khảo - nghệ sĩ Trung Hiếu, cho biết: "Hình ảnh bé...

Đàn ông Việt kết hôn với phụ nữ quốc tịch Hàn tăng đột biến

Số đàn ông Việt kết hôn với người mang quốc tịch Hàn Quốc tăng hơn 35% trong năm 2023, trong đó nhiều phụ nữ từng lấy chồng bản địa. Số liệu được Cục Thống kê Hàn Quốc công bố tuần trước cho thấy nước này năm qua ghi nhận 20.000 cuộc hôn nhân giữa công dân Hàn Quốc và người nước ngoài, tăng 18% so với năm ngoái.Các cuộc hôn nhân song tịch này chiếm hơn 10% tổng số...

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc. Thông báo nêu rõ, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước (DNNN); chú trọng phát triển DNNN nhanh, bền vững, đúng hướng, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng là kinh...

Đới đứt gãy sông Hồng gây động đất ở Hà Nội

Động đất ở huyện Mỹ Đức khiến nội thành Hà Nội rung lắc sáng 25/3 là do hoạt động của đới đứt gãy sông Hồng, theo chuyên gia Viện Vật lý địa cầu. Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 8h05 tại huyện Mỹ Đức xuất hiện động đất 4 độ, độ sâu khoảng 16 km, khiến nhiều người dân tại nội thành Hà Nội cảm nhận được...

HLV Shi Tae-yong: ‘Indonesia chuẩn bị để thắng tiếp Việt Nam’

Hà NộiLúc 11h hôm nay, HLV tuyển Indonesia Shin Tae-yong trả lời truyền thông về sự chuẩn bị cho trận đấu lượt về với Việt Nam ở vòng loại World Cup 2026. * Tiếp tục cập nhật"Trận ngày mai sẽ khó khăn, vì chúng tôi phải đá sân khách. Nhưng Indonesia đang chuẩn bị để có thể có trận đấu và cố gắng thắng trên sân của Việt Nam", nhà cầm quân Hàn Quốc mở lời trong cuộc họp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức ép từ các sự cố gần đây của máy bay Boeing. Hôm 5/1, chiếc 737 MAX 9 của Alaska Airlines...

Indonesia thiếu ngôi sao ném biên ở buổi tập trên sân Mỹ Đình

Indonesia đăng ký 26 cầu thủ sang Việt Nam, nhưng chỉ 22 người xuất hiện tại sân Mỹ Đình. Bốn cầu thủ vắng mặt là hậu vệ Pratama Arhan, tiền vệ Ivar Jenner, tiền đạo Rafael Struick và Dimas Drajad. Cả bốn được cho thuộc nhóm cầu thủ bị sốt sau trận thắng Việt Nam 1-0 trên sân Bung Karno hôm 21/3. Indonesia cố gắng giữ kín thông tin liên quan đến nhóm này. Trong đó có Pratama Arhan,...

Merck và GSK thiếu vaccine sởi cung ứng cho Canada

Hãng dược Merck và GSK thông báo thiếu vaccine sởi, chỉ đủ để cung ứng cho chương trình tiêm chủng công cộng, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh. Báo cáo từ hai hãng dược được công bố trên website về tình trạng thiếu thuốc của Bộ Y tế Canada, cập nhật mới nhất ngày 22/3. Theo đó, Merck cho biết vaccine chỉ đủ cho chương trình tiêm chủng công cộng, tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài...

Bài đọc nhiều

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam) bởi nhu cầu xăng dầu yếu hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ...

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

Cùng chuyên mục

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức ép từ các sự cố gần đây của máy bay Boeing. Hôm 5/1, chiếc 737 MAX 9 của Alaska Airlines...

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại.Phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. Tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng...

Quảng Trị triển khai thi công Khu bến cảng Mỹ Thủy hơn 14 nghìn tỷ đồng

Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2019, do Công ty CP Liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy làm nhà đầu tư. Dự án triển khai tại xã Hải An, huyện Hải Lăng...

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Mới nhất

Nga đẩy mạnh tấn công, kho đạn chiến lược của Ukraine bị phá hủy

Hôm Chủ Nhật (24/3), Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những thành công đáng kể của lực lượng vũ trang nước này ở Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga, pháo binh và hàng không Nga đã phá hủy một số mục tiêu quan trọng chiến lược, bao gồm kho chứa đạn dược và máy bay không...

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Mới nhất