Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiDu khách thập phương đến với lễ hội Thánh Mẫu

Du khách thập phương đến với lễ hội Thánh Mẫu


Quảng Bình: Du khách thập phương đến với lễ hội "Hoành Sơn Thánh Mẫu" - Ảnh 1.

Toàn cảnh Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đêm giỗ Mẫu

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cũng như một số dân tộc anh em, việc tôn thờ nữ thần, thờ Mẫu là hiện tượng khá phổ biến và có căn nguyên lịch sử, xã hội sâu xa. Việc coi trọng phụ nữ, coi trọng vai trò người mẹ, người vợ ở nước ta là truyền thống tốt đẹp và có sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian – chính là cơ sở chính trị xã hội, cơ sở tinh thần và tâm linh, đã hình thành và phát triển tục thờ nữ thần. Tục thờ các bà mẹ, các mẫu có từ thời kì Văn Lang – Âu Lạc còn truyền lại cho đến ngày nay, chính là tục thờ Nữ thần của người Việt cổ.

Năm 2000, Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh được UBND tỉnh Quảng Bình xếp hạng di tích Lịch sử văn hóa, năm 2024 Lễ hội Giỗ Mẫu được đổi tên thành Lễ hội “Hoành Sơn Thánh Mẫu” và nâng cấp thành Lễ hội cấp huyện.

Tín ngưỡng thờ Mẫu vốn có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của nhân dân, có sức sống bền chặt trong văn hóa dân gian. Tục thờ mẫu có ở nhiều nơi và liên quan đến nhiều loại tín ngưỡng về đất, về nước, về núi rừng, về cây lúa, về xã hội… Nhân dân ta đã có sự khái quát hóa các tín ngưỡng đa dạng và phong phú của việc thờ các Mẫu theo hướng vươn lên của một thứ tôn giáo, do đó đã hình thành đạo Tam phủ – thờ ba vị Mẫu: trên trời có Mẫu Thiên phủ, ở núi rừng có nhạc phủ với Mẫu Thượng Ngàn, ở sông, biển có Thủy phủ với Mẫu Thoải (Thủy).

Quảng Bình: Du khách thập phương đến với lễ hội "Hoành Sơn Thánh Mẫu" - Ảnh 3.

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xây dựng từ thời “Thiên Hiệu đời Hậu Lê (1557)

Mẫu Liễu Hạnh tục gọi là Chúa Liễu, gắn với yêu cầu của muôn mặt đời thường và do đó đã trở nên gần gũi, thân thiết hơn với quần chúng nhân dân. Vì vậy cứ đến tháng ba âm lịch hàng năm, các con dân trong vùng cũng như du khách thập phương khắp nơi đều về đây thắp nén hương thơm giỗ Mẹ, thể hiện lòng cảm kích đối với Thánh Mẫu Liễu Hạnh, cầu mong một cuộc sống an yên, hạnh phúc. Và ngày nay, Giỗ Mẹ đã trở thành một hoạt động lễ hội lớn của cả huyện Quảng Trạch nói riêng, tỉnh Quảng Bình và các tỉnh bạn lân cận nói chung.

Quảng Bình: Du khách thập phương đến với lễ hội "Hoành Sơn Thánh Mẫu" - Ảnh 4.

Cổng vào chính của Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Quảng Bình: Du khách thập phương đến với lễ hội "Hoành Sơn Thánh Mẫu" - Ảnh 5.

Hoạ tiết hoa văn được điêu khắc tinh xảo ở điện thờ chính tại Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở chân Đèo Ngang thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) là một trong những ngôi đền có bề dày giá trị lâu đời nhất trên vùng đất Quảng Trạch. Đền được xây dựng từ thời “Thiên Hiệu đời Hậu Lê (1557)”, nằm ngay dưới chân Đèo ngang tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, phía sau Đền là dãy Hoành Sơn hùng vĩ. Đặc biệt hơn, Đèo Ngang một địa danh nổi tiếng, đã từng được biết đến qua thơ văn của nhiều thi nhân các thời.

Đèo Ngang xưa là nơi giao thoa của hai nền văn hóa cổ. Du khách khi đến với Quảng Bình, đi qua Đèo Ngang đều không quên dừng chân ghé lại thăm Đền. Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xem là một phần trong đời sống tâm linh của người dân Quảng Trạch. Đền còn lưu giữ được nhiều phong cách nghệ thuật, nét văn hóa rất riêng của thế hệ trước.

Quảng Bình: Du khách thập phương đến với lễ hội "Hoành Sơn Thánh Mẫu" - Ảnh 6.

Nhiều du khách thập phương đến với Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đêm Giỗ Mẫu

Ông Trần Quang Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch chia sẻ: Quảng Trạch có thể được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, yêu nước và cách mạng. Chính những yếu tố đó đã để lại cho mảnh đất Quảng Trạch có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng. Hiện nay, địa bàn huyện hiện có 14 di tích được xếp hạng, bao gồm 3 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, 11 di tích xếp hạng cấp Tỉnh và nhiều di tích đang lập hồ sơ đề nghị Nhà nước xếp hạng, trong đó có nhiều di tích, danh thắng tiêu biểu, phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại và đậm đà bản sắc riêng.

Đối với Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh, trải qua những biến cố lịch sử, chiến tranh và thiên tai, ngôi Đền bị hư hỏng nhiều. Đền mới được khôi phục lại vào những năm cuối thế kỷ 20. Thời gian qua, với sự quyết tâm của chính quyền, nhân dân địa phương và du khách thập phương đã xây dựng, trùng tu tôn tạo ngôi đền được khang trang, đẹp đẽ.

Quảng Bình: Du khách thập phương đến với lễ hội "Hoành Sơn Thánh Mẫu" - Ảnh 7.

Những tiết mục dân gian của người dân huyện Quảng Trạch biểu diễn trong đêm lễ hội Hoành Sơn Thánh Mẫu

Việc tổ chức Lễ hội Hoành Sơn Thánh Mẫu là dịp để du khách thập phương hành hương về với Quảng Trạch – vùng đất có truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng, với nhiều di tích, danh thắng làm say lòng người.

Chúng tôi mong muốn việc tổ chức lễ hội hàng năm không chỉ gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước mà hi vọng rằng toàn dân tiếp tục bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh hiện có trên địa bàn huyện để tiếp tục đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ngày càng hiệu quả… ông Trung mong muốn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất 16 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)

Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao- Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố cho biết, cơ quan này đã trình, đề xuất tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu làm rõ vụ tấm biển ghi ‘Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa’

Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, nhiều ngày qua trên mạng xã hội bàn tán về tấm biển ghi dòng chữ "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa", đặt ở di tích quốc gia Nghè Vẹt.Qua rà soát hồ sơ dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Nghè Vẹt, Sở Văn hóa, Thể...

Phát huy tiềm năng, lợi thế để Điện Biên trở thành trung tâm kết nối vùng Tây Bắc

Vùng đất nhiều tiềm năng, lợi thế khác biệt Ðồng chí Lê Thành Ðô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên cho biết: Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, đất Mường Thanh-Ðiện Biên đã từng là thủ phủ, là trung tâm của vùng Tây Bắc với những lợi thế khác biệt. Ðường biên giới dài (hơn 455 km) với nhiều cửa khẩu, lối mở tiếp giáp hai nước Lào, Trung Quốc là thuận lợi để...

Hàng ngàn khách thập phương đổ về Lễ hội Am Chúa

Ngay ngày đầu lễ hội, rất đông người dân và du khách cũng về tham dự với số lượng khoảng 10.000 người. Ban quản lý di tích đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, hướng dẫn các đoàn hành hương và người dân đi lễ đảm bảo trật tự, an toàn."Tôi đã biết đến lễ hội này từ lâu nhưng...

Khám phá duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Tiếp nối từ Tà Cú là âm thanh vang vọng từ núi rừng cao nguyên. Đến Đà Lạt, du khách khó có thể bỏ qua khu du lịch Thung lũng Tình yêu - nơi tín đồ du lịch lần lượt chạm vào từng hơi thở của thành phố mộng mơ nơi những con đường đèo len lỏi giữa rừng thông, thảm hoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh tuyên truyền kết quả đạt được trong xây dựng môi trường văn hóa

Kế hoạch đề ra mục đích tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đảm bảo...

Cần đột phá trong đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay

Tại Hội thảo quốc tế "Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay" trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM Hà Nội 2024, nhiều vấn đề về đào tạo, phục hồi nguồn nhân lực chất lượng...

Cần tập trung và đa dạng các hoạt động xúc tiến du lịch năm 2024

(Tổ Quốc) - Với mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động...

Sôi nổi cuộc đua bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng 2024

Giải bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm Giáp Thìn 2024 nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2024.Giải bơi chải được tổ chức nhằm gìn giữ và...

Ngắm nhà thờ gỗ độc đáo hơn 100 năm tuổi ở Kon Tum

Thực hiện: Nam Nguyễn | 13/04/2024 ...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Toàn cảnh Tháng Ramadan 2024

Kha Ninh 14:02 | 11/04/2024 Hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới trải qua lễ Eid al-Fitr, đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan, tháng lễ linh thiêng nhất trong năm của người Hồi giáo. Tháng Ramadan diễn ra vào tháng 9 âm lịch của người Hồi giáo nên không có ngày cố định theo dương lịch. Năm nay, Tháng Ramadan diễn...

Cùng chuyên mục

Nhiệt độ ở TPHCM cao nhất từ đầu năm, Nam Bộ có nơi lên 40 độ C

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 11 đến ngày 20/4, ở khu vực trung tâm TPHCM sẽ có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ và một vài ngày lên tới 39 và trên 39 độ C. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, trong 10 ngày đầu của tháng 4, vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh và mở rộng về...

Phim Philippines thắng giải cao nhất LHP quốc tế TP HCM

"The Gospel of the Beast" của đạo diễn Philippines Sheron Dayoc thắng Ngôi Sao Vàng cho phim Đông Nam Á xuất sắc ở LHP quốc tế TP HCM, tối 13/4. Bộ phim vượt qua 10 tác phẩm, trong đó có dự án từng tranh giải các liên hoan lớn như Dreaming & Dying, Fire on Water. Đạo diễn và nhà sản xuất nhận 10.000 USD (250 triệu đồng) tiền thưởng. Trên sân khấu, Sheron Dayoc cảm ơn các giám...

Niềm đam mê ẩm thực Việt của đầu bếp nổi tiếng Thụy Điển

Ngày 13/4, nhân kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao giữa Thụy Điển và Việt Nam (1969 - 2024), Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức sự kiện ẩm thực mang tên "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh niềm đam mê chung về ẩm thực giữa hai quốc gia.

Bế mạc HIFF 2024: Philippines đoạt giải Ngôi sao vàng, Song Lang là phim TP.HCM hay nhất

Giải thưởng tại HIFF 2024Giải thưởng dành cho phim:Giải Ngôi sao vàng - Phim truyện điện ảnh Đông Nam Á...

Mới nhất

Khách Việt xúng xính Hanbok tại lễ hội văn hoá Hàn Quốc

Kimbap (cơm cuộn), tokbokki (bánh gạo nếp cay), là các món ăn truyền thống Hàn Quốc rất phổ biến tại Việt Nam, được nhiều thực khách tìm đến thưởng thức tại ngày hội. Lễ hội năm nay diễn ra trong hai ngày hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm đa dạng và thú vị dành cho tất cả du...

Những thanh niên Ukraine bất an vì luật tuyển quân mới

Ukraine cần thêm quân để tiếp tục cuộc chiến khắc nghiệt với Nga, nhưng nhiều thanh niên Ukraine lo sợ bị gọi nhập ngũ, một số thậm chí trốn khỏi đất nước. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đầu tháng này ký thông qua luật hạ độ tuổi huy động quân cho nhiệm vụ chiến đấu từ 27 xuống 25....

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác...

Trong không khí chân thành, hữu nghị, hai bên đã đi sâu trao đổi về tình hình quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí thúc đẩy và triển khai hiệu quả “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác...

[Ảnh] Nông dân Tân Uyên thi hái, sao chè

NDO - Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội trà và tuần văn hóa du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 12 đến 14/4, sáng 13/4, bà con nông dân vùng chè Tân Uyên đã tham gia cuộc thi hái, sao chè. Tân Uyên được xem là thủ phủ...

Mới nhất