Trang chủChính trịNgoại giaoEU lần đầu làm điều này với Trung Quốc và động thái...

EU lần đầu làm điều này với Trung Quốc và động thái của Bắc Kinh?


Trong gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga theo kế hoạch sẽ có hiệu lực vào ngày 24/2 – tròn hai năm Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, EU lần đầu tiên đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen như một phần trong nỗ lực làm suy yếu quân đội Nga.

Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga: EU lần đầu làm điều này với Trung Quốc và động thái của Bắc Kinh
Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Moscow, EU lần đầu tiên đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen như một phần trong nỗ lực làm suy yếu quân đội Nga. (Nguồn: apa.az)

Như vậy, ba doanh nghiệp của Trung Quốc đại lục và một doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc) sẽ chính thức bị ghi danh trong danh sách trừng phạt của EU, sau khi Hungary không thể sử dụng lý do về sự hiện diện của các công ty Trung Quốc để chặn gói trừng phạt mới này.

Theo đó, các doanh nghiệp Trung Quốc trên sẽ bị cấm giao dịch và tham gia kinh doanh với các đối tác thuộc 27 quốc gia thành viên EU. Họ bị cáo buộc giúp người mua Nga tiếp cận hàng hóa có mục đích sử dụng kép quân sự và dân sự được sản xuất ở châu Âu, nhưng bị EU cấm xuất khẩu sang Nga. Các cá nhân và công ty này cũng đối mặt nguy cơ bị đóng băng tài sản.

Ba doanh nghiệp của Trung Quốc đại lục là Công ty TNHH Công nghệ Ausay Quảng Châu, Công ty TNHH Thương mại Biguang Thâm Quyến, Công ty TNHH Điện tử Yilufa và Công ty RG Solutions Limited. của Hongkong đã có tên trong danh sách gồm 193 thực thể nằm trong vòng trừng phạt mới nhất của EU đánh vào Nga, bao gồm các doanh nghiệp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Triều Tiên và Ấn Độ, nâng tổng số thực thể bị đưa vào danh sách đen lên gần 2.000.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, Thụy Điển (SIPRI) Dan Smith, nhận định, các biện pháp trừng phạt do EU đánh lên các công ty Trung Quốc, do cáo buộc có quan hệ với quân đội Nga dường như ít tác động đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

“Cho đến nay, theo bằng chứng hiện tại, các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc sẽ có ít hoặc không có tác dụng gì đối với Nga. Tôi coi đây là một cách thể hiện thái độ thù địch ở một mức độ nào đó đối với Trung Quốc, nhưng không có tác dụng”, Người đứng đầu tổ chức nghiên cứu Thụy Điển chỉ rõ.

Đối với Trung Quốc, gói trừng phạt này đánh dấu sự kết thúc của một nỗ lực lâu dài nhằm ngăn chặn các công ty của họ bị đưa vào danh sách đen vì cuộc xung đột Nga-Ukraine.

EU trước đây đã cố gắng trừng phạt một số công ty có trụ sở tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng phản ứng khiến một số quốc gia thành viên EU dè dặt. Mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc cuối cùng đã thúc đẩy các nhà ngoại giao ở Brussels đưa ra biện pháp quyết đoán hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm ngoái, sau nhiều động thái thuyết phục châu Âu, các công ty Trung Quốc được ra khỏi danh sách đen, đại sứ Bắc Kinh tại EU Fu Cong cho biết “chúng tôi rất vui vì các doanh nghiệp Trung Quốc đã được loại khỏi danh sách đó và điều đó cho thấy rằng đối thoại có thể có hiệu quả”.

Giám đốc SIPRI chia sẻ thẳng thắn rằng, “một phần trong tôi không thực sự hiểu rõ tại sao EU lại làm điều này (tung gói trừng phạt thứ 13)”.

Ông phân tích, hiện tại, nền kinh tế Nga giống như một nền “kinh tế vũ khí” và thương mại giữa Nga-Trung Quốc không khác gì giữa phương Tây-Moscow. Chỉ cần một đối tác giao dịch với Nga, tức là thực sự đang đóng góp cho nền kinh tế Nga. Và trên thực tế, bất chấp các lệnh trừng phạt, vẫn có rất nhiều hoạt động thương mại giữa các thực thể phương Tây với Nga diễn ra.

Theo số liệu hải quan của chính phủ Trung Quốc, thương mại Nga-Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục hơn 204 tỉ USD vào năm 2023 – vượt qua mục tiêu 200 tỉ USD mà hai nước đặt ra.

Nhưng ông Dan Smith nói thêm, “hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã chuyển giao hệ thống vũ khí hoàn chỉnh cho Nga”. Và rằng, theo chuyên gia nghiên cứu về hòa bình, nếu EU và các nước khác có thể nhận ra, các biện pháp trừng phạt là một công cụ chính sách kém hiệu quả, thì họ nên bắt đầu tìm các cách thức ngoại giao, hợp tác. Các mối quan hệ thực dụng có thể giúp đạt được mục tiêu của họ.

“Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu giới lãnh đạo Trung Quốc có còn sẵn sàng thảo luận và bị thuyết phục nữa hay không”, chuyên gia Dan Smith nói.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm nói thêm rằng, với EU hay Ukraine, nếu Trung Quốc muốn làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình thì họ cần phải thể hiện rõ “sự lạnh lùng đối với Nga và không thích quyết định của Moscow về lãnh thổ Ukraine”.

Bắc Kinh và Moscow đã xích lại gần nhau hơn kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng Trung Quốc luôn phủ nhận việc cung cấp hỗ trợ quân sự. Tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, Vương Nghị, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich rõ ràng rằng, mối quan hệ giữa hai nước “không liên minh, không đối đầu và [không] nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào”.

Trong khi đó, về phía nội bộ EU, một nhà ngoại giao nẵm rõ thông tin về các cuộc thảo luận cho biết, Hungary từng là một đối tác thân cận của Bắc Kinh, đã quyết định không phủ quyết gói này sau nhiều lần lấy cớ trì hoãn và “yêu cầu có thêm thời gian”. “Nhưng những ngày qua, chúng tôi đã nhận được những dấu hiệu từ Budapest rằng họ sẽ không phản đối gói trừng phạt nữa”, nhà ngoại giao này cho biết thêm.

Vì thế mà gói trừng phạt thứ 13 tiếp tục nhằm kiềm chế Nga về mọi mặt đã được nhóm 27 đại sứ của các nước thành viên EU nhanh chóng phê duyệt mà không cần thảo luận thêm, ngoại trừ một tuyên bố từ Hungary.

Trên thực tế, như South China Morning Post đưa tin, dù Hungary không chặn gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga, nhưng các quan chức nước này đã nói rõ rằng họ không đồng tình. “Không có lý do gì để phủ quyết nó”, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói sau cuộc gặp với các đối tác cấp bộ trưởng mới đây, nhưng ông nói thêm rằng “EU đang đưa ra quyết định sai lầm”.

“Các đại sứ EU đã thống nhất về nguyên tắc gói trừng phạt mới nhất liên quan hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine. Đây là một trong những gói trừng phạt quy mô nhất được EU thông qua”, Bỉ, nước hiện là chủ tịch EU, thông báo trên mạng xã hội X ngày 21/2.

Các luật sư hiện sẽ chuẩn bị văn bản để thông qua lần cuối trước ngày 24/2.

“Tôi hoan nghênh thỏa thuận về gói trừng phạt thứ 13 của chúng tôi chống lại Nga. Chúng ta phải tiếp tục làm suy yếu cỗ máy quân sự của ông Putin”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói.

EC năm ngoái đã đưa ra một lựa chọn cho phép khối này nhắm mục tiêu trừng phạt vào cả quốc gia, thay vì các thực thể riêng lẻ, nếu có sự coi thường liên tục các biện pháp trừng phạt của khối này. Tuy nhiên, EU khó có thể đạt được sự nhất trí cần thiết để áp dụng một biện pháp như vậy, bởi sự thống nhất trong nội bộ EU về Ukraine đang rạn nứt, đặc biệt là về các biện pháp trừng phạt kinh tế.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tòa tối cao EU ra phán quyết dỡ bỏ trừng phạt tay đua F1 của Nga

Trong phán quyết hôm 20/3, Tòa tối cao của 27 nước thành viên EU tuyên bố rằng cựu tay đua Công thức 1 người Nga, Nikita Mazepin, cần phải được đưa ra khỏi “danh sách đen” của khối, lập luận rằng Nikita không thể bị xử phạt chỉ vì anh này là con trai của “ông trùm” ngành hóa chất Nga, Dmitry Mazepin. “Mối liên hệ giữa ông Nikita Mazepin và cha ông ấy không thể được thiết...

Kiev kêu gọi Mỹ và phương Tây ‘tấn công tổng lực’ trên mặt trận này, hiến kế thêm đòn trừng phạt, rốt ráo bịt...

Hơn 17.000 lệnh trừng phạt cá nhân và tổ chức đã được thi hành chống lại Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine khởi phát, khiến Moscow thiệt hại ít nhất 400 tỷ USD. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đánh giá đây là “đòn mạnh đối với Nga, nhưng còn có thể và phải làm nhiều hơn nữa”.

Armenia-Azerbaijan đàm phán tại Đức, Mỹ “tránh tách rời” Trung Quốc, Bitcoin “chớm” 60.000 USD

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/2.

Mặt hàng của Nga không “miễn nhiễm” trước đòn trừng phạt của EU

Sau vòng trừng phạt thứ 13 nhắm vào Moscow, Ủy ban châu Âu (EC) được cho là đang chuẩn bị gói trừng phạt tiếp theo, hứa hẹn đưa vào các biện pháp trừng phạt theo lĩnh vực và sẽ có tác động lớn hơn nhiều đến nền kinh tế Nga. Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt mới nhất đối với Nga và cố tình cho nó có hiệu lực vào đúng...

Nga tịch thu hơn 1 tỷ USD tài sản của doanh nghiệp Đức

Tài sản của hãng khí đốt công nghiệp Linde tại Nga sẽ bị tịch thu, sau khi dừng hoạt động tại đây vì xung đột Ukraine. Tòa án Trọng tài vùng St. Petersburg và Leningrad hôm 23/2 ra phán quyết tài sản của công ty khí công nghiệp Linde (Đức) tại đây sẽ bị tịch thu, do vi phạm hợp đồng xây nhà máy xử lý khí đốt tại Nga năm 2022.Tháng 7/2021, RusChemAlliance (RCE) - liên doanh của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc,...

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò...

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Mới nhất

Hết rồi con ơi!