Trang chủDestinationsNinh BìnhGặp gỡ văn chương Việt Hàn giúp quảng bá văn học Việt...

Gặp gỡ văn chương Việt Hàn giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới



Với mong muốn kết nối giao lưu văn chương Việt – Hàn, Hội Nhà văn TP.HCM, Nhã Nam, Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc và Trường đại học Văn Lang phối hợp tổ chức sự kiện Gặp gỡ văn chương Việt – Hàn tại TP.HCM.

Phát biểu tại sự kiện (diễn ra ngày 16.7), Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Bích Ngân khẳng định: “Gặp gỡ văn chương Việt – Hàn là kết quả cho những nỗ lực kết nối của Hội đồng Văn học dịch (thuộc Hội Nhà văn TP.HCM) mà tiến sĩ – dịch giả Nguyễn Thị Hiền làm Chủ tịch Hội đồng. Từ hiệu quả đó, Ban tổ chức đã kết nối hoạt động với Viện dịch thuật Văn học Hàn Quốc – một tổ chức văn hóa của chính phủ Hàn Quốc có bề dày hoạt động hơn 1/4 thế kỷ, với quy mô và chiến lược quảng bá văn học Hàn Quốc ra thế giới, trong đó có Việt Nam”.

Cũng theo nhà văn Bích Ngân: “Thông qua buổi gặp gỡ văn chương giữa các nhà văn Việt Nam và nhà văn Hàn Quốc, ngoài việc trao đổi về nghề, bàn về nguồn cảm hứng cũng như quá trình sáng tác các tác phẩm văn học, Ban tổ chức mong muốn góp phần tạo cơ hội cho hành trình quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới và ngược lại, có thể có những bước đi thuận lợi và tạo cơ hội cho những buổi giao lưu văn học quốc tế tiếp theo. Cũng từ những buổi kết nối văn chương và giao lưu văn hóa mang tính quốc tế như thế này, chúng tôi hy vọng hành trình đưa văn học Việt Nam đến với độc giả thế giới sẽ bớt dần những khó khăn (thậm chí là bế tắc), nếu được sự quan tâm đúng mức từ nhà nước cũng như các ban ngành liên quan, để những tác phẩm văn chương hay lan tỏa được giá trị nhân văn, góp phần thực hiện sứ mệnh của những ‘đại sứ’ văn hóa”. 

Dịp này, những người yêu mến văn chương đã chứng kiến cuộc “gặp gỡ” giữa ba nhà văn đều có những thành tựu nhất định trong sáng tác văn học: tác giả Hàn Quốc Pyun Hye-young (có sách phát hành tại Việt Nam là: Tro tàn sắc đỏ và Hố đen sâu thẳm) và hai tác giả Việt Nam là nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà văn Tiểu Quyên (có nhiều tác phẩm, đã đoạt nhiều giải thưởng).

 

Gặp gỡ văn chương Việt Hàn giúp quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới
Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Bích Ngân (giữa) tặng hoa cho các nhà văn tham gia giao lưu

 

Được biết, Pyun Hye-young là một trong những nhà văn nổi bật của văn học Hàn Quốc đương đại, được giới phê bình đánh giá cao. Cô xuất bản sách vào năm 2000 và nhận nhiều giải thưởng danh giá. Những tác phẩm của cô Pyun Hye-young thiên về dòng tiểu thuyết phản địa đàng và pha trộn các yếu tố tâm lý ly kỳ.

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có hơn 10 đầu sách đã xuất bản, gồm các thơ, truyện trào phúng và lý luận phê bình văn học. Anh hiện là Ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Nhà văn trẻ và Ủy viên Hội đồng thơ (Hội Nhà văn TP.HCM). Lê Thiếu Nhơn đang là thư ký tòa soạn Báo Nông Nghiệp Việt Nam

Nhà văn Bùi Tiểu Quyên đã xuất bản hơn 10 đầu sách, gồm truyện ngắn, truyện dài, tản văn và hiện là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, làm việc tại Báo Phụ Nữ TP.HCM.

Chị Hiền Nguyễn, tiến sĩ văn học Hàn Quốc (Đại học Quốc gia Seoul), hiện là Trưởng khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc – Đại học Văn Lang và là Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP.HCM). 

Buổi Gặp gỡ văn chương Việt – Hàn giữa những nhà văn Việt Nam và Hàn Quốc diễn ra vô cùng sôi nổi. Ngoài việc trao đổi về nghề, bàn về nguồn cảm hứng cũng như quá trình sáng tác các tác phẩm văn học, đây còn là cơ hội để quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới, cũng như tạo đà cho những buổi giao lưu văn học quốc tế tiếp theo sẽ được Hội Nhà văn TP.HCM và Hàn Quốc tổ chức trong tương lai. 

(theo thanhnien.vn)





Source link

Cùng chủ đề

Ngày thơ ở TP.HCM là thành phố này tôi đến tôi yêu

'Ngày thơ là một tín hiệu kỳ diệu'Với chủ đề 'Khát vọng phương Nam', Ngày thơ Việt Nam 2023 tại TP.HCM không chỉ mang đến không gian sinh...

Thơ và nhạc giống như đôi tình nhân

Ghi tên tác giả trong văn bản các ca khúc phổ thơBên cạnh đó, buổi hội thảo cũng đặt ra vấn đề rằng liệu trong các văn bản ca khúc phổ thơ thì ghi tên tác giả nhà thơ trước hay tên nhạc sĩ trước?Để giải đáp vấn đề này, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai nêu ý kiến: "Ở các nước khác,...

Nhà văn Mã A Lềnh – Một đời đau đáu với văn chương

Nhà văn Mã A Lềnh, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, sinh năm 1943 ở xã Trung Chải, huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Ông là một trong những đại diện tiêu biểu của nhà văn người dân tộc thiểu số, thành công ở nhiều thể loại khác nhau từ truyện ngắn, bút kí, thơ, kịch bản phim, sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian… Ông vừa qua đời sáng 21/1...

Hội nhà văn TP.HCM sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có sự đóng góp của các nhà văn trẻ

Sân thơ trẻ giới thiệu những gương mặt mới trên văn đàn như: Minh Anh, Trần Đức Tín, Trần Văn Thiên, Huỳnh Trọng Khang, Huỳnh Hữu Phước… Trong đó, có những người còn đang là học sinh, sinh viên nhưng đã được nhiều giải thưởng văn học nhất định. Ví dụ như Minh Anh, cô gái vừa mới 16 tuổi nhưng vừa đoạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

24 giờ khám phá phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư nằm ở quần thể công viên Hồ Kỳ Lân và Khách sạn Hoa Lư, được khánh thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình này được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X. Có thể nói Phố cổ Hoa Lư chính là bức tranh giúp tái hiện và phục dựng được toàn bộ những nét đẹp về kiến trúc, đời sống...

Bái Đính, Tràng An – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải pháp mà Ninh Bình hướng tới, nhờ vậy, di sản này đang nổi lên như một “dấu chấm xanh” trên...

Mới nhất

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi...

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Tỷ giá Yen Nhật tiếp diễn xu hướng giảm trong phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 24/3/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng ngày 24/3/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 158,70 VND/JPY và tỷ giá bán là 167,97 VND/JPY, giảm 0,71 đồng ở chiều mua và giảm...

Mới nhất