Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiá nhà trọ gần trường đại học tăng từng ngày, tân sinh...

Giá nhà trọ gần trường đại học tăng từng ngày, tân sinh viên méo mặt tìm phòng


Ngay khi biết kết quả trúng tuyển đại học, Nguyễn Linh Chi, sinh năm 2005 (Phú Thọ) tân sinh viên Đại học Phương Đông cùng chị gái đi tìm nhà trọ quanh khu vực Cầu Giấy (Hà Nội). Theo dự định, mỗi tháng bố mẹ Chi sẽ cho 4 triệu đồng để vừa trả tiền nhà trọ và tiền sinh hoạt. Vì vậy, nữ sinh mong muốn tìm nhà trọ khoảng gần 2 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, do thời điểm đầu năm học, tân sinh viên các trường đồng loạt nhập học, nên nhu cầu nhà trọ tăng cao, kéo theo tiền phòng cũng tăng lên. “Cách đây 2 tháng, chị gái em từng đi khảo sát giá phòng trọ ở vài khu vực, thậm chí đã đặt cọc tiền thuê nhà. Tuy nhiên, sau khi sinh viên nhập học nhiều, nhu cầu tăng, chủ nhà trọ đã đòi tăng tiền thuê thêm vài trăm nghìn đồng/tháng hoặc trả lại tiền cọc. Em phải tìm nhà trọ khác vừa với túi tiền”, nữ sinh nói.

Tại khu vực quanh Đại học Phương Đông phòng có diện tích 20m2, đầy đủ nội thất tăng lên gần 4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện nước, tiền mạng, rác… (gần gấp đôi so với thời điểm cách đây 2 tháng).

Sinh viên viên tìm nhà trọ ở Hà Nội như "mò kim đáy bể" (Ảnh minh họa).

Sinh viên viên tìm nhà trọ ở Hà Nội như “mò kim đáy bể” (Ảnh minh họa).

Theo tìm hiểu của Chi, những khu vực nhà trọ ở xa các trường đại học sẽ có giá thuê phòng rẻ chút khoảng 2 – 3 triệu đồng/tháng. Do đó, Chi quyết định thuê phòng trọ khu vực Láng Thượng, cách xa trường và đi học bằng xe buýt để giảm gánh nặng tiền phòng.

“Mặc dù tiền phòng khá thấp so với khu vực quanh trường nhưng chưa thấy hài lòng lắm, em sẽ cố gắng vừa học, vừa làm để bù vào tiền phòng trọ phụ giúp bố mẹ”, Chi nói.

Nguyễn Thị Thảo Hiền, sinh năm 2005 (Yên Bái), tân sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Nội chia sẻ, dù trước khi nhập học đã tìm phòng trọ trên các trang mạng xã hội nhưng rất khó và giá rất cao, nên phải nhờ người quen đi tìm giúp.

Sát ngày nhập học, giá phòng nhiều nơi quá cao nên Hiền quyết định ở ghép với 2 người tìm trên mạng tại khu vực Khâm Thiên, Đống Đa để giảm gánh nặng tiền phòng. Hiện tiền phòng 3 người rơi vào khoản gần 5 triệu/tháng nhưng diện tích phòng chừng 17m2. 

Ngoài việc ở phòng có diện tích nhỏ, Hiền cũng chia sẻ về nỗi lo khi lần đầu ở ghép với người lạ vì chưa biết nhiều về tính cách, lối sống, văn hóa… Tuy vậy, việc ở ghép sẽ giúp nữ sinh giảm được gánh nặng tiền phòng, chia ra mỗi người chỉ phải trả khoảng 1,5 – 1,7 triệu/tháng, không làm gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Anh Nguyễn Ngọc Phi chủ một dãy nhà trọ với 70 phòng cho thuê tại phường Quan Hoa, quận Cầu giấy cho biết, thời điểm đầu năm học mới này giá phòng có cao hơn lúc vào hè hoặc giữa học kỳ. Mỗi ngày anh nhận được khoảng trên dưới 20 cuộc điện thoại của các bạn sinh viên gọi hỏi thuê phòng, trong đó chủ yếu các bạn tân sinh viên lên nhập học.

Năm trước, anh cho thuê với giá 2 – 3 triệu đồng/tháng, tuỳ vào chất lượng phòng, tuy nhiên sau khi khảo giá lại một số nơi trong khu vực quận Cầu Giấy, anh quyết định tăng giá phòng dao động từ 2,5 – 4 triệu đồng/tháng.

“Việc tăng này phụ thuộc vào vật giá leo thang, độ canh tranh với các phòng trọ xung quanh và quan trọng hơn nhu cầu tăng nên tiền phòng cũng sẽ tăng theo, đảm bảo đủ chi phí vận hành và có lãi”, vị này nói. Trước đây, lương của bảo vệ, lao công vệ sinh khu trọ là 5 – 6 triệu đồng, giờ cũng phải tăng lương lên cho học 6 – 8 triệu đồng/tháng.

Anh Phi cũng khuyên, nếu sinh viên không đủ kinh tế thì có thể thuê những nhà trọ trong phân khúc giá 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng, số lượng còn rất nhiều, tuy nhiên cũng phải chuẩn bị tâm lý chất lượng ở khá thấp, không đủ đồ dùng thiết yếu.

Theo khảo sát, tại khu vực quận Thanh Xuân gần những trường đại học lớn (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải…) giá phòng trọ tại đây cũng giao động trên 3,8 triệu đồng/tháng với tùy từng loại phòng và diện tích, cao hơn hẳn so với 1 – 2 tháng trước khi sinh viên nhập học. 

Việc sinh viên đổ xô xuống Hà Nội chuẩn bị nhập học với số lượng rất lớn nên nhu cầu tìm nhà trọ rất cao vì thế chủ các nhà trọ đều đồng loạt tăng giá lên từ 1 đến gần 2 triệu. Điều này ảnh hưởng lớn đến tài chính của gia đình có con đi học đại học, dẫn tới việc sinh viên phải tìm trọ ở các khu vực giá rẻ hơn nhưng phải học đi học xa trường, hoặc phải ở ghép với người lạ để chia tiền phòng.

Số lượng sinh viên đến học tập và người lao động đến làm việc tại Hà Nội ngày càng tăng, nguồn cung nhà ở cho thuê hiện nay còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của nhiều người. Do vậy, khi tìm phòng trọ cần tỉnh táo tránh tình trạng người cho thuê “treo đầu dê, bán thịt chó”, quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo và tình trạng đẩy giá quá cao nhằm ép giá. 

Ông Lê Xuân Thành, Trưởng phòng Công tác chính trị – Sinh viên, trường Đại học Mỏ – Địa chất, nhận định hầu hết tân sinh viên phải tìm phòng trọ khi vào đại học. Các em thường ở ghép 2-4 người, tìm phòng gần trường, có thể nấu ăn để tiết kiệm chi phí.

Để tránh bị lừa, ông Thành khuyên các em tận dụng mối quan hệ, cố gắng thuê phòng của người quen, thông tin minh bạch, chi tiết. Khi xem phòng và ký hợp đồng, nên nhờ người lớn hoặc anh, chị đã có kinh nghiệm sống, làm việc ở thành phố đi cùng, đảm bảo giao dịch chính chủ.

“Ngoài ra, hiện các trường đều có hoạt động, hội nhóm để hỗ trợ sinh viên. Các em nên liên hệ với bộ phận tuyển sinh, công tác sinh viên của trường để được tư vấn”, vị này nói.

Khánh Sơn



Nguồn

Cùng chủ đề

Trưng bày tranh khắc gỗ đất nước Việt Nam trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn

Hoạt động được Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với PGS.TS Trang Thanh Hiền - Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cùng nhóm cộng sự tổ chức nhân chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024); đồng thời hưởng...

Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, ngày 7/3 vừa qua, Bộ VHTTDL đã họp với đại diện các Bộ: Giáo dục- Đào tạo; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư Pháp, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan về...

Đại học tại chức là gì?

Hiện không khó để bắt gặp tấm bằng tại chức hoặc cơ sở đào tạo chương trình này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người mơ hồ về khái niệm đại học tại chức. Để biết được "Đại học chức là gì?" chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.Đại học tại chức là gì?Tại chức là thuật ngữ quen thuộc, dành cho những người đã đi làm nhưng có mong muốn tiếp...

Công thức quy đổi điểm IELTS xét tuyển vào các trường đại học top đầu 2024

Mức quy đổi chứng chỉ IELTS sang điểm môn tiếng Anh năm 2024 của một số trường đại học như sau:Trường đại học4.55.05.56.06.57.07.58.0 trở lênĐại học Ngoại thương       8,599,510Đại học Kinh tế quốc dân  88,599,51010Đại học Giao thông vận tải 88,599,5101010Đại học Thăng Long (Hà Nội)  88,599,51010Đại học Xây dựng Hà Nội 10101010101010Đại học Điện lực 8,599,510101010Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)  8,599,259,51010Học viện Tài chính  9,51010101010Đại học Thương mại  101010101010Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM7,588,599,510 1010Đại học Công nghệ thông tin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoạn mục lễ diễu hành trên đầm Thị Nại của các tay đua mô tô nước thế giới

Chiều 24/3, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cùng 55 tay đua mô tô nước giương cao lá cờ tổ quốc diễu hành trên đầm Thị Nại. NGUYỄN GIA - DŨNG NHÂN - TRÀ LYvtcnews.vnNguồn

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Có nên dán kính chống nhìn trộm cho iPhone?

Kính cường lực chống nhìn trộm không còn quá xa lạ với người dùng điện thoại thông minh hiện nay. Kính cường lực chống nhìn trộm là miếng dán cường lực dành cho màn hình điện thoại. Nó có tác dụng hạn chế tầm nhìn của người xung quanh trong phạm vi góc nhìn nghiêng 90 độ. Điều này sẽ bảo vệ được quyền riêng tư trên của bạn, tránh người khác lén đọc tin nhắn, xem thông...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Mới nhất

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay,...

Thông tin về mống mắt được thu thập, cập nhật khi đổi, cấp lại thẻ căn cước

Kể từ ngày 1.7.2024, Luật Căn cước năm 2023 chính thức có hiệu lực thi hành.Luật này gồm 7 chương, 46 điều, quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của...

Cứu bệnh nhân Anh mang máu hiếm chỉ 0,1% người Việt có

TP HCMNgười đàn ông 64 tuổi, quốc tịch Anh, nhóm máu hiếm O Rh(-), bị chảy máu răng, máu mũi, bầm da, xuất huyết hai chân, vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Bác sĩ xác định bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch trên nền tăng huyết áp, chỉ số tiểu cầu rất thấp, nguy cơ xuất huyết...

Mới nhất