Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGia tăng các ca viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma

Gia tăng các ca viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma


Bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma tăng cao nhất

Theo thống kê của Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội), năm 2022 ghi nhận gia tăng các ca mắc cúm trái mùa (tháng 5 – 6.2022), Adenovirus (tháng 9 – 10.2022) và trong năm nay các số liệu về bệnh lý Mycoplasma, tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng được cập nhật.

Về tình hình bệnh truyền nhiễm 7 tháng vừa qua, trong số các bệnh được giám sát, số ca mắc cúm A ghi nhận ở mức cao với 6.347 trường hợp; tiếp đến là các ca nhiễm RSV (6.790); tay chân miệng (2.552 ca); Adenovirus (762 ca); cao nhất là các ca nhiễm vi khuẩn Mycoplasma với 7.939 trường hợp được ghi nhận.

Gia tăng các ca viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma - Ảnh 1.

Bệnh nhi 8 tuổi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma

Theo PGS-TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm hô hấp, BV Nhi T.Ư, viêm phổi có nhiều căn nguyên, trong đó vi khuẩn Mycoplasma là tác nhân quan trọng gây viêm phổi ở cộng đồng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp ở nhóm trẻ lớn. Theo một nghiên cứu của Mỹ, trẻ từ 5 – 10 tuổi, tỷ lệ mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma là 16%; trong khi nhóm trẻ 10 – 17 tuổi, tỷ lệ này lên đến 23%.

Tại BV Nhi T.Ư, trong số nhập viện gần đây có bệnh nhi (BN) 8 tuổi, ở Lào Cai. Khởi đầu, trẻ xuất hiện sốt cao liên tục, húng hắng ho, gia đình cho trẻ đi khám tại BV gần nhà, được chẩn đoán sốt vi rút. Trẻ được theo dõi tại nhà thêm 3 ngày nhưng không hết sốt. BN được đưa đến điều trị tại BV Nhi T.Ư khi diễn biến bệnh sang ngày thứ 5, với biểu hiện sốt cao liên tục từng cơn, ho khan, phát ban toàn thân, chụp X-quang phổi có hình ảnh viêm phổi. Kết quả xét nghiệm chuyên sâu đưa ra chính xác vi khuẩn gây viêm phổi là Mycoplasma.

Tương tự, BN 10 tuổi, ở Thái Bình, được đưa đến BV trong tình trạng ho nhiều kèm sốt cao liên tục, đau ngực, khó thở, phát ban toàn thân, sau khi đã được điều trị tại BV tuyến dưới 9 ngày không đỡ. Tại BV Nhi T.Ư, các kết quả cho thấy trẻ bị viêm phổi thùy, tràn dịch màng phổi trái do Mycoplasma.

Theo Trung tâm hô hấp – BV Nhi T.Ư, khi cao điểm, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận từ 150 – 160 BN điều trị nội trú, trong đó các ca nhiễm vi khuẩn Mycoplasma chiếm khoảng 30% (khoảng 30 – 40 BN).

Gia tăng các ca viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma - Ảnh 2.

Vi khuẩn Mycoplasma

Triệu chứng viêm phổi và ngoài phổi

Khi vi khuẩn Mycoplasma xâm nhập cơ thể, thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 3 tuần. Sau thời gian này, bệnh sẽ khởi phát với những biểu hiện viêm long đường hô hấp: hắt hơi, sổ mũi, sốt.

Trẻ em bị viêm phổi có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 – 40 độ C. Ngoài ra, trẻ còn ho nhiều, ho rũ rượi từng cơn, ho đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ…

Đặc biệt, trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma có thể có biểu hiện những biến chứng ngoài phổi khác như viêm kết mạc, nổi mề đay trên da, biến chứng tim mạch, biến chứng đường tiêu hóa, tiết niệu…

Những triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ rất dễ nhầm với những tác nhân viêm phổi khác như viêm phổi do vi rút, viêm phổi do vi khuẩn khác vì cùng có những biểu hiện như: sốt, ho, khó thở hoặc chụp phim X-quang phổi có những tổn thương trên phim.

Viêm phổi do vi khuẩn hay vi rút nói chung và viêm phổi do Mycoplasma nói riêng đều có con đường lây truyền tiếp xúc qua đường giọt bắn. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như viêm long đường hô hấp, sốt cao, ho khó thở và đặc biệt xảy ra ở những trẻ lớn từ 4 – 10 tuổi, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và làm xét nghiệm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, vì có thể BN có những biến chứng mà cha mẹ không thể phát hiện ra như sốt cao có biểu hiện ngoài phổi, hoặc viêm phổi nặng và suy hô hấp.

Để chẩn đoán xác định tác nhân viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma, cần phải làm xét nghiệm đặc hiệu, theo Trung tâm hô hấp – BV Nhi T.Ư. 



Source link

Cùng chủ đề

Trời nắng nóng, trẻ em miền Tây vào viện nhiều hơn

Các bệnh thường gặp thời điểm nắng nóngTại khoa khám Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, hiện nay mỗi ngày khu khám tiếp nhận khoảng 1.600 - 1.900 lượt bệnh nhân đến khám. Trong đó khoảng 700 trường hợp liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp (chiếm tỉ lệ 40 - 45% lượng bệnh khám), nhiễm khuẩn đường ruột khoảng 200 trường...

TP.HCM khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh dại

Tại họp báo chiều 21-3, bà Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - đã thông tin về vấn đề liên quan các bệnh truyền nhiễm mùa nắng nóng.Theo bà Nga, tháng 3 và tháng 4 hằng năm là khoảng thời gian thường ghi nhận sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm như...

Công bố 100 thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới, không có thành phố của Việt Nam

Toàn thế giới chỉ có 10 nước và 9% thành phố đáp ứng được chất lượng không khí theo tiêu chuẩn về bụi siêu mịn PM2.5 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra. Xe cộ di chuyển trong màn sương và bụi ô nhiễm ở Delhi, Ấn Độ - Ảnh: AFP CNN ngày 19-3 dẫn báo cáo của cơ quan theo dõi chất lượng không khí toàn cầu IQAir cho biết 99 trong số 100 thành phố ô nhiễm không...

Nồm ẩm, gia tăng tình trạng người già, trẻ nhỏ phải nhập viện

Lượng bệnh nhân đến viện có xu hướng tăngMiền Bắc đang bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều...

Làm gì để chủ động ứng phó và phòng ngừa sốt xuất huyết?

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết trong những năm qua, nhưng hành trình tiến tới loại bỏ hoàn toàn dịch sốt xuất huyết vẫn còn nhiều thách thức. Tình trạng biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như việc giữ vệ sinh cơ sở hạ tầng chưa được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hội chứng Mallory Weiss – VnExpress Sức khỏe

Hội chứng Mallory Weiss đặc trưng bởi xuất huyết tiêu hóa cấp tính do vết rách niêm mạc tại thực quản hoặc gần dạ dày hay kết hợp cả hai do áp lực ổ bụng tăng mạnh và đột ngột. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đặc điểm- Hội chứng Mallory Weiss chiếm khoảng 8-15% số trường hợp...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Cùng chuyên mục

Sau 8 năm không mổ, khối u gan nặng hơn 5 kg

TP HCMNgười phụ nữ, 51 tuổi, suy nhược, ăn uống kém, đau bụng âm ỉ kéo dài, bác sĩ phát hiện khối u lớn ở bên trái gan, chiếm toàn bộ xoang bụng. Bệnh nhân được phát hiện khối u trong bụng từ 8 năm trước, bác sĩ khuyên phẫu thuật nhưng chị không đồng ý. Từ đó đến nay khối u ngày càng phát triển khiến bụng bệnh nhân phình to như đang mang thai, đau đớn nhiều...

Dấu hiệu ở cổ họng cảnh báo chứng sa sút trí tuệ không nên bỏ qua

Chứng sa sút trí tuệ không chỉ là tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn nghiêm trọng - mà thực sự có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thể chất. ...

‘Phao cứu sinh’ giúp giảm nguy cơ đột quỵ não tái phát

Theo PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nằm viện trung bình trong giai đoạn cấp của bệnh nhân đột quỵ não là từ 4 ngày (thiếu máu cục bộ) và 7 ngày (chảy máu não).Những người sống sót sau đột quỵ thường được chuyển từ chăm sóc cấp tính đến một cơ sở phục hồi chức năng nội trú, cơ sở điều dưỡng lành nghề hoặc bệnh viện...

Mắc viêm khớp dạng thấp có được uống rượu bia?

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia đến viêm khớp dạng thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ với sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, gây viêm.Một số nghiên cứu cho rằng một lượng nhỏ đồ uống có cồn mỗi tuần có thể có lợi cho người bệnh...

Mới nhất

Huyện đảo Cô Tô đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tối 23/3, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, địa phương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện (23/3/1994 - 23/3/2024). Tại buổi lễ, thừa ủy quyền, ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng,...

Đồng bằng Bắc Bộ nồm ẩm, Tây Bắc nắng nóng

Khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ tuần tới trời nồm, nhà cửa ẩm ướt, trong khi đó Tây Bắc Bộ nóng 29-33 độ C. Miền Bắc tuần qua thời tiết thay đổi liên tục, hôm qua trời nắng thì hôm nay chìm trong sương mù, mưa nhỏ. Nguyên nhân là khu vực này đang chịu sự tranh...

Người phụ nữ “nổ” làm thủ tục đi du học rồi chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Nguyễn Phương Thanh “nổ” là có mối quan hệ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có khả năng giúp cho ông G. được duyệt thủ tục đi du học. Tin tưởng, ông G. đã đưa cho Thanh gần 4,6 tỷ đồng và 153.000 USD. Đồng thời, Thanh hứa giúp và yêu...

Mới nhất