Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiảng viên lý thuyết 'chê' giảng viên dạy thực chiến

Giảng viên lý thuyết ‘chê’ giảng viên dạy thực chiến


Giờ học của sinh viên ngành kiến trúc Trường đại học Văn Lang luôn gắn với thực hành. Sinh viên thực hiện thiết kế, giảng viên góp ý, chỉnh sửa - Ảnh: N.T.

Giờ học của sinh viên ngành kiến trúc Trường đại học Văn Lang luôn gắn với thực hành. Sinh viên thực hiện thiết kế, giảng viên góp ý, chỉnh sửa – Ảnh: N.T.

Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp

Anh D. có 20 năm làm nghề truyền thông – quảng cáo, xây dựng format, viết kịch bản và sản xuất chương trình truyền hình. Anh dạy sinh viên bằng những kinh nghiệm thực tế, những tình huống cụ thể, những va vấp đã trải qua, những bài học đúc kết trong hàng chục năm làm nghề và cũng kèm theo đó những lý thuyết cốt lõi mà anh đã chuẩn bị.

Theo anh D., người dạy thực chiến cũng phải nắm lõi lý thuyết và người dạy lý thuyết cũng phải nắm rõ và có thực tế nội dung mình giảng dạy. Chẳng hạn, đối với môn truyền thông đa phương tiện, chỉ riêng phim quảng cáo đã có khoảng 20 thể loại khác nhau.

“Tôi biết lý thuyết rất quan trọng, là nền tảng để các bạn thực hành tốt. Trước khi dạy thực hành, tôi cung cấp cho sinh viên lý thuyết lõi về thể loại, đặc trưng thể loại để các bạn không bị nhầm lẫn khi làm sản phẩm thực tế.

Thời gian có hạn và tôi chú trọng dạy kiến thức, kỹ năng thực tế nên tôi không thể nói chi tiết về lý thuyết như các môn thuần lý thuyết mà các bạn học trước đó” – anh D. cho biết.

Chia sẻ thêm về phương pháp dạy thực chiến của mình, anh D. cho biết công ty của mình nhận sinh viên thực tập khá nhiều. Thực tế làm việc cho thấy các bạn thiếu va vấp thực tế, phải học hỏi rất nhiều từ các anh chị trong công ty.

“Tôi biết các bạn thiếu kỹ năng nào và tôi muốn truyền đạt lại những kinh nghiệm thực tế của mình, cho các bạn làm sản phẩm cụ thể để hiểu được các công đoạn của một phần công việc sau này. Sinh viên học xong phải làm được sản phẩm. Bản thân tôi đi dạy ngoài kinh nghiệm cũng phải đọc tài liệu rất nhiều” – anh D. nói thêm.

Giảng viên cần nắm cả lý thuyết và thực hành

Thực tế việc sinh viên thiếu kỹ năng, kiến thức thực tế đã được doanh nghiệp nêu ra từ nhiều năm nay. Một trong những lý do được đưa ra đó là việc các trường đào tạo thiên về lý thuyết, xa rời thực tế. Trường đào tạo theo những gì mình có chứ chưa phải những thứ xã hội cần.

Điều này đã thúc đẩy các trường đại học thay đổi cách đào tạo. Trong nhiều trường hợp, một môn học nhưng trường mời người làm nghề dạy thực chiến, giảng viên của trường đảm nhận phần lý thuyết.

NGUYỄN HỮU LONG

Ở nhiều đại học nước ngoài, họ quy định giảng viên dạy lý thuyết một năm phải có bao nhiêu giờ thực tế tại doanh nghiệp, giảng viên dạy thực hành phải có bao nhiêu nghiên cứu. Đó là cách để họ kiểm soát việc giảng viên không dạy những thứ xa rời thực tế, khoa học phải gắn với thực tiễn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Long – giảng viên Trường đại học Mở TP.HCM – cho biết đúng là có sự xung đột này trong thực tế. Lý thuyết hay thực hành đều quan trọng trong đào tạo. Trong đó lý thuyết là tiên quyết.

Giảng viên muốn dạy lý thuyết giỏi cũng phải có thực hành và ngược lại dạy thực hành cũng đọc lý thuyết để liên hệ khi vận dụng.

Đó là lý do trong chương trình đào tạo các trường sắp xếp các môn học theo trình tự môn nào trước, môn nào sau, môn cơ sở, tiên quyết trước rồi mới đến chuyên ngành, thực hành.

Bên cạnh đó, tùy vào định hướng đào tạo của các trường theo hướng nghiên cứu hay ứng dụng, phương pháp đào tạo sẽ chú trọng, đào sâu hơn vào lý thuyết hay thực hành.

Thông thường sẽ kết hợp, mời người làm nghề dạy thực hành hay đưa sinh viên xuống đào tạo tại doanh nghiệp.

Do đó, giảng viên dạy thực chiến, thực hành không cần phải dạy lý thuyết sâu như giảng viên chuyên dạy lý thuyết nhưng cũng phải nắm lý thuyết cốt lõi môn học.

Tương tự, ông Trần Nam – giảng viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) – cho rằng sinh viên phải có lý thuyết chắc thì thực hành mới vững.

“Dạy đại học không phải dạy nghề, sinh viên phải có nền tảng lý thuyết trước. Tuy nhiên, thời gian môn học có hạn, giảng viên dạy thực hành chỉ nói những lý thuyết, nội dung cốt lõi của môn học, phần lớn thời gian cho sinh viên thực hành. Sinh viên rất cần những kiến thức nghề nghiệp. Nhưng cái khó của những người dạy thực chiến là đôi khi lý thuyết không sâu” – ông Nam nói.

Để giải quyết xung đột lý thuyết – thực hành, ông Nam cho rằng giảng viên dạy thực chiến cho sinh viên đọc tài liệu trước khi thực hành.

Lý thuyết hay thực hành quan trọng hơn?

Chia sẻ về nội dung này, bà Tô Nhi A, giảng viên Trường đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, cho biết cả 2 khối kiến thức này đều cần, đều quan trọng, đều tạo nên thế vững chắc cho lao động nghề nghiệp.

Do đó đừng bao giờ đặt ra câu hỏi như vậy để hòng thỏa hiệp, dễ dãi với quá trình rèn luyện bản thân rồi cho phép mình chỉ quan tâm đến một thứ rồi khinh nhờn điều còn lại – mà vốn bản chất, có thể là do mình không giỏi và lấy đó làm lý do để né tránh!



Nguồn: https://tuoitre.vn/giang-vien-ly-thuyet-che-giang-vien-day-thuc-chien-20240504220944696.htm

Cùng chủ đề

Nữ sinh Nghệ An yêu thích giao lưu quốc tế, quảng bá hình ảnh quốc gia

(Dân trí) - Hải Đăng luôn cảm thấy may mắn khi được bén duyên với hoạt động giao lưu quốc tế. Đây là mảnh đất màu mỡ để những người trẻ cất lên tiếng nói, ý kiến cá nhân về vấn đề chung của khu vực và thế giới. Trịnh Hải Đăng (23 tuổi, Nghệ An) là sinh viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM. Hiện nay,...

Cuộc sống hiện tại của nam sinh 17 tuổi đỗ đại học Y, 25 tuổi trở thành bác sĩ

Từ Diệp sinh năm 1990, ở Ngân Xuyên, Ninh Hạ (Trung Quốc). Từ nhỏ, anh ước mơ trở thành bác sĩ. Quyết tâm này thôi thúc nam sinh học tập chăm chỉ và giữ vững phong độ nằm trong top 3 học sinh xuất sắc nhất suốt 12 năm. Đặc biệt, điểm môn Toán của anh luôn nằm top đầu trường, lớp.  Hiểu rõ mục tiêu tương lai mong muốn trở thành bác sĩ. Ở tuổi 17, tham gia...

Nhiều trường tăng học bổng hỗ trợ sinh viên

Trong năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) tăng học phí theo lộ trình của Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31-12-2023 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Cùng với đó, nhiều trường cũng tăng chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấu trùng trong tai gây thủng nhĩ bé gái 16 tháng tuổi

Ngày 5-5, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết ê kíp bác sĩ của bệnh viện vừa nội soi lấy ấu trùng ra khỏi tai của bé gái H.L.A.T. (16 tháng tuổi, ngụ huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng). Theo gia đình bệnh nhi cung cấp thông tin, trước khi đến khám tại bệnh viện một ngày, bé T....

Tôi nhiều tôi vậy mà sao một mình

Bất ngờ năm 2024, sau đúng 20 năm, Trong tôi có nhiều tôi lại như không hẹn mà đến.* Quan sát chị lâu nay, thấy chị hơi bị căng thẳng với tập thơ này. Chỉ là thêm một tập thơ trong nhiều tập thơ đã phát hành, đã nhận giải thưởng, mà sao chị nhiều lo âu đến vậy?- Đúng là tôi...

Vì sao du lịch Hội An được Tây khen hết lời trong khi ‘ta’ chê tả tơi?

Đặc biệt khách nội địa thích tắm biển, thưởng thức ẩm thực đường phố, hải sản… Những nhu cầu này thì Hội An có nhưng quy mô quá nhỏ nên khách khi tới Hội An xong thì quay ra Đà Nẵng.Còn du lịch nông nghiệp, làm nông hay thậm chí cả du lịch làng nghề thì chưa phải lựa chọn ưu tiên.Một...

Hình ảnh ấn tượng buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nguồn: https://tuoitre.vn/hinh-anh-an-tuong-buoi-tong-duyet-dieu-binh-dieu-hanh-ky-niem-70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-20240505105319387.htm

Người một nhà gặp khó khăn, sao lại bỏ mặc thân ai nấy lo!

1. Nhà có hai anh em. Anh Xuân Định học xong cấp III thì lên TP.HCM mưu sinh phụ cha mẹ nuôi em trai ăn học. Sau hai năm chịu nắng chịu mưa theo các công trình làm nội thất, anh dành dụm được ít tiền lo cho em vừa vào đại học.Suốt bốn năm em trai chuyên tâm nơi giảng đường...

Bài đọc nhiều

15h ngày 3-5: TP.HCM mở cổng đăng ký thi tuyển sinh lớp 10

3 nguyện vọng vào lớp 10 chuyênTheo hướng dẫn cách đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, thí sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng chuyên của 6 trường THPT. Cụ thể như sau:Mỗi thí sinh ngoài đăng ký 3 nguyện vọng vào trường, lớp chuyên còn...

Nữ sinh trường Ams trúng tuyển 3 đại học Ivy League, giành học bổng 7 tỉ

* Bạn có thể chia sẻ bí quyết để có thể học song song hai môi trường khác biệt?- Có nhiều lần mẹ khuyên em bảo lưu kết quả bên nhạc viện để tập trung học văn hóa, nhất là thời điểm ôn thi vào lớp 10 chuyên, nhưng âm nhạc đã là một phần cuộc sống của em, nếu bỏ...

TP.HCM tính phương án thay thế lớp chuyên trong trường thường

Mô hình lớp chuyên trong trường THPT thường được TP.HCM thực hiện cách đây 15 năm, từ năm học 2007-2008 với 4 trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Gia Định, Nguyễn Hữu Huân. Mỗi năm, các trường này tuyển hơn 700 chỉ tiêu học sinh lớp 10 chuyên.TP.HCM thực hiện mô hình này do địa bàn TP.HCM rộng và nhằm đáp...

Quan tâm tới nhân viên trường học

Công việc nhiều, thu nhập chẳng bao nhiêuNhân viên thư viện ở mỗi nhà trường hiện nay không chỉ làm mỗi nhiệm vụ trông giữ sách, cho mượn sách như trước đây. Theo Chương trình giáo dục phổ...

Cùng chuyên mục

Nhà thầu liên danh tuyên bố giải thể, dự án trường học 60 tỉ làm kiểu ‘rùa bò’

Trường mới thì chậm tiến độ trong khi thầy trò vẫn phải dạy và học ở ngôi trường cũ đã xuống cấp. Năm học này trường có 560 học sinh từng ngày học tại trường cũ đã xuống cấp nghiêm trọng. Giáo viên, học sinh mong dự án sớm hoàn thành để có cơ sở khang trang dạy và học.Xử lý sao?Cuối...

​’Nên khuyến khích trẻ mắc lỗi để học tư duy sáng tạo’

Giáo dục trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo bằng cách cho phép mắc sai lầm trong tầm kiểm soát và học hỏi từ đó là phương pháp chuyên gia đưa ra trong tọa đàm trên VnExpress. Thông tin được ông Lewis Readman - Giám đốc học vụ cấp cao Apollo English chia sẻ tại tọa đàm "Bật mí kỹ năng giúp con dẫn đầu trong kỷ nguyên của sự thay đổi", phát sóng ngày 4/5. Chương...

Thiên tài công nghệ 17 tuổi từng kiếm 760 tỷ nhờ bán ứng dụng

Nick D'Aloisio được mệnh danh là thiên tài công nghệ. Anh sinh năm 1995 ở Australia (Úc), sau đó cả gia đình chuyển đến London (Vương quốc Anh) sống và làm việc. 12 tuổi, nam sinh bắt đầu tự học ngôn ngữ lập trình Objective-C với mục tiêu viết phần mềm ứng dụng. Sau 3 năm nghiên cứu, tháng 3/2011, Nick D'Aloisio cho ra mắt ứng dụng iOS Trimmit có khả năng tóm tắt văn bản dài xuống còn...

Chạy đua cùng con vào lớp 1

Lo lắng từ phía phụ huynhGia đình chị Trần Thị Bình (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) năm nay có con vào lớp 1. Cũng như con gái đầu, đứa thứ hai chị tiếp tục cho con học...

Nhu cầu xin thị thực du học Anh giảm

AnhSố đơn xin thị thực (visa) du học trong quý I là 34.000, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022, được cho là tác động của chính sách hạn chế người nhập cư của chính phủ. Theo Bộ Nội vụ Anh, số đơn xin thị thực của người nhà du học sinh cũng giảm, từ 23.800 xuống còn 6.700.Trước đó, giới chức Anh cho rằng sinh viên quốc tế là một phần lý do dẫn tới con số...

Mới nhất

Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.   Bài báo về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Resumen Latinoamericano của Argentina Theo TTXVN, trong bài viết dưới tiêu đề “Bài học của Chiến thắng...

Kỳ tích từ đội quân xe đạp thồ và chiếc xe cút-kít chở lương từ bàn thờ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thành công trong công tác bảo đảm hậu cần góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Trong đó vận tải thô sơ đã trở thành nét độc đáo, sáng...

Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tuyên truyền ngư dân đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chống khai thác IUU. (Ảnh: Vùng CSB 2) Ngày 2/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Sở NN-PTNT, Bộ...

Ấu trùng trong tai gây thủng nhĩ bé gái 16 tháng tuổi

Ngày 5-5, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết ê kíp bác sĩ của bệnh viện vừa nội soi lấy ấu trùng ra khỏi tai của bé gái H.L.A.T. (16 tháng tuổi, ngụ huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng)....

Mới nhất