Trang chủNewsThời sựGS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự...

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo


Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn với GS.TS Vũ Trọng Hồng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam – chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực xây đập trên sông về dự án kênh đào Funan Techo.

Phóng viên (PV): Thưa ông, thời gian gần đây, thông tin về dự án kênh đào Funan Techo được nhắc đến nhiều, là chuyên gia trong lĩnh vực hồ đập thủy lợi, ông đánh giá như thế nào về việc này?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: Hiện nhiều thông tin cho rằng, Dự án kênh đào Funan Techo (hay còn gọi là dự án kênh đào Phù Nam – Techo) của Campuchia có thể sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy về sông Tiền, sông Hậu, điều này đồng nghĩa với việc đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất đi một lượng nước nhất định. Đây là điểm rất mới mà chúng ta phải xem xét. Tuy nhiên, cùng với việc nhờ tiếng nói của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, tôi cho rằng Việt Nam phải có giải pháp tích cực cho chính mình.

Sơ đồ kênh đào Phù Nam - Techo của Campuchia. Ảnh: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
Sơ đồ kênh đào Phù Nam – Techo của Campuchia. Ảnh: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam

Dự án kênh đào Funan Techo được Campuchia xây dựng với lý do lấy nước tưới. Tại Campuchia, những đồng lúa rất rộng, nên việc họ lấy nước tưới là đương nhiên. Chúng ta cứ nghĩ rằng đây là cách họ cắt nước sông Hậu, sông Tiền nhưng việc này không phải như vậy. Bởi bản thân ngay trong nước mình, có lúc chúng ta cũng phải lấy nước trên sông mà con sông này lại chảy vòng sang phía Campuchia.

Theo quy luật của thủy văn, đến nay, thế giới chưa công bố gì mới, điều này đồng nghĩa mùa mưa tại đồng bằng sông Cửu Long, lượng nước vẫn rất lớn, phải trên 3.000 m3/s.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Việt Nam buộc phải có chiến lược thay đổi về vấn đề sử dụng nước. Tôi đặt tình huống “Chẳng hạn nếu nước sông Mê Kông không về thì Việt Nam sẽ tưới bằng cách nào?”.

Trước đây, cũng đã có ý kiến đưa ra đó là phải thuận thiên, có nghĩa là canh tác mùa mưa. Tuy nhiên, nông dân Việt Nam vẫn canh tác theo thói quen. Bởi họ cho rằng chính mùa thiếu nước (mùa khô) việc canh tác sẽ giúp họ bán được giá lúa gạo cao hơn mùa mưa – nơi chỗ nào cũng sản xuất được.

Đây là cách tư duy của người dân. Nhưng về phía Chính phủ, hiện vẫn chưa có một chủ trương nào để đề phòng tình huống nếu như nước sông Hậu, sông Tiền bị giảm đi hoặc thậm chí không có.

Tôi cho rằng, đây là một điểm yếu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, Bộ này mới chủ yếu lo vấn đề về sinh thái, và còn thiếu chiến lược, chiến thuật về vấn đề giữ nước.

Bộ Thủy lợi không còn. Nay chỉ còn Cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị quản lý tất cả các dòng sông.

Vì vậy, đã đến lúc, Chính phủ cần xem xét chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường để họ phải giải quyết vấn đề này. Chúng ta không thể dùng quốc tế để họp hành, bàn bạc về nguồn nước cho chúng ta. Bởi sông Mê Kông đã cấp nước cho Việt Nam bao nhiêu năm nay, chúng ta cũng đã phát triển được. Nhưng vì sao đến nay chúng ta không có chiến lược, chiến thuật trong việc sử dụng nước trong đất liền trước khi lấy nguồn nước quốc tế, trong khi nhiều nước cũng đang cần. Sông Mê Kông không phải là cạn, vẫn còn nước nhưng không đủ cho chúng ta, thì chúng ta phải sử dụng nguồn nước trong nước. Đặc biệt là mùa mưa.

Tôi rất ủng hộ việc tích trữ nước mùa mưa. Bởi tôi đã ở miền Nam nhiều năm, vào mùa mưa khu vực này thừa nước và toàn chảy ra biển. Hầu như ở khu vực này cũng không đặt vấn đề làm những hồ lớn để trữ nước, trong khi cánh đồng nào cũng là canh tác lúa. Do đó, đã đến lúc chúng ta cũng cần làm quy hoạch, chẳng hạn, trong bao nhiêu hecta thì sẽ có một hồ chứa nước. Việc này hoàn toàn thiếu.

PV: Ngày 8/8/2023, Campuchia gửi thông báo cho Ban thư kí Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo, trong đó, có thông số lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s, ông bình luận gì về con số này?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: Về con số Dự án đường thủy nội địa Funan Techo với lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s, đây là con số không lớn. Bởi lũ của chúng ta còn lên tới hàng vạn m3/s. Nhưng cũng có thể con số này đưa ra chỉ là bước đầu họ triển khai để các nước liên quan yên tâm. Tuy nhiên, rất có thể, dần dần con số này sẽ được họ điều chỉnh tăng lên.

GS. TS Vũ Trọng Hồng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam
GS. TS Vũ Trọng Hồng – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam

Do đó, về lâu dài, Việt Nam vẫn phải có một chiến lược sử dụng nước. Sử dụng nước tự nhiên chúng ta sẽ không dùng chữ thuận thiên nữa. Cũng có nhiều ý kiến phê phán chữ thuận thiên. Tuy nhiên, tôi cho rằng, thuận thiên là đúng nhưng chưa đủ.

Hiện nhiều hồ lớn chủ yếu là phát điện. Hồ thủy lợi số lượng không nhiều và nhỏ. Trong miền Nam, Hồ Dầu Tiếng là lớn nhất. Do đó, đã đến lúc tại đồng bằng sông Cửu Long cần làm hồ chứa ngay trên cánh đồng vùng đó.

Việc này không từ lý do dự án kênh đào Funan Techo. Nguyên nhân quan trọng hơn là chúng ta đang bị nước biển dâng. Việc xây dựng hồ chứa nước để phòng trường hợp nếu trong hàng trăm năm tới, khi bị ngập đến đồng bằng sông Cửu Long thì chúng ta vẫn sản xuất và canh tác được.

Chúng ta cần học Hà lan. Bởi Hà Lan là quốc gia có mực nước thấp hơn mực nước biển nhưng họ vẫn phát triển được. Tôi đã từng sang Hà Lan khảo sát, bên cạnh những hồ nước mặn họ có những hồ nước ngọt, và 2 bên họ dùng phương pháp luân chuyển, bao giờ hồ chứa nước ngọt cũng ở trên cao và nước mặn ở phía dưới thấp. Họ chuyển nước ngọt xuống nước mặn và pha lại thành nước lợ, nước lợ này nuôi thủy sản là dễ nhất.

Trong trồng lúa, độ mặn cứ dưới 4 phần nghìn là sống được. Việt Nam cần xem lại chiến lược của mình về vấn đề sử dụng nước.

Trước đây chúng ta dựa vào Ủy Hội sông Mê Kông quốc tế, tuy nhiên, nhiều nước không vào Ủy Hội sông Mê Kông quốc tế nữa, nếu trường hợp này thì chúng ta cũng cần có cách giải pháp riêng của mình.

Trong lưu vực sông Mê Kông, Việt Nam và Campuchia đều nằm ở hạ nguồn, đã và đang chịu tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển nông nghiệp và thủy điện ở thượng nguồn. Các tác động bất lợi mà cả 2 nước cùng đều phải đối mặt đó là lũ giảm; mất phù sa; gia tăng xói lở; giảm nguồn lợi thủy sản và đặc biệt dòng chảy kiệt trái quy luật làm xâm nhập mặn khó lường.

Xét về vị trí địa lý, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam nằm ở hạ lưu của Campuchia nên trong trường hợp này Campuchia được coi là thượng lưu của Việt Nam. Ngược lại, ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, nước theo các sông Sê San và Srê Pok lại chảy qua Campuchia trước khi về đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy trong trường hợp này Việt Nam lại là thượng lưu của Campuchia.

Nước ở cuối nguồn bao giờ cùng bị thiệt thòi. Thiên nhiên cũng bắt đầu khô hạn nhiều. Do đó, Việt Nam cần có chiến lược thuận với thời tiết, chung sống cùng với các nước và phải đặt vấn đề tiết kiệm nước.

Hiện nay, việc tiết kiệm nước của chúng ra gần như ít đặt ra, người nông dân muốn dùng như thế nào thì dùng, chỗ thì nuôi cá, chỗ trồng lúa mà không đặt vấn đề tiết kiệm nguồn nước. Bởi ngay Luật Tài nguyên nước cũng không đề cập đến vấn đề này mà mới nói chung chung là tưới ít nước.

Tuy nhiên, chúng ta phải có một chiến lược chứ không chỉ dừng ở 1 câu nói này. Chiến lược cụ thể là gì? Chúng ta hỗ trợ người dân kinh phí như thế nào trong tiết kiệm nước?

PV: Như ông vừa nói, chúng ta cần có cả chiến lược và chiến thuật trong việc sử dụng nguồn nước để không bị động trong mọi tình huống, vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường với việc này như thế nào, thưa ông?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: Theo tôi, vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường về chức năng của họ quản lý các dòng sông và như vậy đồng nghĩa với việc họ quản lý nguồn nước. Nhưng hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn thiên về môi sinh, môi trường, hệ sinh thái, ô nhiễm.

 vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long
Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long

Quản lý nguồn nước có nghĩa là trong đó phải tiết kiệm nước, sử dụng nguồn nước theo thời tiết, trữ nước trong bối cảnh lúc nước nhiều. Hiện, Luật Thủy lợi chỉ đề ra giải pháp, còn chiến lược về quản lý nguồn nước trên toàn quốc thì phải do Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngay như bây giờ, các dòng sông tại miền Bắc bị cạn kiệt vì nhiều lý do. Có những dòng sông cạn kiệt không phải vì thiếu nước mà do bị khai thác cát quá nhiều khiến lòng sông bị tụt xuống. Việc này cũng trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tôi xin nhắc lại, trước đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường thiên về quản lý vấn đề môi sinh, môi trường, còn Bộ Thủy lợi thì thiên về quản lý nguồn nước. Nay Bộ Thủy lợi không còn và vấn đề này thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hiện Luật Thủy lợi ra đời nhưng không quản lý các dòng sông, họ chỉ đưa ra giải pháp trong lưu vực của mình. Nhưng bản thân dòng sông là quan trọng lại không có ban quản lý lưu vực sông thì làm sao có thể đưa ra giải pháp tối ưu.

Rõ ràng, chúng ta cần những chiến lược tổng thể, lâu dài và liên quan đến tất cả các nguồn nước của lưu vực các sông bên ngoài Việt Nam.

Như vậy, khi xảy ra vấn đề thì chúng ta mới có thể ứng phó. Hiện tình thế xã hội thay đổi, quan hệ thế giới thay đổi, do đó, chúng ta phải giải quyết vấn đề của chính mình cùng với việc có kiến nghị lên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế khi cần thiết. Trong đó, Chính phủ cần phải giao nhiệm vụ này trực tiếp cho Bộ chủ quản mà ở đây là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Xin cám ơn ông!

Ngày 8/8/2023, Campuchia gửi thông báo cho Ban thư kí Ủy hội sông Mê Kông quốc tế về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo. Theo đó, dự án kênh đào Funan – Techo nối sông Bassac ra cảng Kep của Campuchia. Một số thông tin về tuyến kênh chiều dài 180km, chiều rộng 50m, chiều sâu 4,7m. Dự án có 3 âu kiểm soát mực nước và lưu lượng tuyến giao thông, các cống này có chiều dài 13 m, chiều rộng 18m, độ sâu 5,8 m; lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m³/s.

Dự kiến dự án sẽ được phía Campuchia khởi công trong năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027 với tổng lượng hàng hóa lưu thông qua tuyến đường thủy mới này là 7 triệu tấn/năm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Tuy không gay gắt như mùa khô của năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020 nhưng tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn (hạn mặn) ở Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) năm nay đã có những tác động tiêu cực đến đời sống dân sinh. Nhờ các công trình cống, đập ngăn mặn được vận hành hiệu quả và ý thức của người dân trong phòng tránh cũng được nâng cao nên...

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Trước thông tin về dự án kênh đào Funan Techo (hay còn gọi là dự án kênh đào Phù Nam - Techo) của Campuchia sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây; có thể lấy mất 50% lượng nước của sông Mê Kông;… Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp - cho rằng, về sơ bộ việc này không quá quan ngại...

Đà Nẵng và Cần Thơ kết nối cung cầu hàng hoá

DNVN - Ngày 26/4, tại Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Đà Nẵng, gần 40 doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị phân phối… của Đà Nẵng và Cần Thơ đã tham dự hội nghị kết nối cung cầu hàng hoá giữa hai TP năm 2024. ...

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 diện tích gieo cấy được khoảng 2.959 nghìn ha, đạt 99,8% so với kế hoạch. Sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu chủ yếu tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh tư liệu:...

Kết nối du lịch, tạo đà phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh, thành phố phía bắc, Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang tại Hà Nội đã diễn ra vào ngày 11/4. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, do Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đô Úc tại MB, Vietinbank tăng; AUD ACB tăng giảm trái chiều

Diễn biến tỷ giá Đô la Úc (AUD) trong nước Hôm nay 3/5/2024, tỷ giá AUD tiếp tục được Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước công bố ở mức mua vào - bán ra là 15,026 - 16,608 VND/AUD. Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá tính chéo của VND/AUD áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 2/5/2024 đến 8/5/2024 là 15.704,8 VND/AUD. Tại Ngân...

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Nhận lời mời của Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, từ ngày 2-3/5, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) năm 2024 và một số hoạt động tại Pháp. Hội nghị MCM năm nay do Nhật Bản chủ trì, có chủ đề “Cùng kiến...

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Pháp

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng (MCM) của OECD, kết hợp một số hoạt động song phương tại Paris, Pháp. Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng 2024 diễn ra trong bối cảnh hợp tác Việt Nam -...

Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu

Thông tin chiến sự Israel pháo kích đáp trả Lebanon. Quân đội Israel ghi nhận một số vụ pháo kích mới vào các khu vực phía bắc nước nước. Cụ thể, hai tên lửa chống tăng đã được phóng từ lãnh thổ Lebanon theo hướng làng biên giới Shtula. Vụ pháo kích gây thiệt hại tài sản trong khu vực và không có báo cáo về thương vong. Đáp trả, quân đội Israel đã tấn công vào...

Vụ ngô của Argentina gặp nạn, “cú huých” cho giá thức ăn chăn nuôi?

Năng suất ngô của Argentina có thể thấp hơn nhiều so với mức trung bình, khiến nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi toàn cầu đối diện với nguy cơ thu hẹp hơn. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá ngô trên Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago đang ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ sau xu hướng giảm liên tục kể từ tháng 6/2023. Trong vòng 2 tháng qua, giá mặt...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí đang rất khó khăn

Với đối tượng không chịu thuế VAT, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu thêm các ý kiến nhà khoa học, trí thức đề xuất nên chăng đưa sách chuyên khảo vào đối tượng miễn thuế VAT. Hiện trong dự thảo luật mới nói đến sách giáo khoa, trong khi sách chuyên khảo có hàm lượng khoa học rất cao, loại tri thức cao hơn và cần được khuyến khích.Chủ tịch Quốc hội cũng đề cập đến...

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Khoảnh khắc lịch sử, tự hào Nhà báo Ngọc Đản - cả cuộc đời làm báo, nay tuổi đã ngoài 70 nhưng ông vẫn hãnh diện, tự hào về những năm tháng làm phóng viên chiến trường. Ông xúc động kể với tôi những năm tháng không quên ấy...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi từng bước được cải thiện và nâng cao. Hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.Trên lĩnh vực chỉ đạo, điều hành, theo báo cáo của Chính phủ, tính từ tháng 6/2020 đến kỳ họp...

Tuyển Việt Nam: Thầy mới và áp lực khác những người tiền nhiệm

Tuyển Việt Nam dưới triều đại của HLV mới dù không đặt ra những mục tiêu quá cao, nhưng để thành công cần tránh lối mòn từ ông Troussier lẫn HLV Park Hang Seo. Lối mòn từ những người tiền nhiệm... Về cơ bản, tuyển Việt Nam dưới thời HLV Troussier hay lúc ông Park Hang Seo dẫn dắt là khác nhau, khi mỗi người có một phong cách riêng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa giữa 2 vị thuyền trưởng không sở hữu...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

NDO - Nhận lời mời của Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, từ ngày 2-3/5/2024, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) năm 2024 và một số hoạt động tại Pháp. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành...

Indonesia hụt thêm suất bóng đá nam Olympic

QATAR-Indonesia thua ngược Iraq 1-2 và để suất Olympic 2024 rơi vào tay đối thủ này, nhưng thầy trò Shin Tae-yong vẫn còn cơ hội tranh vé vớt cuối cùng. *Ghi bàn: Jenner 19' - Tahseen 27', Jasim 96' Sau hiệu còi mãn cuộc trận tranh giải ba U23 châu Á 2024, các cầu thủ dự bị Iraq chạy ùa vào sân, nhẩy cẫng lên và tỏa theo nhiều hướng. Trong khi, cầu thủ Indonesia đứng lặng người, hoặc nằm gục...

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Nhận lời mời của Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, từ ngày 2-3/5, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) năm 2024 và một số hoạt động tại Pháp. Hội nghị MCM năm nay do Nhật Bản chủ trì, có chủ đề “Cùng kiến...

Mới nhất

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Hàn Quốc trong dịp Hè

Theo thống kê của trang Yeogi Eottae, tính đến cuối tháng 4, số lượng đặt phòng của khách du lịch Hàn Quốc tới Philippines và Việt Nam tăng lần lượt là 3,1 lần và 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.Quảng bá du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc qua sự kiện 'The Magnificent Vietnam'Việt Nam là...

Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân – Niềm tự hào của người Si La

Để bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống của người Si La, bà Hù Cố Xuân ý thức phải truyền dạy cho chính đồng bào mình trước. Bà đi vận động, tập hợp lớp trẻ trong bản để truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, những truyền thống văn hóa, tập tục, tín ngưỡng…...

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi từng bước được cải thiện và nâng cao. Hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ...

Hiệu quả hoạt động của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau tổ 13

Sau khi ra mắt đi vào hoạt động, CLB đã quan tâm, cố gắng tổ chức đủ 8 mảng hoạt động như: Tăng thu nhập; chăm sóc sức khỏe; chăm sóc tại nhà dựa vào tình nguyện viên; tự giúp nhau và hỗ trợ cộng đồng; bảo vệ quyền và lợi ích; truyền thông nâng cao nhận thức,...

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám… tâm thần

Hiện nay, nhiều người trẻ gặp áp lực lớn về chuyện kết hôn, mua nhà, kiếm...

Mới nhất