Trang chủNewsKinh tếHà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 18 dự án...

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 18 dự án về nông thôn mới


Hà Nội điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 18 dự án về nông thôn mới

Ngày 15/5, với đa số đại biểu tán thành, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án vốn đầu tư công của TP.

Đối với Nghị quyết về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024, HĐND TP. Hà Nội nhất trí thông qua 18 dự án được phân theo 4 nhóm: 1 dự án thực hiện chuyển tiếp tại địa bàn huyện Mỹ Đức; 5 dự án trên địa bàn các xã được Thành phố giao nhiệm vụ hoàn thành xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024; 8 dự án thực hiện trên địa bàn các huyện đang làm thủ tục đề xuất công nhận huyện nông thôn mới nâng cao, nhằm tiếp tục củng cố chỉ tiêu đạt được và động viên, khuyến khích sự cố gắng của các huyện; 4 dự án thực hiện củng cố chỉ tiêu xã nông thôn mới nâng cao và hỗ trợ phát triển sản xuất.





Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Về phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án vốn đầu tư công của TP, HĐND TP. Hà Nội quyết nghị 8 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.377 tỷ đồng. Trong đó, 1 dự án nhóm B sử dụng ngân sách cấp TP với tổng mức đầu tư dự kiến 191 tỷ đồng thực hiện hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025. 7 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư dự kiến 1.186 tỷ đồng, thực hiện trong 2 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030. 

Cụ thể, 6 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư dự kiến 1.061 tỷ đồng sử dụng ngân sách TP; 1 dự án nhóm B sử dụng ngân sách huyện Hoài Đức với tổng mức đầu tư dự kiến là 125 tỷ đồng.

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, trên cơ sở các báo cáo, tờ trình của UBND TP. Hà Nội, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND TP. Hà Nội, các vị đại biểu đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và biểu quyết thông qua với tỷ lệ thống nhất cao 8 Nghị quyết để kịp thời quyết định các nội dung, cơ chế, chính sách quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của TP.

Đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã TP. Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia. Hà Nội cũng là địa phương có số lượng đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp lớn nhất (61 xã, phường trên tổng số 624 xã, phường của toàn quốc, chiếm tỷ lệ khoảng gần 10% số lượng đơn vị hành chính cấp xã của toàn quốc sẽ giảm do sắp xếp đợt này). Đề nghị UBND TP. Hà Nội tập trung, khẩn trương hoàn thiện Đề án, gửi Bộ Nội vụ thẩm định trình Chính phủ đảm bảo chất lượng, tiến độ, theo quy định. Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong hệ thống chính trị của TP, nhất là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và Nhân dân tại các địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, tạo sự lan tỏa, đồng thuận cao trong việc thực hiện chủ trương của Trung ương, TP.

Đồng thời, chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng phương án sắp xếp đảm bảo khoa học, linh hoạt, đúng quy định, phù hợp thực tiễn của từng địa phương. Phối hợp rà soát, sắp xếp tổ chức Đảng, đoàn thể; sắp xếp tổ chức, bộ máy, đặc biệt quan tâm đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở.

Đối với việc sắp xếp các Trụ sở, tài sản công phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định, hiệu quả và tránh lãng phí. Đồng thời, rà soát, xây dựng lộ trình, kế hoạch, tạo điều kiện tốt nhất trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, giấy tờ của Nhân dân. Tiếp tục, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp.

Đối với Nghị quyết về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công và thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đây là nội dung cần thiết và cấp bách nhằm sửa đổi, bổ sung các nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn, tuân thủ theo các quy định mới của Trung ương. Đề nghị UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan triển khai đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật; tài sản công được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.

Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, đáp ứng yêu cầu trong công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế – xã hội của TP.

Đối với Kế hoạch đầu tư công năm 2024 của TP: Đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Thành phố. Đề nghị UBND TP. Hà Nội tiếp tục tập trung chỉ đạo, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư công; ưu tiên nguồn lực bố trí cho các dự án có tính khả thi cao, dự án trọng điểm, dự án cấp bách, kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc của TP.

Đối với các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo, tư pháp, xây dựng được HĐND Thành phố thông qua tại kỳ họp này là cơ sở pháp lý để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, phục vụ Nhân dân.

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND TP. Hà Nội, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tập trung tổ chức triển khai đảm bảo các Nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.





Nguồn: https://baodautu.vn/ha-noi-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-cong-18-du-an-ve-nong-thon-moi-d215204.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa và chuyển đổi xanh chuẩn bị lên sàn chứng khoán

EMTEK - Doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa và chuyển đổi xanh chuẩn bị lên sàn chứng khoánEMTEK thành lập năm 2009, là một trong những nhà thầu MEP tham gia vào các dự án lớn như: Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi sơn Refinery, Nhà máy nhiệt điện NS2 BOT, Samsung Thái Nguyên, MRT Metro, HAGL Myanmar Center,... Trải qua 15...

Siêu dự án chống ngập tại TP.HCM nguy cơ tăng vốn hơn 4.000 tỷ đồng

Siêu dự án chống ngập tại TP.HCM nguy cơ tăng vốn hơn 4.000 tỷ đồngDự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn I có nguy cơ tăng vốn từ 9.976 tỷ đồng lên 14.398 tỷ đồng do chậm tiến độ. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (nhà đầu...

Sắc xanh áp đảo, VN-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

VN-Index đóng cửa vượt 1.272 điểm. Nhóm cổ phiếu trụ cột có sự phân hóa mạnh và khiến chỉ số chung biến động với biên độ hẹp, dòng tiền có phần tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp - Ảnh: Dũng Minh Tiếp đà tăng của phiên trước, bước sang phiên giao dịch ngày 17/5,...

Tiếp tục đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng

Tiếp tục đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Đồng Đăng - Trà LĩnhTại Dự án PPP cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, UBND tỉnh Cao Bằng đã bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư 38/41,55km đạt trên 90%, UBND tỉnh Lạng Sơn bàn giao được 3/52km. Thi công Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Dự án cao tốc Đồng...

Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như ”mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?

Vì sao phân khu Tài Lộc được ví như ”mỏ vàng” trên đảo Vũ Yên?Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, lại sở hữu nhiều lợi thế hiếm nơi nào có được, phân khu Tài Lộc được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn, hội tụ đầy đủ các yếu tố đầu tư sinh lời, kinh doanh thuận lợi. ...

Bài đọc nhiều

Công ty Nhiệt điện Duyên Hải: Nâng cao độ khả dụng các tổ máy để hoàn thành nhiệm vụ được giao

DNVN – Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 1 Nguyễn Hữu Thịnh với mục tiêu cung cấp điện an toàn, ổn định trong các tháng còn lại của năm 2024, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải cần tăng cường kỷ luật vận hành, chuẩn bị tốt vật tư, thiết bị, nỗ...

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Với mục đích tiếp tục triển khai Biên bản hợp tác đã ký kết giữa Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn AEON Nhật Bản hướng đến mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hệ thống của AEON đạt 1 tỷ USD vào năm 2025 và thực hiện Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội năm 2024; Ủy ban nhân dân...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa và chuyển đổi xanh chuẩn bị lên sàn chứng khoán

EMTEK - Doanh nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa và chuyển đổi xanh chuẩn bị lên sàn chứng khoánEMTEK thành lập năm 2009, là một trong những nhà thầu MEP tham gia vào các dự án lớn như: Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi sơn Refinery, Nhà máy nhiệt điện NS2 BOT, Samsung Thái Nguyên, MRT Metro, HAGL Myanmar Center,... Trải qua 15...

Ngành cao su Việt Nam chuẩn bị để đáp ứng Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR)

Đã có nhiều ý kiến được chia sẻ tại Hội thảo  ...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng

Căn cứ công văn số 5257-CV/BNCTW ngày 5/2/2024 của Ban Nội chính Trung ương; Căn cứ Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng; Căn cứ Chỉ thị số 14/CT- TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng...

Giá vàng SJC, vàng nhẫn tăng sốc?

Chốt phiên giao dịch ngày 17/5/2024, giá vàng SJC trong nước biến động nhẹ. Một số thương hiệu giữ nguyên giá mua bán vàng so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch. Cụ thể, thời điểm 19h ngày 17/5/2024, Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng SJC ở mức 87,5 triệu đồng/lượng mua vào và 90 triệu đồng/lượng bán ra. So với rạng sáng cùng ngày,...

Phải thiết lập đường dây nóng tại chợ, trung tâm thương mại để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trong đó dành riêng Chương III quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Nghị định nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường...

Mới nhất

Sản xuất thuốc trong nước đáp ứng 60% nhu cầu

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ hai, diễn ra ở Hà Nội tối 17-5.Phát biểu tại sự kiện, bộ trưởng Bộ Y tế nhận...

Xác lập kỷ lục Việt Nam 150 món ăn kèm bánh mì

Theo ban tổ chức, ngoài các hoạt động trưng bày, giới thiệu quảng bá về bánh mì còn có các cuộc hội thảo chuyên đề "Bánh mì Việt Nam với du lịch và ẩm thực thế giới". Nội dung các hội thảo tập...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Tổng Giám đốc AFD

Từ năm 1994, AFD đã triển khai hiệu quả các dự án viện trợ phát triển tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực năng...

Phú Quốc – Đảo lớn nhất Việt Nam

Phú Quốc, thiên đường nhiệt đới nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang,...

Mới nhất