Trang chủNewsThời sựHai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những...

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai

Trong hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, các ngành, các lực lượng đều nỗ lực tham gia, làm tất cả những gì có thể, để đóng góp nhiều nhất, cao nhất vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong tiến trình đó, Việt Nam đã đàm phán, ký kết nhiều văn kiện ngoại giao, pháp lý, nổi bật là hai mốc son chói lọi, Hiệp định Geneva (1954) và Hiệp định Paris (1973).

Thời gian, bối cảnh, diễn biến khác nhau, nhưng điểm chung nổi bật của hai sự kiện trọng đại đó là đóng góp to lớn của mặt trận ngoại giao đối với cách mạng Việt Nam và khu vực, thế giới.

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh tư liệu)

70 năm nhìn lại

Trên đà thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông 1952 và Xuân 1953, tháng 11/1953, Tổng quân ủy bắt đầu triển khai Kế hoạch Đông Xuân 1953-1954. Cục diện chiến trường chuyển hóa ngày càng có lợi cho ta. Phối hợp với mặt trận quân sự, ngoại giao tiến hành nhiều hoạt động quan trọng với bạn bè và cả đối thủ. Tháng 11/1953, trả lời phỏng vấn tờ Expressen (Thụy Điển), Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố, sẵn sàng đàm phán với chính phủ Pháp, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Việt Nam. Quan điểm đó thể hiện thiện chí của ta, đồng thời tác động lớn đến tâm lý, tinh thần binh sĩ quân đội và lực lượng ôn hòa trong chính phủ Pháp.

“Ngửi thấy mùi thất bại”, chính phủ Pháp xoay sang tìm “lối thoát trong danh dự”. Các nước lớn cũng nhảy vào cuộc. Ngày 25/1/1954, Hội nghị Tứ cường khai mạc tại Berlin (Đức), quyết định sẽ triệu tập Hội nghị quốc tế ở Geneva để giải quyết chiến tranh Triều Tiên và vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nhưng chỉ đến khi chiến dịch Điện Biên phủ giành thắng lợi “chấn động địa cầu”, Pháp mới chịu ngồi vào bàn đàm phán, Hội nghị Geneva chính thức khai mạc (8/5/1954).

Quân Pháp thua trên chiến trường, nhưng dựa vào đồng minh, vẫn cố giành lợi thế nhất có thể. Trải qua 31 phiên họp, 83 ngày (5/8-21/7), cuộc đấu trí trên bàn đàm phán căng thẳng, gay go, quyết liệt không kém gì chiến trường. Chín năm kháng chiến, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva đã kết thúc chiến tranh ở xứ Đông Dương; Việt Nam giành được sự công nhận, cam kết quốc tế tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, giải phóng một nửa đất nước chấm dứt gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp. Theo nhà báo Australia Wilfred Burchett, Việt Nam đã làm thất bại âm mưu quốc tế hóa chiến tranh của Pháp. Đó không những là thắng lợi của Việt Nam mà còn là biểu tượng, nguồn động lực cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Tuy nhiên, tổng tuyển cử thống nhất đất nước sau hai năm không được thực hiện. Chúng ta buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ 21 năm mới thực hiện trọn vẹn mục tiêu. Có chuyên gia, học giả cho rằng, Hội nghị Geneva chưa được như mong muốn, chưa tương xứng với thắng lợi quân sự, cục diện chiến trường. Nếu kiên quyết hơn, kinh nghiệm hơn, ta có thể làm hơn thế.

Lịch sử không có chuyện “nếu như”… Đặt vào hoàn cảnh lúc đó mới thấu hiểu được kết cục. Điều kiện đất nước vô cùng khó khăn; vị thế, quan hệ quốc tế của Việt Nam còn hạn chế. Cuối năm 1953, tổng số quân Pháp, cả ngụy quân khoảng 465.000 người, cộng thêm 123 máy bay, 212 tàu chiến được Mỹ viện trợ. Tại Điện Biên Phủ, Pháp mất khoảng 16.200 quân (thương vong, bị bắt sống, tan rã). Cộng với tổn thất ở các chiến trường, khu vực khác, quân Pháp vẫn còn số lượng khá lớn.

Ngoài tương quan thực lực, ý đồ chiến lược của hai bên, kết cục đàm phán còn phụ thuộc vào bối cảnh quốc tế và toan tính của các nước lớn tham dự Hội nghị. Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ, giúp đỡ ta, nhưng cũng muốn chấm dứt chiến tranh, tạo môi trường thuận lợi cho chủ trương “chung sống hòa bình”. Một số nước không rốt ráo với việc giám sát thực thi Hiệp định. Thông tin quốc tế ít ỏi, nhưng ta đã thấy lấp ló bộ mặt sẵn sàng can thiệp của Mỹ. Với bối cảnh đó, kéo dài Hội nghị chưa chắc đạt kết quả như mong muốn…

Tuy còn có mặt chưa như mong muốn, nhưng Hiệp định Geneva mang lại cho ta một nửa đất nước, khoảng lặng cần thiết để hồi phục sau chín năm kháng chiến, đấu tranh thực thi Hiệp định và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với biến cố phức tạp, khó lường có thể xảy ra. Thực tiễn sau này đã chứng tỏ nhận định đúng đắn đó.

Vượt qua khó khăn trong lần đầu tiên đàm phán, ký kết một văn kiện pháp lý quốc tế lớn như Hiệp định Geneva, chúng ta thu được những bài học rất quan trọng. Đó là bài học về kết hợp đấu tranh trên cả ba mặt trận: Chính trị, quân sự, ngoại giao; phát huy mối quan hệ biện chứng giữa “Chiêng và tiếng”; về giữ vững độc lập, tự chủ, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi và cảnh giác với sự thỏa hiệp giữa các nước lớn, trong đó có cả bạn bè, đối tác. Những bài học rất quý cho cuộc đàm phán Marathon 15 năm sau ở Paris.

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai
 
Chữ ký của các bên tham gia Hội nghị Paris 1973. (Ảnh tư liệu)

Hiệp định Paris – sự kế thừa và phát triển

Hội nghị Geneva diễn ra trong 83 ngày. Còn quá trình đàm phán Hiệp định Paris kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, trải qua 201 phiên công khai, 45 cuộc họp riêng cấp cao… Hội nghị Geneva bắt đầu một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính thức kết thúc cuộc chiến tranh của thực dân Pháp. Hội nghị Paris được khởi động sau những thắng lợi quân sự, đặc biệt là đòn tiến công choáng váng Tết Mậu Thân 1968, làm rung chuyển toàn bộ chiến trường và Lầu Năm Góc.

Hội nghị Paris là quá trình vừa đánh, vừa đàm, kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi của bạn bè, đối tác, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và ở chính nước Mỹ. Mặt trận nào cũng quan trọng, nhưng quân sự vẫn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt, sau thắng lợi của “Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội và một số thành phố khác, ngày 30/12/1972, Mỹ phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, đề nghị nối lại đàm phán và đến ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris đã được ký kết.

Quá trình đàm phán, ta luôn giữ thế chủ động, nắm chắc tình hình địch, bối cảnh thế giới, liên tiếp đưa ra các bản tuyên bố, với những điều chỉnh linh hoạt, đẩy địch vào thế bị động, được dư luận quốc tế đánh giá cao. Nổi bật là sách lược tạm gác một số yếu tố nội bộ miền Nam (không đòi xóa chính quyền Sài Gòn, gạt Thiệu), gỡ nút thắt, buộc Mỹ chấp nhận rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tạo cục diện mới, đẩy nhanh tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với tổn thất hạn chế nhất có thể.

Mỹ luôn tìm kiếm sự thỏa hiệp với Trung Quốc, Liên Xô… để hạn chế viện trợ cho Việt Nam, và đạt kết quả nhất định. Nhưng ta vẫn kiên định đường lối độc lập, tự chủ, lấy lợi ích quốc gia – dân tộc làm cơ sở; chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ to lớn, quý giá của Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước khác; kiên quyết thực hiện đến cùng mục tiêu chính trị, quân sự đề ra.

Hai mốc son chói lọi trên mặt trận ngoại giao và những bài học lớn cho tương lai
 
Quang cảnh Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, ngày 7/5. (Nguồn: TTXVN)

Những giá trị, bài học cho tương lai

Trong dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 49 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta có điều kiện ôn lại hai mốc son trên mặt trận ngoại giao Việt Nam. Diễn ra sau gần 20 năm, Hiệp định Paris đã kế thừa, phát triển bài học kinh nghiệm của Hiệp định Geneva lên tầm cao mới. Bối cảnh, không gian và diễn biến khác nhau, nhưng điểm chung cơ bản của hai Hiệp định là khẳng định đóng góp to lớn, vai trò quan trọng, không thể thiếu của mặt trận ngoại giao vào thắng lợi chung của đất nước, dân tộc.

Nhiều năm trôi qua, những bài học lớn, mang tính nguyên tắc, quy luật từ Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris vẫn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Nổi bật là sự vận dụng nhuần nhuyễn và xuyên suốt tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, tạo dựng tiền đề, nền tảng cho quá trình hình thành, phát triển trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Baoquocte.vn

Nguồn: https://baoquocte.vn/hai-moc-son-choi-loi-tren-mat-tran-ngoai-giao-va-nhung-bai-hoc-lon-cho-tuong-lai-270660.html

Cùng chủ đề

Đảng cộng sản Cuba chúc mừng Việt Nam nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Cuba nêu bật vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.” Ngày 7/5 (giờ La Habana), Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Cuba Roberto Morales Ojeda chúc mừng Đảng và nhân dân Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Trong thông...

Tọa đàm ‘Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan’

Buổi Tọa đàm diễn ra trong không khí cởi mở và thân tình, góp phần tăng cường sự hiểu biết cũng như tình cảm của những người bạn Ba Lan với Việt Nam.   Đại biểu tham dự Tọa đàm “Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan”. Hòa chung không khí của cả nước nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Geneva (1954-2024),...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới”*

(Chinhphu.vn) - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024). Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024). Kính thưa các đồng chí lãnh đạo,...

Thủ tướng: ‘Viết tiếp bản hùng ca chiến thắng với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt’

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn sẽ được tháo gỡ, những thách thức sẽ bị vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng. Sáng 7.5, lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức trọng thể tại tỉnh Điện Biên. Trong diễn văn kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong giờ phút thiêng liêng của lễ kỷ niệm, chúng ta...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngày 9/5, Ngoại trưởng Colombia Luis Gilberto Murillo chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM), nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực.

Hành trình khám phá ảo diệu và đầy chất thơ trong lòng Đại Nội Huế

Lễ hội Ánh sáng sẽ được triển khai hướng đến việc tôn vinh di sản kiến ​​trúc Đại Nội Huế, đặc biệt là Thái Bình Lâu và khu vực xung quanh, với 12 tác phẩm sắp đặt âm thanh và ánh sáng đặc sắc.

Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Ngày 9/5, Trung Quốc và Hungary quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh của thời đại mới.

Sức mạnh của “răn đe” trong bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông

Trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông, một nhóm mới được hình thành ccó sự tham gia của Philippines sẽ tạo ra thế cân bằng mới.

Festival Huế 2024 nhấn mạnh tinh thần di sản văn hóa với hội nhập và phát triển

Sau 24 năm tổ chức thường niên, Festival Huế năm nay trở lại với diện mạo mới mẻ, đặc sắc nêu bật những điểm khác biệt với các lễ hội khác ở Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Chi Pu thắng lớn tại chung kết show truyền hình Trung Quốc

Tại vòng chung kết Đạp gió 2023, Chi Pu đứng thứ 6 chung cuộc, thành công ghi tên vào nhóm nhạc gồm loạt sao nữ đình đám: Ella, Cung Lâm Na, Giả Tịnh Văn… Người đẹp dự định hoạt động song song ở cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Chi Pu xúc động khi biểu diễn cùng Lưu Nhã Sắt tại vòng chung kết. Dù gặp rào cản ngôn ngữ, họ vẫn thân thiết trong chương trình và luôn dành...

Ký ức về Đại đội trưởng có câu nói “đâu có giặc là ta cứ đi”

Ông Lê Văn Hòa xúc động, tự hào khi ngày 15-4 vừa qua, HĐND tỉnh Điện Biên đã có nghị quyết đặt một con đường mang tên bố ông - Anh hùng, liệt sĩ Lê Văn Dỵ, người có câu nói nổi tiếng “Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”, sau đó được nhạc sĩ Đỗ Nhuận lấy cảm hứng sáng tác ca khúc Hành quân xa. Chiến...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Hoa phượng đỏ – Hải Phòng 2024: Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”, diễn ra từ ngày 10-14/5/2024 tại TP Hải Phòng với nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội Hoa phượng đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, niềm tự hào của người dân Hải Phòng diễn ra thường niên vào tháng 5, gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955). Lễ...

Chiến lược Xanh đặc biệt tại ngân hàng lớn nhất Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh đang là xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới, hướng đi này có thể giải quyết đồng thời vấn đề giữa tăng trưởng và môi trường - xã hội, đảm bảo cho thế hệ tương lai tăng trưởng kinh tế bền vững.  Ngành ngân hàng - vốn là "huyết mạch" của nền kinh tế, đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai...

Lộ cầu thủ được HLV Kim Sang Sik ‘chấm’ cho tuyển Việt Nam

Sau mỗi vòng đấu ở V-League 2023/24, HLV Kim Sang Sik có thêm những đánh giá về các cầu thủ chuẩn bị cho đợt tập trung tuyển Việt Nam sắp tới. Sau khi ra mắt chính thức với bản hợp đồng kéo dài 2 năm, HLV Kim Sang Sik bắt tay vào công việc tuyển quân, chuẩn bị cho hai trận tuyển Việt Nam gặp Philippines và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026 trong tháng 6 tới. Dù tuyển Việt...

Quy định về 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7

Theo Nghị quyết 27, 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7 như phụ cấp kiêm nhiệm; thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; trách nhiệm công việc; lưu động; ưu đãi theo nghề... Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nghị quyết...

Hoa phượng đỏ ‘thắp lửa’ phố phường Hà Nội

TPO - Những ngày này, hoa phượng đang "thắp lửa" trên nhiều tuyến phố, xen kẽ cùng sắc tím bằng lăng tạo thêm sắc màu rực rỡ cho Thủ đô những ngày đầu hè.  Hoa phượng nhuộm đỏ phố phường Hà Nội. Khi tiếng ve bắt đầu râm ran ngân nga báo hiệu hè về cũng là lúc phượng vĩ đến mùa nở hoa rực rỡ. Dọc tuyến đường ven sông Tô Lịch bắt đầu từ phố Giáp Nhất, Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn...

Mới nhất

Hình ảnh loạt nhà dân bị tốc mái sau mưa lớn ở Đồng Nai

Cơn mưa giải nhiệt đầu mùa kèm gió mạnh gây ngập nhiều tuyến đường, một số nhà dân tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) bị tốc mái, hư hỏng nặng. Sáng 8/5, lực lượng chức năng tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai vẫn đang hỗ trợ người dân...

Về làng Vân xem vật cầu bùn

Có lẽ đây được xem là lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, thu hút nhiều du khách thập phương bởi sự độc đáo và khác biệt. Cả người tham gia trận cầu cùng khán giả đều có những trận cười sảng khoái.  Tương truyền rằng, khi xưa có anh em Trương Hống, Trương Hát (đức thánh Tam...

Dự báo lạm phát năm 2024 sẽ cao hơn năm trước

DNVN - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, còn nhiều biến số khó lường gây sức ép lên lạm phát từ nay đến cuối năm. Dự báo lạm phát năm 2024 sẽ cao...

Tái hiện, tôn vinh lịch sử hào hùng của dân tộc ở sân khấu trên sông Sài Gòn

Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2 là những câu chuyện lịch sử cận đại diễn ra ngay trên dòng chảy này qua các chương: "Hạ thủy"-"Cập bến"-"Ra khơi"-"Dậy sóng"-"Vươn xa."Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần 2Độc đáo lễ hội đặc trưng vùng...

Lâm Đồng không xem xét chuyển nhượng Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly

Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng Dự án Nhà máy thủy điện Cam LyUBND tỉnh Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng dự án, điều chỉnh thay đổi nhà đầu tư từ Công ty cổ phần xây dựng số 1 Việt Hưng sang cho Công ty TNHH Thủy điện Cam Ly để thực hiện Dự...

Mới nhất