Trang chủNewsThời sựHậu cần - bài toán 'cân não' trong chiến dịch Điện Biên...

Hậu cần – bài toán ‘cân não’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ


Theo tính toán, để đủ 16.000 tấn gạo phục vụ bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành hậu cần phải huy động 384.000 tấn, vì cứ một kg gạo đến đích thì mất 24 kg ăn dọc đường.

Đầu năm 1954, sau khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã đổ vào đây hơn 11.800 quân, lúc cao điểm lên đến 16.200, chiếm gần 10% lực lượng lục quân miền Bắc, số đạn dược cao hơn 20% số lượng tiêu thụ hàng tháng của lực lượng này.

Điện Biên Phủ trở thành “pháo đài không thể công phá”, “con nhím khổng lồ” giữa núi rừng Tây Bắc. Tướng Henri Navarre, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương, tin tưởng Việt Minh không thể tập trung quá hai sư đoàn và pháo binh hạng nặng lên trận địa. Việc tiếp tế lương thực, đạn dược và nhu yếu phẩm cho đội quân chiến đấu trong thời gian dài, trên những con đường luôn bị không quân Pháp dội bom là “không thể”.

Sau khi tổng kết các trận chiến ở Tây Bắc, Nà Sản vào cuối năm 1953, Phòng nhì (bộ phận tình báo của quân đội Pháp) đã tính toán về khả năng mang vác của dân công Việt Nam và kết luận: “Quân đoàn tác chiến Việt Minh không thể hoạt động dài ngày tại một vùng thiếu lương thực, ở cách xa khu căn cứ quá 18 km”.

Tự tin “nghiền nát” Việt Minh nếu có ý định đánh Điện Biên Phủ, đêm Giáng sinh năm 1953, Chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm De Castries phát biểu: “Chúng tôi chỉ còn sợ Việt Minh thấy miếng mồi Điện Biên Phủ quá to. Nếu họ quá sợ mà không dám tấn công thì thật là tai họa đối với tinh thần binh sĩ!”. Ông ta cho máy bay rải truyền đơn, thách thức đại tướng Võ Nguyên Giáp và bộ đội.

Binh lính và xe tăng Pháp đang chờ đợi Việt Minh tấn công. Ảnh tư liệu.

Chấp nhận giao chiến với quân Pháp, Quân đội nhân dân Việt Nam (Pháp gọi là quân Việt Minh) đã nhìn thấy những thách thức khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Riêng tuyến chiến đấu lúc cao nhất cần hơn 87.000 người, gồm 54.000 bộ đội và 33.000 dân công. Lượng gạo cần cho tuyến này là 16.000 tấn.

Thiếu tướng Nguyễn An, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, từng kể nguồn tiếp tế từ phía nam là Thanh Hóa lên, đường dài hơn 900 km, thì cứ một kg gạo đến đích phải có 24 kg gạo ăn dọc đường. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu phải vận chuyển toàn bằng dân công gánh bộ thì muốn có 16.000 tấn gạo đến đích phải nhân lên gấp 24 lần, tức cần huy động trong dân 384.000 tấn gạo.

“Muốn có 384.000 tấn gạo phải thu cho được và tổ chức xay giã 640.000 tấn thóc. Giả định nếu có thu được cũng không vận chuyển kịp vì đường quá xa, khối lượng quá lớn”, tướng Nguyễn An kể trong sách Chiến sĩ Điện Biên kể chuyện.

Chiến dịch cần tới 1.200 tấn vũ khí, riêng số đạn đại bác trên 20.000 viên, tổng trọng lượng 500 tấn. Ngoài ra, còn cần vận chuyển thuốc nổ, thuốc men, quân tư trang…, tất cả không được tập kết ở một nơi mà nằm rải rác khắp mọi miền. Làm cách nào huy động, vận chuyển được số lượng lớn gạo, đạn dược ra mặt trận trong khi ôtô chỉ có vài trăm chiếc?

Huy động gạo tại chỗ, dùng tre đan cối xay gạo

Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến”, Bộ Chính trị và Chính phủ động viên nhân dân Sơn La, Lai Châu, hai tỉnh vừa được giải phóng, góp gạo cho bộ đội, giảm thiểu việc vận chuyển từ xa. Nếu phải xin viện trợ gạo của Trung Quốc thì chọn nguồn gần nhất, thiếu mới lấy từ hậu phương xa hơn.

Kết quả nhân dân Sơn La, Lai Châu góp được hơn 7.360 tấn gạo, bằng 27% tổng số huy động. Gạo viện trợ của Trung Quốc từ Vân Nam xuống được 1.700 tấn và ngành hậu cần mua được 300 tấn gạo ở vùng Nậm Hu (Thượng Lào). Còn lại 15.640 tấn gạo phải chuyển từ hậu phương lên, trong đó 6.640 tấn cung cấp cho mặt trận. Số gạo ăn dọc đường chỉ còn 9.000 tấn, tức chỉ bằng 2,4% so với tính toán ban đầu.

Đại tá Trần Thịnh Tần, từng là Trung đội trưởng của Tổng cục Cung cấp tiền phương, kể đồng bào Tây Bắc góp hơn 10.000 tấn thóc nương cho bộ đội. Nguồn lương thực này rất đáng quý vì được huy động tại chỗ, nhưng làm thế nào để xay xát thành gạo lại là câu hỏi khó.

Sau nhiều ngày nghiên cứu, Tổng cục Cung cấp tiền phương quyết định thành lập “đội quân phó cối” chuyên xay thóc ngay tại chiến trường. Các “phó cối” tuyển mộ từ đơn vị bộ đội, dân công và điều từ hậu phương lên. Họ vào rừng chặt tre bện dây làm áo cối, chẻ nan tre đóng nêm, dùng tre làm cần. Lúc đầu tỷ lệ gạo xay bằng cối tre thấp, nhưng sau đã tăng lên.

Để vận chuyển gạo, vũ khí cho chiến trường, Chính phủ huy động dân công là những nông dân vùng tự do khu 4 (Thanh – Nghệ – Tĩnh) và cả vùng bị tạm chiếm, tổng số 261.135 lượt người, góp gần 11 triệu ngày công. Riêng từ Sơn La trở vào Điện Biên đã có 33.000 người, bằng 4,72 triệu ngày công. Họ tham gia làm đường, dùng quang gánh, gùi, xe cút kít, thuyền nan, xe đạp và cả trâu, ngựa… để vận chuyển hàng hóa phục vụ chiến dịch.

>>Điện Biên Phủ – tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 70 năm trước

Đoàn dân công xe thồ chở gạo phục vụ tiền tuyến. Ảnh: TTXVN

Dân công đã cải tiến xe đạp thông thường thành xe đạp thồ, có thể leo đèo dốc, chở hàng trăm kg hàng hóa. Tổng cộng ngành hậu cần huy động gần 21.000 xe đạp thồ, trong đó 2.500 xe trên tuyến quân đội, mỗi xe trung bình thồ được 180 kg, cá biệt xe của ông Cao Văn Ty ở Thanh Hóa thồ 320 kg, xe của ông Ma Văn Thắng ở Phú Thọ thồ 352 kg.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sách Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử kể về không khí ra trận của dân công: “Vận tải xe thồ đã trở thành binh chủng vận tải quan trọng thứ hai, đứng sau xe cơ giới. Những đoàn ngựa thồ của đồng bào Mông từ rẻo cao xuống, những chị dân công người Tày, người Nùng gánh, người Thái, người Dao gùi, chấm phá thêm màu sắc cho bức tranh liên hoàn dài vô tận. Lại có cả những đàn bò nghênh ngang, những chú lợn chạy lon ton, dưới sự dẫn dắt kiên nhẫn của những chiến sĩ cung cấp, cũng đi ra mặt trận”.

Tướng Navarre sau này cũng đã phải công nhận: “Trong vùng quân ta (tức quân Pháp) kiểm soát thì Việt Minh vẫn có một uy quyền bí mật. Họ thu thuế, tuyển mộ người. Ở đây họ chở rất nhiều gạo, muối, vải, thuốc và cả những chiếc xe đạp có tác dụng rất lớn trong việc tiếp tế…”.

Ngoài phương tiện vận tải thô sơ, mặt trận Điện Biên Phủ được trang bị xe vận tải Liên Xô, lúc cao nhất là 628 chiếc, riêng tuyến hậu cần quân đội 352 xe. Việt Minh cũng sử dụng hai tuyến đường thủy vận chuyển hàng là sông Hồng từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc sang và sông Mã từ Thanh Hóa lên Vạn Mai, tỉnh Hòa Bình rồi tiếp tục theo đường bộ tới Điện Biên Phủ. Cả hai tuyến này đã huy động tới 11.800 thuyền gỗ, thuyền nan đủ loại.

Vận chuyển từ đạn đại bác tới thuốc lào cho bộ đội

Để đánh Điện Biên Phủ, đại bác và đạn đóng vai trò quan trọng. Việt Minh có đạn 105 mm, nhưng khan hiếm trong khi số lượng cần dùng trong chiến dịch tới hơn 20.000 viên, tổng trọng lượng 500 tấn. Việc vận chuyển số đạn này tới các trận địa pháo trong điều kiện đường đèo dốc, dưới sự kiểm soát của không quân Pháp là bài toán “cân não”. Bởi 11.715 viên phải lấy từ các kho quân khí ở hậu phương, cách xa mặt trận từ 500 đến 700 km. Số đạn này dành dụm qua 4 năm, suốt từ chiến dịch Biên giới năm 1950.

Vì khan hiếm, việc bảo vệ đạn đại bác được tính toán chi tiết, cẩn thận. Bộ đội đã tập kết đạn trong hang đá ở Bản Lầu, tỉnh Sơn La. Ở hỏa tuyến, các kho đạn đều được đào sâu vào sườn núi, kê gỗ, lót ván bố trí dọc đường… Nhờ ngụy trang kín đáo nên dù quân Pháp liên tục dùng máy bay trinh sát những nơi nghi bố trí kho tàng nhưng không phát hiện ra.

Kho đạn pháo đều được đào sâu trong vách núi, ngụy trang cẩn thận để tránh máy bay trinh thám của Pháp phát hiện. Ảnh: TTXVN

Ở mặt trận, bộ đội giành lấy dù đạn 105 mm do máy bay Pháp thả nhầm xuống trận địa, lấy được hơn 5.000 viên. Quân đội Trung Quốc cũng đóng góp cho chiến dịch 3.600 viên, chiếm 18% tổng lượng đạn tiêu thụ.

Bên cạnh đạn dược, thuốc nổ, thuốc men, các thiết bị thông tin liên lạc, từ vô tuyến điện đến điện thoại hữu tuyến, dây điện… đều được ngành hậu cần chuẩn bị chu đáo. Hệ thống thông tin thông suốt, giúp Bộ Chỉ huy chiến dịch thuận tiện ra các mệnh lệnh cần thiết.

Theo hồi ức của thiếu tướng Nguyễn Minh Long, nguyên Phó cục trưởng Cục Tác chiến, Trợ lý tham mưu trong Ban Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, để khắc phục tình trạng thiếu dây điện, bộ đội đã tháo toàn bộ dây thông tin của Bộ Chỉ huy với các cơ quan và hậu phương để thay bằng dây trần, vay dây của bưu điện Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình. Cục phát động du kích vùng địch hậu tháo gỡ dây của quân Pháp, đưa bộ đội về cứ điểm Nà Sản đào dây địch bỏ lại đem lên Điện Biên Phủ sử dụng.

Ngành hậu cần đã chuẩn bị cho bộ đội từng thứ nhỏ nhất. Trong cuốn Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ, thượng tướng Hoàng Cầm, khi đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, kể đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo ngành cung cấp chuẩn bị đủ cả thuốc lào, món mà đa số bộ đội hay hút.

Tướng Cầm giải thích thuốc lào không phải vấn đề cơ bản trong chiến đấu nhưng lại là nhu cầu thực tế không thể thiếu. Bộ đội lúc ấy đa số là nông dân, nhiều người nghiện thuốc rất nặng, mà nghiện thì “đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. Không có thuốc hút, người bần thần.

“Hiểu nhu cầu ấy, Chính phủ và Bác Hồ đã chỉ thị cho hậu phương chú ý lo cho bộ đội khoản thuốc lào gửi lên mặt trận, cùng với súng đạn, gạo muối và thuốc men. Nhưng do chiến đấu kéo dài, thiếu thuốc hút vẫn là vấn đề thời sự được nhắc đến hàng ngày”, tướng Hoàng Cầm kể lại.

Trong điều kiện kháng chiến thiếu thốn, Quân y đã dự trữ thuốc men để cứu chữa thương binh, cứu cả thương binh Pháp bị bắt làm tù binh. Trước ngày toàn thắng, ngành quân y làm lò nung vôi tại chỗ để chuẩn bị vôi bột vệ sinh chiến trường, khử trùng hầm hào quân Pháp trú đóng. Chỉ vài ngày sau kết thúc chiến dịch, chiến trường đã hết mùi xú uế.

Tù binh quân viễn chinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ được đưa về hậu phương. Ảnh tư liệu

Tướng Pháp Yves Gras trong cuốn Lịch sử chiến tranh Đông Dương đã viết: “Ông Giáp quan niệm cả một dân tộc sẽ tìm ra giải pháp cho vấn đề hậu cần và giải pháp này đã làm thất bại mọi toan tính của Bộ tham mưu Pháp…”.

Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương cũng đã phải công nhận: “Bộ chỉ huy Việt Minh đã phác họa thật hay về công việc tiếp vận của họ. Chúng ta phải thừa nhận sự cố gắng lớn lao của nhân dân họ chi viện cho quân đội họ và khâm phục khả năng của Bộ chỉ huy, Chính phủ đối phương đã biết cách để đạt hiệu quả”.

Còn nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Pháp, tiến sĩ Ivan Cadeau, trong sách Điện Biên Phủ 13/3-7/5/1954, đã tổng kết tất cả tài liệu lưu trữ trong Bộ Quốc phòng Pháp và rút ra kết luận: “Chưa bao giờ không quân Pháp thành công trong việc cản trở hậu cần của Việt Minh, dù chỉ trong vài giờ”.

Sức mạnh của đội quân hậu cần đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Tiên Long

Bài tiếp: ‘Chị gánh, anh thồ’ chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ



Source link

Cùng chủ đề

Thuốc lào với chiến sĩ Điện Biên

Báo QĐND - Trong những câu chuyện về quá trình chuẩn bị hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, có những điều đặc biệt mà sau này vẫn được những người chiến sĩ kể lại như một ký ức thú vị trong thời gian chiến đấu của mình đó là: Chuyện thuốc lào ở Điện Biên Phủ. qdnd.vn Nguồn

Nữ văn công với điệu múa ‘xòe bật lửa’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp là diễn viên Đội văn công Đại đoàn 308, làm nhiệm vụ biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bà hồi hồi nhớ lại ký ức một thời vàng son. vov.vn

Hợp luyện lực lượng diễu binh, diễu hành tại Điện Biên

VOV.VN - 19 khối thuộc lực lượng Quân đội tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên tại sân vận động tỉnh Điện Biên, sáng nay 26/4.   vov.vn Nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/hop-luyen-luc-luong-dieu-binh-dieu-hanh-tai-dien-bien-post1091640.vov

Ghé thăm di tích Him Lam, nơi anh Phan Đình Giót đã hy sinh

Đồi Him Lam, hơn 70 năm về trước, cụ thể là ngày 13/03/1954 Quân đội nhân dân Việt Nam đã nổ phát súng đầu tiên để mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây cũng là nơi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của người anh hùng Phan Đình Giót.   Nguồn

VTV ‘mở’ chiến dịch Điện Biên Phủ trên… sóng

Một chương trình trọng điểm khác được VTV giới thiệu dịp này là phim tài liệu Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp phát lúc 20h10 ngày 7-5 trên kênh VTV1. Nhà báo Trần Thu Hà - phó trưởng Ban truyền hình đối ngoại (VTV4) - tiết lộ phim tài liệu này sẽ mang đến những câu chuyện lần đầu được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mức chứng minh tài chính khi du học ở gần 20 nước

Nhiều quốc gia yêu cầu du học sinh có hơn 10.000 USD trong tài khoản khi xin thị thực, cũng có nước chỉ 1.000-3.000 USD. Khi làm thủ tục xin cấp thị thực du học (visa), sinh viên quốc tế thường phải chứng minh tài chính. Đây là một số tiền trong tài khoản cho thấy họ có thể đảm bảo cuộc sống ở nước ngoài.Mức chứng minh tài chính với du học sinh Mỹ khác nhau, bởi căn...

Cuộc khủng hoảng khiến Canada kìm hãm làn sóng du học sinh

Lượng du học sinh tăng đột biến những năm gần phơi bày lỗ hổng quản lý giáo dục và khiến chi phí nhà ở tại các thành phố lớn của Canada tăng cao. Canada là một trong những nước có tốc độ tăng dân số nhanh nhất thế giới do lượng sinh viên quốc tế gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt đột biến hậu đại dịch Covid-19.Nhưng điều này gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng....

Antony không cứu nổi Man Utd

Tiền vệ Antony Santos ghi bàn đầu tiên ở Ngoại hạng Anh mùa này, nhưng chủ nhà Man Utd vẫn bị đội áp chót Burnley cầm hòa 1-1, vòng 35. Phải đến trận thứ 27 ở Ngoại hạng Anh mùa này, Antony mới ghi bàn đầu tiên. Tiền vệ giá 100 triệu USD cắt đường chuyền của Sander Berge, dốc xuống bên trái cấm địa rồi sút chìm chéo góc vào lưới dù mất trụ. Tiền vệ Brazil đưa...

Bách Hóa Xanh báo doanh thu trăm tỷ mỗi ngày

Doanh thu chuỗi cửa hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng của MWG tăng 44% trong quý đầu năm, là mức cao thứ ba trong lịch sử hoạt động. Báo cáo tình hình kinh doanh mới công bố của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cho biết, doanh thu lũy kế của Bách Hóa Xanh đạt hơn 9.100 tỷ đồng, tăng 44% so với quý I/2023. Động lực tăng trưởng đến từ cả hai...

Tour Hàn, Trung, Nhật nhộn nhịp khởi hành ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4

Các tour đi Đông Bắc Á đã kín từ giữa tháng 4 và nhộn nhịp khởi hành trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4, với số lượng hàng nghìn khách tại các công ty lữ hành chuyên outbound. Chờ làm thủ tục sang Đài Loan tại sân bay Nội Bài trưa 27/4, chị Bích Loan, 32 tuổi đến từ Hải Phòng, nói vừa háo hức vừa hồi hộp vì lần đầu xuất ngoại. Ban đầu, chị Loan dự định...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cháy lớn trên núi Dài và núi Cô Tô (An Giang)

Đến 23 giờ tối 26-4, lửa vẫn đang cháy lớn tại khu vực núi Cô Tô thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang). Ông Nguyễn Văn Bé Tám, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (An Giang) cho biết, do địa hình núi phức tạp, lửa lớn, đá nổ và không loại trừ bom đạn còn sót lại bị kích nổ nên chính quyền địa phương quyết định cho các lực lượng tạm dừng chữa cháy,...

Bình Định lập lộ trình giải quyết vướng mắc về dự án điện gió của Tập đoàn PNE

Để hỗ trợ, đồng hành cùng Tập đoàn PNE trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án điện gió ngoài khơi, Bình Định đã ban hành kế hoạch triển khai hỗ trợ đầu tư với 27 nội dung. Liên quan đến dự án điện gió ngoài khơi trên địa bàn tỉnh Bình Định do Tập đoàn PNE đăng ký đầu tư, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch triển khai việc hỗ trợ đầu tư...

Cùng chuyên mục

Đêm khai hội du lịch biển Sầm Sơn rực rỡ sắc màu

Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ...

Bức ảnh cựu chiến binh trên Đồi A1 ở Điện Biên đoạt Huy chương Vàng khu vực

Tại liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực miền núi phía Bắc vừa diễn ra tại Điện Biên, tác phẩm "Các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa gặp nhau trên Đồi A1" của tác giả Vân Anh (Hòa Bình) được trao Huy chương Vàng. ...

Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ

 Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cùng các đại biểu dâng hương tưởng...

Chuyển mục đích sử dụng đất làm dự án cụm công nghiệp Tân Phú ở Long An

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm về nội dung và số liệu báo cáo, tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng sử dụng đất đảm bảo thống nhất hồ sơ và thực địa, đảm bảo chỉ tiêu đất trồng lúa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ.UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chuyển mục...

Mới nhất

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.4: Chênh lệch mua

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới tăng bất chấp chỉ số USD mạnh lên. Ghi nhận lúc 17h ngày 27.4, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 105,955 điểm (tăng 0,48%).Cuộc khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy,...

Rùa xanh nặng gần 100kg từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Rùa xanh nặng gần 100kg, đeo thẻ inox của Malaysia, đã đến Côn Đảo đẻ 108 trứng. Khoảng 23h ngày 22/4, các cán bộ kiểm lâm của Vườn Quốc gia Côn Đảo trong lúc tuần tra đã phát hiện một cá thể rùa xanh bò lên bãi Cát Lớn, thuộc hòn Bảy Cạnh, đào ổ đẻ trứng....

Mùa thu hoạch hàu dưới chân cầu Đề Gi

26/04/2024 | 11:47 TPO - Nhiều hộ dân xã Cát Khánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) từ sáng sớm đến chiều tối tất bật thu hoạch...

Mới nhất