Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHiệp ước đại dịch để ngăn những dịch lớn tương tự COVID-19...

Hiệp ước đại dịch để ngăn những dịch lớn tương tự COVID-19 có nguy cơ lỡ hẹn


Người nhà đau xót khi hỏa táng bệnh nhân COVID-19 tại làng Giddenhalli ở ngoại ô TP Bengaluru, Ấn Độ vào ngày 13-5-2021 - Ảnh: Reuters

Người nhà đau xót khi hỏa táng bệnh nhân COVID-19 tại làng Giddenhalli ở ngoại ô TP Bengaluru, Ấn Độ vào ngày 13-5-2021 – Ảnh: Reuters

Vào ngày 27-5, kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 77 sẽ khai mạc tại Geneva (Thụy Sĩ). Giới quan sát đang tập trung vào việc liệu WHA có thông qua “Hiệp ước đại dịch” hay không.

Các cuộc đàm phán thời gian qua cùng những diễn biến khác cho thấy để đạt được bước đột phá này là chặng đường không hề dễ dàng.

Hiệp ước đại dịch là gì?

Giai đoạn căng thẳng nhất của COVID-19 đã qua đi, nhưng hậu quả và về con người và kinh tế là điều khó quên. Đại dịch này cho thấy “không ai an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn”, đồng thời cũng phơi bày điểm yếu trong hệ thống quốc tế nhằm điều phối phản ứng của thế giới.

Các chuyên gia vì vậy nhất trí rằng còn nhiều việc cần làm để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tránh lặp lại những sai lầm đã mắc phải trong thời kỳ COVID-19.

Theo Quỹ Liên Hiệp Quốc (United Nations Foundation), để củng cố sự phối hợp ở các cấp cao nhất, vào tháng 12-2021, tất cả 194 quốc gia thành viên của WHO đã quyết tâm xây dựng một thỏa thuận quốc tế, được gọi là “Pandemic Accord” (Hiệp định đại dịch) hoặc “Pandemic Treaty” (Hiệp ước đại dịch).

Các nước đang đàm phán hiệp ước này dựa trên nguyên tắc đoàn kết, công bằng, khoa học và bằng chứng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ chủ quyền quốc gia với mọi quyết định về y tế.

Nhìn chung, mục đích thông qua Hiệp ước đại dịch là hướng dẫn cách 194 nước thành viên WHO có thể ngăn chặn các đại dịch trong tương lai cũng như chia sẻ tốt hơn các nguồn lực khan hiếm.

Mặc dù vẫn trong quá trình đàm phán, nội dung hiệp ước cuối cùng được kỳ vọng sẽ cải thiện tính minh bạch và cảnh báo sớm các đợt bùng phát có khả năng nguy hiểm; đảm bảo nhân viên y tế có các công cụ và sự bảo vệ cần thiết;

Tạo điều kiện phát triển và triển khai nhanh hơn các loại vắc xin và thuốc mới trên toàn thế giới; cải thiện năng lực phòng thí nghiệm và giám sát trên toàn thế giới; cho phép phản ứng nhanh hơn, tốt hơn và hợp tác hơn trước cuộc khủng hoảng sức khỏe tiếp theo; tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Tuy nhiên, vòng đàm phán thứ 9 và cũng là cuối cùng với sự tham gia của các nhà đàm phán từ 194 nước thành viên WHO, các nhóm vận động và các bên liên quan khác, đã kết thúc vào hôm 10-5 vừa qua mà không đạt được thỏa thuận nào.

Với việc trễ hạn chót, WHO sau đó cho biết chính phủ các nước đã đồng ý gia hạn các cuộc đàm phán về hiệp ước này thêm hai tuần nữa.

Chia rẽ sâu sắc

Theo Hãng tin AP, sự chia rẽ sâu sắc thậm chí có thể phá hỏng hiệp ước trên. Hôm 16-5, báo The Guardian đưa tin các nhân vật theo “chủ nghĩa dân túy” như ông Nigel Farage (cựu lãnh đạo Đảng Brexit) và một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ ở Anh đang vận động Chính phủ Anh ngăn chặn hiệp ước này.

Họ cho rằng hiệp ước sẽ trao cho WHO quyền thực thi lệnh phong tỏa đối với các nước, áp đặt chính sách đeo khẩu trang và kiểm soát kho vắc xin. Luồng ý kiến phản đối ở Anh còn lo ngại nước này sẽ phải trao đi 20% số vắc xin của mình nếu chấp nhận nội dung hiện nay trong hiệp ước.

Theo AP, dự thảo hiệp ước nêu rằng WHO sẽ nhận 20% sản lượng các sản phẩm liên quan đến đại dịch như vắc xin, thuốc điều trị…, đồng thời kêu gọi các nước tiết lộ những thỏa thuận của họ với các công ty tư nhân.

Đây chỉ là một phần trong hàng loạt thách thức. Tại Mỹ, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa gần đây viết thư gửi cho chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong đó chỉ trích bản dự thảo hiệp ước vì tập trung vào các vấn đề như “cắt nhỏ quyền sở hữu trí tuệ” và “tăng sức mạnh cho WHO”, đồng thời kêu gọi ông Biden không tham gia hiệp ước.

Bà Sara Davies, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Griffith ở Úc, cho rằng thỏa thuận trên thiếu sót về vấn đề chính trị cũng như tính ràng buộc. Bà nói: “Hiệp ước đại dịch này theo đuổi một mục tiêu cao cả, nhưng lại không xem xét đến các thực tế chính trị…

Hiện không có cơ chế nào trong WHO có thể gây khó khăn thực sự cho những quốc gia không hành động theo hiệp ước”.

Sau khi được thông qua các nước sẽ làm gì?

Các thỏa thuận quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc buộc các quốc gia chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài biên giới. Chẳng hạn nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone từng thành công trong việc giúp loại bỏ khoảng 99% các chất làm suy giảm tầng ozone.

Những ý kiến ủng hộ cho rằng nếu được các nước thông qua, Hiệp ước đại dịch có khả năng giúp ngăn chặn các đại dịch trước khi bùng phát cũng như tạo điều kiện cho phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp cứu sống nhiều người và tránh các tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam và Hiệp ước WHO

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bất chấp còn nhiều tranh luận, “Hiệp ước WHO” là một thỏa thuận đầy ý nghĩa đối với nhiều nước, đặc biệt những quốc gia dễ tổn thương trước các đại dịch như COVID-19. Đây được xem là thỏa thuận nhằm phòng ngừa sự xuất hiện của đại dịch, chuẩn bị đối phó tốt hơn khi đại dịch xuất hiện và ứng phó có hiệu quả hơn đối với đại dịch.

Mục đích này có thể đạt được thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường minh bạch và tính giải trình trong việc giám sát dịch tễ và chú trọng vào sự công bằng, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng (khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM) – người có đóng góp, hiến kế công tác phòng chống dịch COVID-19 cho TP.HCM từ thời điểm dịch COVID-19.

Ông cho rằng với đa số quốc gia, bao gồm Việt Nam, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với đại dịch là điều rất cần thiết.

“Khi các quốc gia cùng tăng cường giám sát và hợp tác trao đổi thông tin, chúng ta sẽ chủ động hơn trong kiểm soát dịch. Việc chia sẻ nguồn lực toàn cầu để phòng chống dịch tốt hơn cũng là điều tốt cho các nước, nếu mỗi quốc gia chưa thể hoàn toàn tự lực về năng lực chống dịch”, ông Dũng nói với Tuổi Trẻ.

Chuyên gia này nói thêm rằng ngay cả khi không có đại dịch, sự tham gia của Việt Nam vào thỏa thuận WHO sẽ là cơ sở để ngành y tế Việt Nam nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch bệnh, đồng thời mang tới thông tin chiến lược để đẩy mạnh y tế công cộng.

Về việc một số nước như Anh hay Mỹ vẫn chưa đồng ý với thỏa thuận WHO, ông Dũng cho rằng nguyên nhân xuất phát một phần từ việc các nước trên không hài lòng với việc điều hành của WHO trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, họ cũng không muốn cam kết cứng với một số điều khoản cứng trong thỏa thuận, ví dụ trách nhiệm đóng góp 20% vắc xin, kit xét nghiệm và thuốc cho công tác ứng phó khi có đại dịch xảy ra.



Nguồn: https://tuoitre.vn/hiep-uoc-dai-dich-de-ngan-nhung-dich-lon-tuong-tu-covid-19-co-nguy-co-lo-hen-20240518100934512.htm

Cùng chủ đề

CHỦ NHIỆM ỦY BAN XÃ HỘI NGUYỄN THÚY ANH TIẾP GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI KHU VỰC TÂY THÁI BÌNH DƯƠNG.

Chiều 13/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh tiếp Tiến sỹ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh và Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương Saia Ma’u Piukala  Tại buổi tiếp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chúc mừng Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala mới...

Việt Nam mong muốn WHO giúp nâng cao năng lực y tế dự phòng, sản xuất vaccine, mua sắm thuốc

(Chinhphu.vn) - Đây là những vấn đề được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu lên tại buổi tiếp Tiến sĩ Saia Ma'u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, sáng 13/5. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị WHO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách, hoàn thiện cơ chế, quy định, thủ tục về mua sắm, đấu thầu dược phẩm - Ảnh: VGP/MK Phó Thủ tướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mở rộng phạm vi khai quật các tượng Phật bằng đồng cổ ở gần sông Mekong

Việc tìm thêm được một bức tượng đồng cổ lớn nhất từng được tìm thấy, kể từ lần phát hiện tượng Phật đầu tiên tại khu vực vào giữa tháng 3-2024, làm công tác khảo cổ càng thêm hào hứng. Giới chức Lào cho biết bức tượng đồng cổ cao tới 2,2m nói trên được tìm thấy tại khu vực khai quật...

Kéo dài thời gian đăng ký xét tuyển đánh giá năng lực vì số nguyện vọng quá ít

Đại học Quốc gia TP.HCM đã kéo dài thời gian đăng ký xét tuyển của phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 đến hết ngày 15-6 (thay vì kết thúc vào ngày 16-5 như kế hoạch).Nhiều trường mới nhận 50% số nguyện vọng đăng ký xét tuyển đánh giá năng lực Trao đổi với Tuổi...

Á hậu Thảo Nhi Lê đọ sắc cùng Emma Stone, Demi Moore tại Cannes

Nguồn: https://tuoitre.vn/a-hau-thao-nhi-le-do-sac-cung-emma-stone-demi-moore-tai-cannes-20240518104246619.htm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 18-5, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Bác. Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh: N.Y. Sáng 18-5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt...

Bài đọc nhiều

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Chiều 17/5, trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bác sĩ...

Đỗ Đạt gây bão mạng xã hội vì con gái quấy khóc đêm

Nhưng gần đây anh chàng đã khiến ai nấy đều "mắt chữ o mồm chữ ô" khi chia sẻ kinh nghiệm chăm con, bé Đậu đã thay đổi bất ngờ, từ một em bé luôn bắt bố mẹ...

Cùng chuyên mục

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh suy tuyến thượng thận ...

Sinh viên bào chế phim ngậm giúp ngủ ngon

Sản phẩm gọn nhẹ, tiện lợiNguyên liệu đã xác định, các bạn dùng công nghệ trích ly để tạo ra sản phẩm có hàm lượng đạt chuẩn. Các hoạt chất sinh học, các chất oxy hóa có trong tim sen cùng các loại thảo mộc được tận dụng tối đa. Nhưng người dùng đã quá quen với trà tim sen, liệu có...

Mới nhất

BIC chi trả gần 4 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng

Bà N.T.B.L là khách hàng vay vốn thường xuyên tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ nhiều năm nay. Tháng 10.2023, bà N.T.B.L có vay vốn tại chi nhánh BIDV Phú Thọ với tổng số tiền 7 tỉ đồng, đồng thời tham gia sản phẩm bảo hiểm BIC Bình An của BIC với số tiền bảo hiểm là 4...

Đà Nẵng chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án không đúng để rao bán

Sử dụng tên dự án không đúng để rao bán Ngày 18/5, ông Trần Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng đã có yêu cầu chấn chỉnh việc sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn. Theo đó, thời gian qua,...

Mới nhất