Trang chủNewsThời sựHòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người...

Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược


Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược- Ảnh 1.
Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 13/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua và trao đổi, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; đánh giá việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cuối tháng 2/2023; xem xét giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Cùng tham dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và tỉnh Hòa Bình.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược- Ảnh 2.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long báo cáo tại cuộc làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vị trí chiến lược kết nối giữa 3 vùng và Thủ đô Hà Nội

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc đánh giá, tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ của vùng Tây Bắc, có lợi thế là cầu nối giữa vùng Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Thủ đô Hà Nội (kết nối qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6, 12B, 21, 15A, 70B… và các tuyến cao tốc Hòa Bình-Hà Nội, Hòa Bình-Sơn La đang được triển khai).

Hòa Bình tiềm năng lớn về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp (điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đa dạng; đất đai màu mỡ, diện tích lớn phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp); là địa điểm du lịch giàu tiềm năng (với các địa điểm Kim Bôi, Thung Nai, Thác Bờ, Mai Châu, hồ thủy điện Hòa Bình…); còn nhiều dư địa phát triển công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo.

Hòa Bình là vùng đất cổ, có nền văn hóa phát triển, cái nôi của văn hóa Mường (với 07 dân tộc, trong đó người Mường chiếm khoảng 63% dân số cả tỉnh); nhiều di tích văn hóa, lịch sử; nền ẩm thực đa dạng, phong phú (có tới 786 di sản văn hóa phi vật thể; hơn 18.000 hiện vật có giá trị…).

Con người Hòa Bình có bản sắc riêng, văn minh, thân thiện, mến khách, chú trọng xây dựng con người hướng tới các giá trị chân-thiện-mỹ; văn hóa ẩm thực độc đáo, nhiều sản vật nổi tiếng…

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược- Ảnh 3.
Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược- Ảnh 4.
Lãnh đạo các bộ, ngành phản hồi các đề xuất, kiến nghị của Hòa Bình – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các báo cáo, ý kiến cũng nêu rõ những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội mà Hòa Bình đạt được thời gian qua. Năm 2023, tỉnh đạt và vượt kế hoạch 15/19 chỉ tiêu; đẩy mạnh chuỗi liên kết, chuyển dịch cơ cấu cây trồng; tăng cường cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; xuất khẩu đạt gần 1,7 tỷ USD; khách du lịch đạt 3,2 triệu lượt khách.

An sinh và phúc lợi xã hội được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm 3,09% (từ 12,29% xuống 9,2%); số xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 62% tổng số xã.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo (tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 60%), y tế (tỉ lệ tham gia BHYT đạt 92%), khoa học công nghệ, việc làm đạt kết quả tốt (tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,6%; năng suất lao động đạt 120,59 triệu đồng/lao động).

Công tác quy hoạch được chú trọng, hoàn thành Quy hoạch tỉnh; đẩy mạnh các dự án hạ tầng. Cải cách hành chính được tích cực triển khai (hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần đạt 97%). An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm. Thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo.

Quý I/2024, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục xu hướng tích cực. Các động lực đều đạt mức tăng trưởng cao, nông nghiệp tăng 4,56%, công nghiệp tăng 6,88%, dịch vụ tăng 5,06%, xuất khẩu tăng 32,05%, khách du lịch đạt 1,6 triệu lượt khách.

Đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực, giải ngân quý I đạt 14%, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, số doanh nghiệp thành lập mới tăng. Văn hóa, xã hội được chú trọng phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh còn nhiều khó khăn, thác thức. Tăng trưởng GRDP không đạt kế hoạch; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; năng lực cạnh tranh chưa cao. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa cao, trong đó có các Chương trình mục tiêu quốc gia, một số dự án đầu tư chậm tiến độ. Quản lý đất đai, tài nguyên còn nhiều bất cập; hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn gây thiệt hại. Chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế. Cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số còn nhiều hạn chế.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược- Ảnh 5.
Thủ tướng đề nghị tỉnh phát triển theo mô hình tập trung đa cực, 02 hành lang kinh tế và 03 vùng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

5 điểm hơn của Hòa Bình trong thời gian qua

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc; ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những kết quả mà tỉnh Hòa Bình đã đạt được trong thời gian qua.

Theo Thủ tướng, Hòa Bình có lợi thế lớn trong kết nối 3 vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và với Thủ đô Hà Nội; có điều kiện phát triển toàn diện về công nghiệp và nông nghiệp; có nền văn hóa đặc sắc, truyền thống lịch sử hào hùng.

Thủ tướng đánh giá hơn 1 năm sau chuyến công tác và làm việc tại Hòa Bình cuối tháng 2/2023, tỉnh có 5 điểm hơn: Nhận thức về tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh chuyển biến tích cực hơn; thể hiện tinh thần tự lực, tự cường nhiều hơn; kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị cao hơn; đầu tư phát triển tập trung hơn; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên và các cấp chính quyền tốt hơn.

Hòa Bình và các bộ, ngành cũng đã cơ bản hoàn thành 6 nhiệm vụ và đang tích cực triển khai 6 nhiệm vụ theo kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc cuối tháng 2/2023.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho biết còn nhiều băn khoăn, trăn trở như tỉnh phát triển chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế; tiềm năng, lợi thế lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp.

Định hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, tỉnh cần xây dựng kế hoạch, thực hiện hiệu quả Quy hoạch đã được phê duyệt, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; hiện thực hóa quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển; hình thành không gian phát triển mới, tạo giá trị mới.

Cụ thể, Thủ tướng đề nghị tỉnh phát triển theo mô hình tập trung đa cực, 02 hành lang kinh tế và 03 vùng. Trong đó, đô thị Hòa Bình, Lương Sơn đóng vai trò trung tâm; khu vực động lực phát triển phía đông là cầu nối với Hà Nội, vùng trung du và miền núi phía bắc…

Các hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế Đông-Tây (định hướng phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, sân gôn, ngôi nhà thứ hai và công nghiệp…) và hành lang kinh tế phía Đông (định hướng phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, ngôi nhà thứ hai và nông nghiệp sạch).

03 vùng công nghiệp gồm: (1) Vùng ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao; (2) Vùng không gian tăng trưởng công nghiệp mới; (3) Vùng phát triển công nghiệp mang tính địa phương.

Thủ tướng nhấn mạnh tỉnh cần chú trọng, tập trung thực hiện “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”.

“Một trọng tâm” là phát huy tính tự lực, tự cường để huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống; đột phá vào các động lực tăng trưởng mới.

“Hai tăng cường” gồm: (1) Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm an sinh xã hội, công bằng, tiến bộ xã hội, an ninh, an toàn, an dân, bảo vệ môi trường); (2) Tăng cường kết nối vùng, trong nước và quốc tế thông qua sản xuất kinh doanh, hệ thống giao thông, chuỗi cung ứng, sản xuất…

“Ba đẩy mạnh” gồm: (1) Đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, toàn diện, bao trùm; (2) Đẩy mạnh phát triển công nghiệp-dịch vụ phục vụ cho chế biến, chế tạo, chuỗi sản xuất-cung ứng; (3) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển nhanh, bền vững.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược- Ảnh 6.
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm sau cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

9 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của Hòa Bình

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu, thứ nhất, luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, đặc biệt là phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, kết hợp với ngoại lực của cả vùng, của trong nước và quốc tế.

Thứ hai, phát triển các ngành động lực để thúc đẩy tăng trưởng, tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, văn hóa bản sắc…; kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp sạch, hữu cơ, chất lượng cao.

Thứ ba, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết kinh tế, khai thác tốt vai trò kết nối vùng giữa Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.

Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược (giao thông, điện, viễn thông, đô thị, y tế, giáo dục, xã hội…), đẩy mạnh hợp tác công-tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, khơi thông các nguồn lực; quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ năm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, vừa hình thành các doanh nghiệp lớn, vừa nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chuẩn bị tốt các dự án, lĩnh vực mời gọi đầu tư để đón các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng, ứng dụng khoa học, công nghệ cao.

Thứ sáu, đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực cho các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh. Dành nguồn lực cho phát triển con người, nâng cao chất lượng sống, đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp chênh lệch phát triển trong tỉnh. Hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Thứ bảy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục nâng cao hơn nữa các chỉ số về năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số.

Thứ tám, chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển rừng và đa dạng sinh học; phát triển bền vững hài hòa theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Thứ chín, chú trọng xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Làm tốt công tác sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng cho rằng Hòa Bình phải hết sức chú trọng phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và xây dựng hạ tầng chiến lược.

Với các sản phẩm OCOP, nông nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, cần chú trọng xây dựng thương hiệu; quy hoạch vùng nguyên liệu; kết nối với doanh nghiệp để cung ứng nguyên liệu đầu vào, kết nối thị trường; kết nối với các nhà khoa học để làm chỉ dẫn địa lý, mẫu mã, bao bì, bảo quản sau thu hoạch; kết nối với ngân hàng để bảo đảm nguồn vốn.

Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã phản hồi các đề xuất, kiến nghị của Hòa Bình liên quan tới triển khai dự án đường liên kết vùng Hòa Bình-Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình-Mộc Châu); tuyến đường giao thông kết nối liên vùng từ đường Hồ Chí Minh tại huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá đến Quốc lộ 6 và một số nội dung khác.

Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long khẳng định tỉnh đang có quyết tâm rất cao để triển khai 2 dự án đường bộ này. Ông cũng cho biết tỉnh đã ban hành Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030, bổ sung danh mục xây dựng không gian Văn hóa Hòa Bình bằng nguồn ngân sách tỉnh (khoảng 500 tỷ đồng).

Tỉnh cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan để lập hồ sơ 02 di chỉ Hang Xóm Trại, Mái đá Làng Vành (huyện Lạc Sơn) là di tích quốc gia đặc biệt và nghiên cứu, đề xuất việc lập hồ sơ công nhận nền Văn hóa Hòa Bình là di sản thế giới.

Cơ bản đồng tình với các đề xuất, Thủ tướng yêu cầu Hòa Bình và các bộ, ngành phối hợp tích cực, chặt chẽ, khẩn trương để triển khai các công việc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ yêu cầu huy động tổng lực khắc phục

Ngày 13/4, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành công điện của...

Thủ tướng khởi công, đào móng xây nhà cho hộ nghèo

Theo đó, sáng 13/4, tại nhà văn hóa trung tâm huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phối hợp với UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động Phong...

Thủ tướng chỉ đạo NHNN xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160 ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Théo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 24 ngày 3/4/2012 của Chính phủ...

Ưu tiên ngân sách đầu tư các đoạn cao tốc chỉ có 2 làn xe

Ngày 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2024. Kết luận phiên họp, Thủ tướng đánh giá cao Bộ Tài chính đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung trên; nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến của Thường trực Chính phủ, Thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện. Về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Thủ...

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tiếp tục làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029. Theo đó, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng GD&ĐT giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029.Cùng với đó, GS.TS, viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng, phụ trách nhóm ngành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Ai có gì góp nấy’ để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Tiếp nhận 337 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nátTại sự kiện, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, thay mặt Đoàn Chủ tịch gửi lời kêu gọi tới các cơ quan, doanh nghiệp, tổ...

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đóng góp thiết thực cho tổng thể quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Nhân dịp này, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phóng viên báo chí đi theo đoàn về kết quả chuyến thăm. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:Xin Thứ trưởng đánh giá về ý nghĩa của chuyến thăm...

Thủ tướng bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Ông Phạm Thanh Bình, tân Thứ trưởng Bộ Ngoại giaoÔng Phạm Thanh BìnhSinh năm 1975Nơi sinh: Hà NộiHọc vấn: Cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Trung, Đại học Hà Nội, Thạc sỹ Quan hệ quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam.Quá trình công tác...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Với hơn 40 hoạt động chính thức cấp cao và nhiều hoạt động bên lề phong phú, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra.Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Trung Quốc đặc...

Tiếp tục triển khai có hiệu quả về Chiến lược phát triển kinh tế biển

Kỳ họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối đến 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Một tuần sau thông xe giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy không còn cảnh ùn tắc

(Dân trí) - Cầu Vĩnh Tuy 2 hợp nhất cầu Vĩnh Tuy 1 mở rộng thành 8 làn xe, giúp giao thông được thông suốt ngay cả trong những khung giờ cao điểm, dễ ùn tắc nhất. Cầu Vĩnh Tuy cũ với thiết kế 53 nhịp, có tổng chiều dài 3,5km, rộng 19,25m. Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn...

Bắt quả tang nhiều cảnh sát giao thông ở TP.HCM sử dụng ma tuý

Ngày 11/4, Ban giám đốc Công an TP.HCM có chỉ đạo xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với những cán bộ chiến sĩ trong ngành có sai phạm. Lý do là có một số cán bộ chiến sĩ CSGT tham gia "tiệc ma tuý", đã bị tước danh hiệu công an nhân dân và đang bị điều tra hình sự. Được biết hơn 10 ngày trước, khi phối hợp kiểm tra một khách sạn ở khu vực...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Cùng chuyên mục

HueWACO nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

Sáng ngày 13/4, tại lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức ở Hà Nội, giải pháp “Nền tảng Quản trị và điều hành Doanh nghiệp 4.0” của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên-Huế (HueWACO) đã vinh dự đạt Giải Sao Khuê 2024. Đại diện Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên-Huế nhận giải thưởng. Tham dự Lễ Vinh danh...

Bên trong hầm bị sạt lở khiến đường sắt Bắc Nam tê liệt

Đoàn khách từ tàu SE7 đổi sang tàu SE12 trưa cùng ngày. Ông Trần Vĩnh Duy, Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang (Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn) cho biết từ hôm qua đến nay, ngành đường sắt đã chuyển tải hành khách từ ga Tuy Hòa (Phú Yên) đến ga Giã (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) được 12 đoàn tàu với số lượng hơn 3.000 lượt...

‘Quà chiều’ kết nối ẩm thực Việt Nam – Thụy Điển

Sự kiện nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh niềm đam mê chung về ẩm thực giữa hai quốc gia.Sự kiện cũng giúp chia sẻ truyền thống ẩm thực phong phú của Thụy Điển và Việt Nam, nhấn mạnh ảnh hưởng sâu sắc của các món ăn đối với đời sống văn hóa, đồng thời mang đến cơ hội độc đáo cho sự phối kết hợp và trao đổi về những thực hành ẩm thực...

Tàu Cảnh sát biển đưa 350.000 lít nước ngọt đến đảo Hòn Chuối

Do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, không mưa, nắng nóng kéo dài, trên diện rộng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam bị ảnh ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, đảo Hòn Chuối, tỉnh Cà Mau - một trong những đảo tiền tiêu quan trọng của vùng biển Tây Nam, không có hồ và giếng nước ngọt, nguồn nước sinh hoạt chỉ phụ thuộc từ dự trữ nước mưa. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Vùng...

Giáo dục di sản cho học sinh là cách làm mới và hay, cần được nhân rộng

Giáo dục di sản là một chương trình giáo dục ngoại khóa do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phòng GDĐT thành phố Huế tổ chức cho học sinh các bậc học mầm non cho đến THCS từ hơn 2 năm nay.Tùy theo lịch đăng ký, các em học sinh của từng trường lần lượt cùng hướng dẫn viên tham quan thực tế, trải nghiệm các di sản vật thể và phi...

Mới nhất

Nhiệt độ ở TPHCM cao nhất từ đầu năm, Nam Bộ có nơi lên 40 độ C

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 11 đến ngày 20/4, ở khu vực trung tâm TPHCM sẽ có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ và một vài ngày lên tới 39 và trên 39 độ C. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ,...

Độc đáo nghi thức kéo co ngồi tại lễ hội Đền Trấn Vũ

11/04/2024 | 15:09 TPO - Ngày 11/4 ( tức 3/3 Âm lịch), trong khuôn khổ Lễ hội đền Trấn Vũ 2024 tại phường Thạch Bàn, quận Long...

115 thí sinh đạt giải nhất thi Olympic toán học

Đà NẵngTrong 665 giải thưởng của kỳ thi Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc, 115 thí sinh đạt giải nhất. Lễ trao giải Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc lần thứ 30 diễn ra ngày 13/4 tại TP Đà Nẵng.Ở phần thi dành cho sinh viên, ban tổ chức đã trao...

Man City lên đỉnh bảng Ngoại hạng Anh

Erling Haaland nổ súng khi Man City đè bẹp Luton 5-1 ở vòng 33, qua đó tạm dẫn đầu bảng Ngoại hạng Anh. Trận hòa 3-3 trên sân Real Madrid ở lượt đi tứ kết Champions League giữa tuần qua tiếp thêm khí thế cho Man City. Trở về sân nhà Etihad, Pep Guardiola đánh giá ông không cần...

Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi

Mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương thông tin vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân nữ 68 tuổi (Đông Anh, Hà Nội) bị chó tấn công gây...

Mới nhất