Trang chủDestinationsHòa BìnhHoàn thành khối lượng công việc lớn, chất lượng cao, đổi mới...

Hoàn thành khối lượng công việc lớn, chất lượng cao, đổi mới và trách nhiệm


Sau 23 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.


Toàn cảnh phiên bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Quốc hội biểu quyết thông qua 8 luật quan trọng

Phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Tiếp tục quán triệt Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, bám sát Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật toàn khóa, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét kỹ lưỡng, biểu quyết thông qua 8 luật, gồm 6 luật đã cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Đấu thầu; Luật Giá; Luật Giao dịch điện tử; Luật Hợp tác xã; Luật Phòng thủ dân sự.

Đồng thời, Quốc hội cũng cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp đối với 2 luật là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 

Quốc hội cũng đã thông qua ba nghị quyết quy phạm pháp luật gồm: Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với hơn 12 triệu lượt ý kiến, cho ý kiến lần thứ hai, hoàn thiện một bước cơ bản đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho nhiều ý kiến lần đầu rất quan trọng đối với 8 dự án luật khác, gồm: Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: Với kết quả công tác lập pháp tại Kỳ họp này, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã hoàn thành 112/137 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ, đạt tỷ lệ 81,8%. Trong đó, có 32 nhiệm vụ đã được ban hành thành luật, pháp lệnh, nghị quyết quy phạm pháp luật; 29 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024. 

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, nhiều vấn đề mới phát sinh, nhưng Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã bám sát thực tiễn, quyết liệt chỉ đạo, chủ động, linh hoạt, có nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, đề cao trách nhiệm với tinh thần chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa”, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác lập pháp. 

“Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu rất cao cả về chất lượng và tiến độ. Đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các nhiệm vụ lập pháp còn lại của nhiệm kỳ đã có trong kế hoạch và nghiên cứu, đề xuất bổ sung thêm các nhiệm vụ lập pháp cần thiết để tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đáp ứng yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Đồng thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc chỉ thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý mà chưa xem xét thỏa đáng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Hoạt động giám sát được tăng cường

Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”. 

Quốc hội ghi nhận sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài; sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của bạn bè quốc tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 – là nhân tố quyết định giúp Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thử thách ngặt nghèo, kiểm soát thành công đại dịch và nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. 


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Quốc hội cũng đã chỉ rõ và yêu cầu khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với y tế cơ sở, y tế dự phòng. Đẩy nhanh việc chuẩn bị, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật về thiết bị y tế, Luật An toàn thực phẩm và các luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng. Khẩn trương rà soát, tổng hợp, phân loại để xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19. Tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng; nâng cao năng lực phòng, chống dịch, bệnh gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế và đầu tư hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế cơ sở, y tế dự phòng… để thực hiện mục tiêu mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khoẻ toàn diện theo lộ trình được xác định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới.

Quốc hội đã dành 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ về 4 nhóm lĩnh vực: Lao động – Thương binh và Xã hội, Dân tộc, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải. 

Các vấn đề được chất vấn cùng nhiều vấn đề khác qua ý kiến của cử tri, nhân dân, đại biểu Quốc hội đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm thúc đẩy giải quyết, tạo bước chuyển biến ngay trước thềm phiên chất vấn, nhận được sự đồng tình của đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội đánh giá cao. 

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp, xác định cụ thể các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, thời hạn hoàn thành, làm cơ sở để giám sát việc thực hiện, yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện nghiêm túc các cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước, vừa kịp thời khắc phục hiệu quả các yếu kém, hạn chế trước mắt, vừa phải tạo được chuyển biến thực chất, căn cơ và lâu dài trong từng lĩnh vực được chất vấn. 

Đặc biệt, cần tập trung theo dõi, bám sát diễn biến của nền kinh tế và thị trường lao động để chủ động, kịp thời có giải pháp trong điều hành, hoạch định chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, giảm bớt khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động; giải quyết dứt điểm vướng mắc đối với các trường hợp thu, chi bảo hiểm xã hội không đúng quy định; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 

Tập trung tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn, khắc phục sự chậm trễ, chồng chéo, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ, tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình mục tiêu quốc gia. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là đột phá chiến lược, nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng giao thông; xử lý dứt điểm trong năm 2023 các vướng mắc, bất cập đối với một số dự án BOT, hoạt động đăng kiểm; tách bạch và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông, vận tải.

Tại Kỳ họp này, lần đầu tiên Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Xem xét báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 và một số báo cáo khác theo quy định. Thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 và các nghị quyết thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội đối với 2 nội dung rất quan trọng, gồm: Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. 

Những đổi mới, cải tiến và kết quả quan trọng đã đạt được trong công tác giám sát của Quốc hội thời gian qua càng khẳng định giám sát là khâu trọng tâm, then chốt trong đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đồng thời, là cơ sở quan trọng để các cơ quan nghiên cứu, đề xuất Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, trong đó có Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.  

Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận các báo cáo, tờ trình của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022. Tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. 


Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và dự thảo Nghị quyết kỳ họp thứ 5. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Quốc hội đánh giá cao sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, biểu dương tinh thần nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã cơ bản hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 với mức tăng trưởng GDP cao (8,02%), chỉ số lạm phát CPI thấp (3,15%). 

Những tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô nước ta cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, nông nghiệp tăng trưởng ổn định, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đời sống người dân tiếp tục được quan tâm. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Quốc phòng, an ninh cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng và tăng cường.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng. Bên cạnh những kết quả đạt được, do tác động không thuận lợi của bối cảnh, tình hình địa chính trị, kinh tế, tài chính thế giới và các hạn chế, yếu kém đang tích tụ của kinh tế trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô còn chưa thực sự vững chắc. Tăng trưởng kinh tế đạt thấp; kim ngạch xuất nhập khẩu, chỉ số sản xuất công nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm; rủi ro nợ xấu gia tăng; thu ngân sách nhà nước giảm so với cùng kỳ năm trước; phân bổ, giải ngân đầu tư công còn chậm, chưa đạt mục tiêu; sản xuất, đời sống của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, an ninh kinh tế – xã hội, an ninh nông thôn có lúc, có nơi còn diễn biến phức tạp… 

Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Chính phủ vẫn quyết tâm kiên định các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2023 đã đề ra. Cùng với những nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách rất quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, như: Tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2023 để kích cầu, thúc đẩy thị trường nội địa. Cho phép tiếp tục phân bổ hơn 100.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bổ sung thêm vốn cho nền kinh tế, đồng thời, cho phép linh hoạt điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 để đẩy nhanh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công. Quyết định và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sửa đổi bổ sung căn bản các thủ tục, quy định về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam để tạo thuận lợi hơn nữa cho công dân và kích cầu du lịch… 

Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các cấp, các ngành tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các chủ trương nhiệm vụ, giải pháp theo các mục tiêu đã được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra, nâng cao năng lực phân tích, dự báo tình hình trong nước và thế giới, có phản ứng chính sách nhanh nhạy, phù hợp, giải pháp điều hành sát thực tiễn, cụ thể, có tính khả thi cao để giữ vững, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, chống chọi của nền kinh tế trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài. 

Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, tạo chuyển biến căn bản trong giải ngân vốn đầu tư công, các công trình, dự án quan trọng quốc gia, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. Kịp thời giải quyết các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người dân, doanh nghiệp. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng. 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cơ cấu lại thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường khoa học, công nghệ, thị trường lao động. Thúc đẩy phát triển và quản lý chặt chẽ các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. 

Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, công chức, công vụ; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc thay thế các cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là người đứng đầu các đơn vị, cơ quan, tổ chức. Tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc đối với các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Giải quyết dứt điểm bất cập, vướng mắc trong công tác kiểm định xe cơ giới. 

Có giải pháp khắc phục kịp thời và căn cơ tình trạng thiếu điện, đảm bảo ổn định nguồn điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đời sống; tháo gỡ triệt để, giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, tăng cường củng cố y tế cơ sở, y tế dự phòng, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. 

Tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm sóc người có công với cách mạng; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội và môi trường; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình  huống, chủ động ứng phó hiệu quả, kịp thời với diễn biến khắc nghiệt của biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh…

Để giải quyết căn cơ những bất cập của cơ chế, chính sách, Quốc hội quyết định giao Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan hữu quan, các địa phương tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá… 

Xác định cụ thể những quy định chưa rõ ràng, có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật, nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn…, báo cáo kết quả rà soát tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023); kịp thời chỉ đạo sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản dưới luật không còn phù hợp, kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nghị quyết có liên quan.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên dự phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Quốc hội xem xét về công tác nhân sự

Với quy trình, thủ tục chặt chẽ, trên cơ sở quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Quốc hội đã xem xét, quyết định công tác nhân sự đối với chức danh Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021 – 2026, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm 1 thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Để các luật, nghị quyết của Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, bảo đảm yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan sẽ tổ chức hội nghị để quán triệt và triển khai các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp này trong Quý III/2023, đồng thời rà soát, đôn đốc việc thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành từ đầu nhiệm kỳ khóa XV và sẽ đưa nội dung này thành hoạt động định kỳ sau mỗi kỳ họp của Quốc hội.

Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội sớm báo cáo cử tri cả nước kết quả Kỳ họp, thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ, lắng nghe, phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri, động viên Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực giám sát việc tổ chức, thi hành Hiến pháp và pháp luật, trong đó có các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua.

Với những kết quả đã đạt được, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, tiếp tục có đổi mới, sáng tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn. Trong Kỳ họp này, đã có 1533 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại 10 phiên thảo luận tổ, 3 phiên thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; 1415 lượt đăng ký, 695 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận và 107 lượt tranh luận tại 30 phiên thảo luận Hội trường; 454 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký, 112 lượt đại biểu nêu câu hỏi chất vấn và 49 lượt đại biểu tranh luận tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. 

Khoảng thời gian một tuần giữa 2 đợt của Kỳ họp, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, cơ quan, tổ chức hữu quan đã làm việc khẩn trương, liên tục, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức họp trong 4 ngày để cho ý kiến tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng, thấu đáo ý kiến của đại biểu Quốc hội về các dự án luật, dự thảo nghị quyết, nhất là các vấn đề lớn, các nội dung còn có ý kiến khác nhau cũng như về kỹ thuật lập pháp, các điều khoản áp dụng pháp luật, chuyển tiếp… đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua. 

Với không khí làm việc rất sôi nổi, dân chủ và đoàn kết, trong 23 ngày làm việc của Kỳ họp, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 8 luật, 17 nghị quyết đều với tỷ lệ tán thành rất cao. Đồng thời, đã cho ý kiến lần đầu 8 dự án luật, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác. Đại diện Hội đồng nhân dân của 63 tỉnh, thành phố dự thính để theo dõi trực tiếp một số phiên họp toàn thể của Quốc hội, tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp, gắn bó chặt chẽ và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các cơ quan dân cử ở trung ương và các địa phương.

Theo Báo Tin tức






Nguồn

Cùng chủ đề

Tháo rào chắn, xe máy ‘chen chân’ vào tuyến đường dành riêng cho xe đạp ven sông Tô Lịch

01/04/2024 | 16:32 TPO - Phần đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp trên đường Láng vừa được tháo hàng rào, do vậy không ít người điều khiển xe máy thiếu ý thức chạy qua, gây mất an toàn giao thông. ...

Vào rừng lội suối trên Đảo Ngọc

Phú Quốc vốn nổi tiếng với những bãi biển cát trắng trải dài cùng các hòn đảo nhỏ yên bình, hoang sơ giữa bốn bề sóng vỗ. Với vẻ đẹp tự nhiên ấy, Phú Quốc từ lâu đã là điểm đến ưa thích của nhiều du khách. Cùng với đó, những resort, tổ hợp vui chơi giải trí lớn liên tục được xây dựng trên đảo. Nhưng rồi khi những sự tò mò, háo hức được mang lại bởi những...

Chiến thuật hầm hào: Yếu tố cốt lõi làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, với vị trí chiến lược quan trọng, Điện Biên Phủ được quân đội Pháp xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm hùng mạnh, mà quân Pháp gọi là một "Pháo đài bất khả xâm phạm"... là cái bẫy để nghiền nát quân chủ lực Việt Minh. Trước diễn biến trên chiến trường, Bộ chỉ huy chiến dịch đã quyết định đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến...

Giải ngân vốn đầu tư công vào nông nghiệp dự kiến tăng vọt trong tháng 4/2024

Giải ngân vốn đầu tư công vào nông nghiệp dự kiến tăng vọt trong tháng 4/2024Việc được bổ sung thêm nguồn vốn lên tới hơn 2.000 tỷ đồng được coi là động lực quan trọng để ngành nông nghiệp tăng cường giải ngân vốn đầu tư công trong quý II/2024. Thông tin được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ trong buổi...

Cơ hội sở hữu ôtô với ưu đãi lãi vay chỉ từ 6,5% của LPBank

Chỉ trong vài tiếng khách hàng có thể được giải ngân vay mua xe ôtô tại LPBank mà không phải chờ đợi lâu với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm. Chi phí để sở hữu một chiếc xe ôtô cao gấp nhiều lần so với xe máy khiến nhiều người đắn đo trước khi xuống tiền. (Ảnh: Vietnam+) Ngày 3/4, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) đưa ra sản phẩm mới “Cho vay mua xe...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Trên 100 vận động viên tham gia giải thể thao Người làm báo tỉnh Hòa Bình

Trận thi đấu bóng chuyền hơi giữa đội Báo Hoà Bình và Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh. Giải thể thao thu hút trên 100 vận động viên (VĐV) đến từ các chi hội thuộc Hội Nhà báo tỉnh tham gia thi đấu, tranh tài 9 nội dung ở 3 bộ môn: bóng bàn (đơn nam, đôi nam, đôi nam nữ), cầu lông (đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ) và bóng chuyền hơi. Sau một...

Đảng bộ huyện Đà Bắc học Bác để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh

(HBĐT) - Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Đảng bộ huyện Đà Bắc đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn.Học tập và làm theo Bác, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Đà Bắc gần dân, sát dân, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật...

Cùng chuyên mục

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa BÌnh một chế độ khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Mới nhất

FPT được IDC Marketscape xếp hạng ‘Major Player’

FPT phát triển nhiều sản phẩm thông minh, được IDC MarketScape vinh danh là Major Player tại khu vực APeJ (thứ hạng cao thứ hai trong bốn cấp độ). Xếp hạng nêu trong báo cáo Smart Virtual Assistants 2023 Vendor Assessment (Đánh giá nhà cung cấp trợ lý ảo thông minh 2023). Theo đơn vị, bảng xếp hạng gồm bốn...

Khẩn trương thẩm định phương án khai quật hiện vật nghi là cổ vật ở bờ biển Hội An

UBND tỉnh vừa có công văn đề nghị Sở VHTTDL khẩn trương kiểm tra, thẩm định phương án khai quật khẩn cấp của UBND TP.Hội An tại địa điểm phát hiện hiện vật nghi là cổ vật tại khu vực ven biển...

Đưa toàn bộ ruột bé 14 tháng tuổi ra mới phát hiện được lỗ thủng ruột

Ngày 4-4, bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) - cho biết vừa mổ thành công cho bệnh nhi V.T.P. (14 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang) bị viêm ruột gây biến chứng...

T&T Group hợp tác với Wyndham Hotels & Resorts vận hành khách sạn tại Hải Dương

Dự án khách sạn của T&T Group tọa lạc giữa trung tâm thành phố Hải Dương vừa chính thức trở thành 1 trong 43 khách sạn mang thương hiệu Wyndham tại Việt Nam, và là khách sạn duy nhất tại Hải Dương được vận hành quản lý bởi Wyndham Hotels & Resorts - đơn vị cung cấp dịch vụ...

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chiều 4/4, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì cuộc họp ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.  Theo đó, Đà Nẵng đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm như TP.HCM đồng thời được...

Mới nhất