Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốHoàn thiện chính sách quản lý tài sản ảo là một “bài...

Hoàn thiện chính sách quản lý tài sản ảo là một “bài toán khó”



DNVN – Chia sẻ tại diễn đàn thường niên “Blockchain và trí tuệ nhân tạo: Cuộc cách mạng tương lai”, sáng ngày 24/4, ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho quản lý tài sản ảo và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo tại thời điểm này là một “bài toán khó”.

Theo báo cáo khảo sát tại 60 quốc gia, tính tới tháng 12/2023, có 32/60 quốc gia đã chính thức hợp pháp tài sản mã hóa. Đặc biệt, 10 quốc gia trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đều đã chính thức ban hành quy định quản lý tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP).

Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, khung pháp lý quản lý VA-VASP đã được ban hành đầy đủ. Tại Trung Quốc, thị trường tài sản mã hoá bị cấm toàn diện nhưng một nền kinh tế có sự liên quan chặt chẽ là Hồng Kông lại đang là khu vực đi đầu trong ngành bằng một khung pháp lý hoàn chỉnh.

Những chính sách kiểm soát chặt chẽ các VA-VASP của Hồng Kông theo quan điểm ưu tiên bảo vệ quyền lợi người dùng. Ngoài ra, Trung Quốc có mạng blockchain quốc gia với tham vọng cạnh tranh toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng, việc hoàn thiện chính sách quản lý VA-VASP cần sự phối hợp của nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, hiện đã có 18 văn bản liên quan đến VA-VASP được ban hành. Đáng lưu ý nhất là Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 23/2/2024 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Quyết định này nhằm đưa Việt Nam ra khỏi “danh sách xám” (grey list) của Lực lượng đặc nhiệm tài chính toàn cầu (FATF).

Trong đó, các vấn đề trọng tâm liên quan đến quản lý VA-VASP được quy định tại hành động 6 (yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để cấm hoặc quản lý VA-VASP trước thời điểm tháng 5/2025) và hành động 7, hành động 8 với yêu cầu phổ biến chính sách ở khu vực tư nhân.

Ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhấn mạnh, việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho VA-VASP phù hợp tại thời điểm này là một “bài toán khó”. Vì các chính sách này sẽ cần sự phối hợp của nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Hiện tại, Kế hoạch hành động quốc gia ban hành theo QĐ 194/QĐ-TTg đang tập trung vào 2 ưu tiên là chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố (AML/CFT) và tiêu chuẩn VASP. Trong khi đó, 2 tiêu chuẩn còn lại để tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh là thuế tài sản mã hoá và bảo vệ người dùng hiện chưa được quan tâm thích đáng.

Theo ông Đỗ Việt Cường – Chánh thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế, việc nằm trong “danh sách xám” sẽ ảnh hưởng rất nhiều các vấn đề tài chính tiền tệ. Gây khó khăn trong thu hút đầu tư nước ngoài và hợp tác kinh tế quốc tế.

Chi phí cũng sẽ tăng cao do các tổ chức tài chính quốc tế tăng cường giám sát và kiểm tra các giao dịch của Việt Nam. Việc tiếp cận nguồn vốn sẽ khó khăn hơn do các tổ chức tài chính quốc tế hạn chế cho vay hoặc đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể hơn, theo IMF, mỗi quốc gia nằm trong “danh sách xám” có nguy cơ thiệt hại khoảng 7,6% GDP.

Việt Nam chỉ còn một năm để chuẩn bị cho sự ra đời của Khung pháp lý quản lý VA-VASP.

Luật sư Trần Quốc Bảo – Luật sư Điều hành hãng luật Pantheon cho biết: “Việt Nam chỉ còn một năm để chuẩn bị cho sự ra đời của Khung pháp lý quản lý VA-VASP. Chúng tôi rất kỳ vọng vào việc Chính phủ sẽ có những quy định phù hợp thông lệ quốc tế là quản lý VA-VASP chặt chẽ nhằm tối ưu nguồn thu thuế, bảo vệ người dùng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Nếu cấm VA-VASP, chúng ta sẽ hoàn toàn bỏ lỡ một thế hệ nhà đầu tư mới đang rất quan tâm tới Việt Nam nơi có 20% dân số sở hữu tài sản mã hoá”.

Trên quan điểm là một đơn vị khởi nghiệp VASP, ông Lê Hoài Nam – nhà sáng lập Hold Station chia sẻ, doanh nghiệp này đã lên kế hoạch chuẩn bị thực thi các quy định pháp lý chặt chẽ nhất về VA-VASP nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật và hoạt động công khai, minh bạch tại thị trường Việt Nam.

Được biết, diễn đàn là chương trình thứ 4 của Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhằm thu thập các ý kiến góp ý của cộng đồng, doanh nghiệp và đối thoại trực tiếp cùng các cơ quan quản lý Nhà nước. Đóng góp ý kiến vào xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh quản lý VA-VASP trước thời hạn tháng 5/2025 theo yêu cầu của Chính phủ.

Trong thời gian tới, hiệp hội này sẽ tích cực trao đổi với các cơ quan, bộ ngành làm cơ sở cho hành động 6 và tiếp cận phổ biến chính sách (các khu vực bao gồm cả khu vực tư nhân) về phòng và chống rửa tiền.

Trong khuôn khổ chương trình, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã công bố chương trình hành động hỗ trợ gọi vốn Switch Up Accelerator mùa thứ 2 cho các startup công nghệ. Chia sẻ bức tranh toàn cảnh ngành blockchain Việt Nam và toàn cầu.

Đây đồng thời là sự kiện ra mắt chính thức của Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII cùng chiến lược đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030. Trong đó, bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường đại học trên cả nước cùng đông đảo cộng đồng xã hội.


Hà Anh





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam có thể xuất khẩu nhân lực Blockchain cho thế giới

Chiều 18/3, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Thiện Nghĩa đã có buổi tiếp nhà sáng lập Ethereum - Vitalik Buterin, nhân dịp ông này có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Buổi làm việc còn có sự tham gia của đại diện Liên minh Blockchain Việt Nam (Vietnam Blockchain Union - VBU). Vitalik Buterin là nhà sáng lập Ethereum, nền tảng Blockchain có vốn hóa lớn thứ...

Cục Công nghiệp CNTT & Truyền thông tiếp tỷ phú công nghệ Vitalik Buterin

Chiều 18/3, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Thiện Nghĩa đã có buổi tiếp nhà sáng lập Ethereum - Vitalik Buterin, nhân dịp ông này có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Buổi làm việc còn có sự tham gia của đại diện Liên minh Blockchain Việt Nam (Vietnam Blockchain Union - VBU). Vitalik Buterin là nhà sáng lập Ethereum, nền tảng Blockchain có vốn hóa lớn thứ...

Nên cấm hay quản lý tài sản ảo, Bitcoin, sàn giao dịch tiền mã hóa?

Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế số đã góp phần sản sinh ra một loại tài sản mới – tài sản ảo (Virtual Asset). Theo thống kê của Boston Consulting Group, đến năm 2030, tài sản ảo nằm ở dạng token sẽ chiếm 10% GDP toàn cầu, với quy mô tương đương 16.100 tỷ USD.  Có nhiều định nghĩa khác nhau về tài sản ảo, nhưng về cơ bản, đây là một giá trị...

Cần hoàn thiện khung pháp lý quản lý tài sản ảo

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo “Góp ý xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo”, sáng ngày 13/3, đại diện Remitano, một đơn vị thuộc các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo tại Việt Nam cho rằng, việc hoàn thiện khung pháp lý quản lý tài sản ảo...

Hàn Quốc: Dùng AI chống buôn bán ma túy

Bộ An toàn Thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) cho hay, chính phủ nước này sẽ thiết lập một hệ thống giám sát trực tuyến dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm nay để nâng cao hiệu quả giám sát và chống buôn bán ma túy bất hợp pháp. MFDS có kế hoạch phân bổ khoảng 285.000 USD trong năm 2024 để phát triển các thuật toán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Savills Việt Nam trở thành đơn vị quản lý vận hành tòa nhà văn phòng HCO

DNVN - Công ty TNHH SAS-CTAMAD và Savills Việt Nam vừa ký hợp tác chiến lược. Theo đó, Savills Việt Nam chính thức trở thành đơn vị quản lý vận hành tòa nhà HCO - một trong những tòa văn phòng hạng A nổi bật tại quận Hoàn Kiếm. ...

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô. ...

Luật Đất đai 2024 còn nhiều điểm chưa rõ, doanh nghiệp lo phát sinh vướng mắc

DNVN - Các doanh nghiệp và hiệp hội đưa ra nhiều góp ý đối với nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất vì cho rằng hai văn bản này còn nhiều điểm...

Những tín hiệu phục hồi của kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025. ...

Điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2024

DNVN - Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện năm 2024, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện và nhập khẩu của toàn quốc năm 2024 được điều chỉnh là 310,6 tỷ kWh. Trong đó mùa khô là 150,916 tỷ kWh và mùa mưa là 159,684...

Bài đọc nhiều

Cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger cực đơn giản

Bạn đang tìm cách để tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger để tránh các rắc rối do tính năng này gây ra trong quá trình sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ hưỡng dẫn chi tiết đến bạn cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger điện thoại iPhone và Android.

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Kết nối xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã

 Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương cho biết: Các HTX hiện nay được xác định là cầu nối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp cũng như mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, cơ...

Công an Hà Nội xử lý hàng loạt xe khách vi phạm trước kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày

Năm nay, 2 ngày lễ này rơi vào ngày làm việc trong tuần là thứ 3 và thứ 4. Theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày...

Con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc mừng hành trình xuất quân về Điện Biên Phủ

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đề nghị các đơn vị, đại biểu tham gia hành trình chú trọng tinh thần hướng về Điện Biên Phủ bằng những công trình, phần việc cụ thể, đồng thời tính lan tỏa ý nghĩa,...

Ngắm vùng lõi di sản vịnh Hạ Long trên thủy phi cơ

Với 25 phút bay, du khách được trải nghiệm vùng lõi di sản vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long từ một góc nhìn khác. Trải nghiệm ngắm vịnh Hạ Long trên thủy phi cơ được khai thác từ năm 2014. Đến nay có 8 khung giờ bay trong ngày, từ 9h đến 16h10. Thủy phi cơ được sử dụng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Ngày 24-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi qua 1/3 chặng đường của năm 2024 - năm...

Mới nhất