Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc môn sử theo cách rất khác

Học môn sử theo cách rất khác


KHÔNG CÒN CẢNH THẦY GIẢNG TRÊN BẢNG, TRÒ NGỒI DƯỚI NGHE

Làm dự án, thiết kế mô hình, diễn kịch… là những cách dạy sử sáng tạo được thầy cô nhiều trường THPT tại TP.HCM áp dụng nhằm khơi gợi sự hứng thú, nâng cao kỹ năng cứng, mềm cho học sinh (HS).

Dạy lịch sử theo dự án là sáng kiến của thầy trò 9 trường THPT cụm 1 (Q.1, Q.3, TP.HCM). Trong buổi báo cáo dự án lịch sử Vietnam Heroic Legacy (Việt Nam anh hùng) vừa qua diễn ra tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3), HS được khoác lên mình trang phục thời xưa và tái hiện giai thoại lịch sử gắn liền với từng anh hùng dân tộc. Qua dự án này, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, hy vọng HS sẽ thấy lịch sử VN hấp dẫn và đa sắc màu, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu sử nhờ phương pháp giảng dạy mới.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 1.

Một tiết mục sân khấu hóa của học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3, TP.HCM) trong dự án lịch sử Việt Nam anh hùng

Ngoài tiết mục văn nghệ, buổi báo cáo còn bố trí không gian trưng bày mô hình “handmade” sinh động. Trong đó, thầy trò Trường THPT năng khiếu thể dục thể thao (Q.1) đã mang đến những mô hình sa bàn “gói ghém” kiến thức, thể hiện tài năng thiết kế của HS. “Không còn thầy giảng trên bảng, trò ngồi dưới nghe, HS giờ đây có thể “bước ra ngoài” để hòa mình vào dòng chảy lịch sử”, thầy Lê Văn Tấn, giáo viên bộ môn lịch sử Trường THPT năng khiếu thể dục thể thao, bày tỏ.

Xuất phát từ mong muốn HS khắc sâu kiến thức, cô Nguyễn Thị Hà Diễm, giáo viên Trường THPT Hùng Vương (Q.5), đã yêu cầu HS thiết kế lịch để bàn theo chủ đề từng bài. Chẳng hạn, với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca bất hủ” thuộc chương trình lịch sử 12, HS sẽ làm lịch về các mốc thời gian trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Mỹ của Quân đội nhân dân VN.

Ở tiết dạy khác, cô Diễm cập nhật xu hướng đan len của giới trẻ, khuyến khích HS đan móc khóa hình mũ tai bèo, chú bộ đội… Theo cô, việc tự mày mò để tạo ra vật dụng ý nghĩa như vậy sẽ giúp các em thích thú với bài học hơn.

Đề cao sức sáng tạo của học trò, thầy Chế Anh Thiện, giáo viên Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh), đã cho các em lên kịch bản, thuê hoặc tự thiết kế trang phục để diễn kịch. Sau mỗi vở diễn, thầy sẽ nhận xét và khái quát nội dung bài học. “Khi lịch sử trở thành môn bắt buộc và vị thế được nâng cao, trách nhiệm của giáo viên trong việc đầu tư, sáng tạo phải lớn hơn để HS hào hứng học tập”, thầy Thiện chia sẻ.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 2.

Các sản phẩm của học sinh từ việc học môn sử

KHÔNG CÒN LÀ MÔN HỌC “KHÔ KHAN”

Góp mặt trong tiết mục về Bác Hồ vào ngày diễn ra buổi báo cáo tại Trường THPT Lê Quý Đôn vào tháng 11 năm nay, Trần Huỳnh Minh Vy và Phan Thanh Hương (đều là HS lớp 12 Trường THPT Marie Curie, Q.3) chia sẻ: “Tái hiện lịch sử trực quan là cách học thú vị, giúp chúng em chủ động tìm tòi kiến thức và “nhớ vanh vách” dữ liệu, thay vì học thuộc lòng một cách máy móc”.

Trước đây, lịch sử đối với Vũ Phương Linh (HS lớp 11 Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội) là môn khô khan với những mốc thời gian khó nhớ. Từ khi tiếp cận kiến thức theo cách mới là làm mô hình, thuyết trình, thiết kế poster và diễn kịch, cảm nhận của Linh và các bạn trong lớp về môn học đã thay đổi. Linh cho biết các hoạt động sáng tạo thường áp dụng cho tiết dự giờ hoặc thay thế bài kiểm tra 15 phút trên giấy. Nhờ vậy, tinh thần học tập và điểm số của HS đều được cải thiện.

ĐỂ HỌC SINH KHÔNG BỊ “NGỘP” TRƯỚC SỰ ĐỔI MỚI

Tuy nhiên, điều duy nhất khiến nhiều HS như Linh băn khoăn là làm sao để không “ngộp” với sự đổi mới. Chẳng hạn, Phương Linh thường cần 2 – 3 ngày để hoàn thành bài thuyết trình bằng PowerPoint. Nếu là hoạt động thiết kế sản phẩm, thời gian bỏ ra sẽ tăng gấp đôi. Có những ngày, các môn học đồng loạt kiểm tra, yêu cầu thuyết trình hoặc làm sản phẩm khiến Linh “vắt chân lên cổ mà chạy”. “Sáng tạo cách học mới cũng hay, nhưng em chỉ muốn làm lúc rảnh để còn phân bổ thời gian cho các môn khác”, Linh bày tỏ.

Hiểu điều này, cô Diễm đề xuất giáo viên không nên lạm dụng việc làm sản phẩm mà phải cân nhắc các yếu tố như mục đích, nội dung bài học, chi phí, khả năng hoàn thành của HS… Đồng quan điểm, thầy Thiện cho rằng giáo viên cần lên kế hoạch chi tiết trước mỗi tiết học, bao gồm phân công nhiệm vụ hợp lý và định hướng kiến thức cho các em.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 3.

Mô hình của học sinh cho bài học môn sử

Sau cùng, dù dạy học theo cách nào, các thầy cô nhận thấy mấu chốt vấn đề là thông qua môn lịch sử để giáo dục phẩm chất, tư tưởng học trò. Cụ thể, giáo viên phải định hướng đúng đắn, thổi hồn vào mỗi bài giảng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ lãnh thổ.

Về phía HS, thầy cô khuyến khích các em không chỉ học gói gọn trong tiết 45 phút mà cần kết hợp đọc thêm sách báo, tư liệu bên ngoài hay tham quan thực tế các di tích lịch sử để chủ động khơi gợi cảm hứng học tập, hoàn toàn “đắm mình” vào môn sử.



Source link

Cùng chủ đề

Độc đáo các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Mở đường cho "nghệ thuật mới"Chia sẻ về cơ duyên đến với nghệ thuật này, Bùi Văn Tự chia sẻ: "Khi còn sinh viên, tôi đã đi làm thêm công việc trang trí tiểu cảnh nên trong một lần dựng và trang trí tiểu cảnh hòn non bộ, khi lắp...

Bất ngờ nhan sắc khuynh thành của hoàng hậu, công chúa triều Nguyễn

Họ được nhà vua lựa chọn vào cung để làm "người trăm năm" nên đều có dung mạo xinh đẹp - vẻ đẹp đài các của một vương triều từng có thời vàng son. Đệ nhất ân Phi Hồ Thị Chỉ là vợ vua Khải Định. Bà Chỉ nổi tiếng với nhan sắc mặn mà, thông minh, đàn hay, thông thạo tiếng Pháp, Hán văn, Việt ngữ. Bà Chỉ là con của Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung và...

Vì sao đôi rồng đá ở Thành nhà Hồ bị cụt đầu?

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng về nguyên nhân khiến đôi rồng đá tại di sản thế giới Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) bị cụt đầu. Thành nhà Hồ - di sản thế giới đã tồn tại hơn 600 năm qua và có nhiều điều bí ẩn cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được, trong đó có đôi rồng bằng đá bị cụt đầu. 86...

Theo dấu tích ‘hoa cái’ vua Quang Trung: Thi thể nhà vua trong Vũ Khố

Từng bị triều Nguyễn đưa vào biệt giam trong ngục thất, nhưng trong biến cố thất thủ kinh đô năm Ất Dậu (1885), hoa cái (tức hộp sọ) của vua Quang Trung đã biến mất một cách bí ẩn. Hành trình tìm kiếm lăng vua Quang Trung, từng bị vua Gia Long quật phá từ năm Tân Dậu (1801), ở vùng đồi núi phía nam sông Hương, của các nhà khoa học vẫn chưa kết thúc do còn một số...

“Sáng mãi hào khí cờ đào” – Kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

Tối 14-2, tại sân khấu trước Nhà hát Thành phố, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức Chương trình sân khấu hóa “Sáng mãi hào khí cờ đào”, thiết thực kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử (1789 – 2024). THÚY BÌNH Nguồn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Nhận định đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Hơn 11.000 thí sinh dự đợt một kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) để lấy kết quả xét tuyển vào khoảng 90 trường. Sáng 23/3, khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội đông đúc phụ huynh, thí sinh đến thi đánh giá năng lực. Đây là đợt thi HSA đầu tiên trong năm nay, diễn ra tại 8 điểm thi ở Hà Nội, Thái Bình và Nam Định. So với...

Cùng chuyên mục

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mới nhất

Đồng bằng Bắc Bộ nồm ẩm, Tây Bắc nắng nóng

Khu vực đồng bằng, ven biển Bắc Bộ tuần tới trời nồm, nhà cửa ẩm ướt, trong khi đó Tây Bắc Bộ nóng 29-33 độ C. Miền Bắc tuần qua thời tiết thay đổi liên tục, hôm qua trời nắng thì hôm nay chìm trong sương mù, mưa nhỏ. Nguyên nhân là khu vực này đang chịu sự tranh...

Người phụ nữ “nổ” làm thủ tục đi du học rồi chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng

Nguyễn Phương Thanh “nổ” là có mối quan hệ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có khả năng giúp cho ông G. được duyệt thủ tục đi du học. Tin tưởng, ông G. đã đưa cho Thanh gần 4,6 tỷ đồng và 153.000 USD. Đồng thời, Thanh hứa giúp và yêu...

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới...

Mới nhất