Trang chủNewsThế giớiHội nghị cấp cao, kỳ vọng thấp

Hội nghị cấp cao, kỳ vọng thấp


Lần đầu tiên kể từ năm 2011, Mỹ tổ chức Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30, từ ngày 11-17/11. Các nhà lãnh đạo của 21 thành viên APEC sẽ tề tựu tại San Francisco để thảo luận về cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại tốt hơn trên toàn khu vực.

Nhưng tâm điểm chú ý năm nay lại là sự kiện diễn ra bên lề: Cuộc hội đàm trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) vào ngày 15/11. 

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Trung năm nay diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ băng giá giữa Bắc Kinh và Washington, cũng như tình trạng hỗn loạn toàn cầu với các điểm nóng xung đột ở Trung Đông và Ukraine.

Tìm cách thúc đẩy liên lạc song phương

Cuộc gặp được nhiều người theo dõi giữa ông Biden và ông Tập trên đất Mỹ sẽ tập trung vào việc tăng cường liên lạc song phương trong bối cảnh xung đột toàn cầu leo thang và giải quyết các thách thức như hoạt động buôn bán fentanyl bất hợp pháp, Nhà Trắng cho biết hôm 13/11.

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng Mỹ đang tìm kiếm “những kết quả cụ thể” từ cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau một năm, và mặc dù không chỉ đích danh kết quả nào, nhưng ông đã cung cấp một số manh mối. Ông nói: “Chúng tôi tin rằng có những lĩnh vực mà lợi ích của hai bên giao nhau, chẳng hạn như nỗ lực của chúng tôi nhằm chống lại hoạt động buôn bán trái phép fentanyl”. 

“Cũng có những lĩnh vực mà chúng ta có thể quản lý cạnh tranh hiệu quả hơn – ví dụ như bằng cách thiết lập lại liên lạc giữa quân đội với quân đội. Và tất nhiên, có những vấn đề toàn cầu quan trọng mà hai nhà lãnh đạo sẽ cần thảo luận, bao gồm cuộc chiến của Nga ở Ukraine và cuộc khủng hoảng đang gia tăng ở Trung Đông”, ông Sullivan cho biết.

Liên lạc giữa Quân đội Trung Quốc (PLA) với Quân đội Mỹ đã bị gián đoạn kể từ năm ngoái sau chuyến thăm đảo Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi. Mối quan hệ càng trở nên tồi tệ hơn sau khi Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu nghi do thám của Trung Quốc bay qua Bắc Mỹ hồi tháng 2 năm nay.

Ông Sullivan cho biết liên lạc giữa quân đội hai nước là cách để đảm bảo cạnh tranh không dẫn đến xung đột và Trung Quốc đã có thái độ “mang tính xây dựng” về vấn đề này trong cuộc đối thoại trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Biden.

Thế giới - Cuộc gặp trên đất Mỹ: Hội nghị cấp cao, kỳ vọng thấp

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay khi gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. Ảnh: The Conversation

“Chúng ta sẽ xem điều gì xảy ra ở San Francisco và liệu chúng ta có đạt được tiến bộ trong việc khôi phục các mối liên hệ giữa quân đội với quân đội hay không”, ông Sullivan nói.

Cuộc họp cũng dự kiến sẽ đề cập đến các vấn đề toàn cầu từ xung đột Israel-Hamas ở Trung Đông đến xung đột Nga-Ukraine ở Đông Âu, mối quan hệ của Triều Tiên với Nga, vấn đề đảo Đài Loan, nhân quyền, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như quan hệ kinh tế và thương mại “công bằng”, các quan chức cấp cao trong chính quyền Biden cho biết.

Ông Biden và ông Tập đã biết nhau hơn một thập kỷ và trò chuyện nhiều giờ liền trong 6 lần tương tác kể từ khi ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ đầu năm 2021. Tuy nhiên, kể từ đó, hai nhà lãnh đạo mới chỉ gặp mặt trực tiếp một lần ở Indonesia vào tháng 11 năm ngoái, và ông Tập đã không đến thăm Mỹ kể từ năm 2017.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ hy vọng hai nhà lãnh đạo sẽ có “liên lạc sâu sắc về các vấn đề có tầm quan trọng cơ bản, bao quát và chiến lược” đối với cả mối quan hệ song phương và toàn cầu, và rằng Bắc Kinh không tìm kiếm xung đột.

“Trung Quốc không sợ cạnh tranh, nhưng chúng tôi không đồng ý rằng quan hệ Trung-Mỹ nên được xác định bằng cạnh tranh”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) nói với các phóng viên ở Bắc Kinh hôm 13/11.

“Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ hành động theo cam kết không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc và không có ý định tìm kiếm một cuộc xung đột với Trung Quốc, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để đưa quan hệ song phương trở lại quỹ đạo phát triển lành mạnh và ổn định”, bà Mao bổ sung.

Thiên về ngăn ngừa khủng hoảng

Căng thẳng Mỹ-Trung đã leo thang trong vài năm qua, bắt đầu bằng thuế quan dưới thời chính quyền Donald Trump và lan sang các hạn chế công nghệ rộng hơn dưới thời chính quyền Biden.

Những tranh cãi xung quanh vụ khinh khí cầu nghi do thám của Trung Quốc bay trong không phận Mỹ hồi tháng 2 đã tiết lộ mối quan hệ song phương đã trở nên mong manh như thế nào. Vụ việc đã khiến hai nước đình chỉ các cuộc đàm phán cấp cao vốn đã hạn chế.

Hồi tháng 4, trong bối cảnh quan hệ song phương xuống mức thấp mới, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington DC đã công bố một báo cáo mô tả mối quan hệ Mỹ-Trung dường như “bị mắc vào một vòng luẩn quẩn ngày càng tồi tệ”.

“Điều này chuyển thành một sự bế tắc – và, trên thực tế, là những căng thẳng gia tăng – thậm chí còn đi xa hơn tình trạng tiến thoái lưỡng nan về an ninh điển hình, trong đó mỗi bên thực hiện các bước để tự vệ, từ đó tạo ra sự bất an cho bên kia và theo sau là phản ứng tương xứng”, báo cáo của CSIS cho biết.

Mọi việc chỉ bắt đầu tốt lên từ hồi tháng 6 sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, và tiếp theo là chuyến thăm của một số quan chức cấp cao khác.

Đầu tháng 10, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mỹ Chuck Schumer và 5 Thượng nghị sĩ Mỹ khác đại diện cho cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã có cuộc gặp kéo dài 80 phút với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thế giới - Cuộc gặp trên đất Mỹ: Hội nghị cấp cao, kỳ vọng thấp (Hình 2).

Người đi bộ dưới các biển hiệu cho Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Trung tâm Moscone ở San Francisco, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/Digital Journal

Nhưng kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tuần này vẫn tương đối thấp. Quan hệ Washington-Bắc Kinh hiện nay thiên về ngăn ngừa khủng hoảng hơn, và cả hai bên vẫn đang chờ đợi thêm hành động.

“Trọng tâm sẽ là mở rộng đối thoại nhằm giảm thiểu rủi ro trong mối quan hệ và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng mà cả hai nhà lãnh đạo đều không mong đợi”, ông Michael Hirson, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Trung Quốc tại công ty 22V Research, cho biết.

“Các vấn đề nóng như đảo Đài Loan và Biển Đông cần được quản lý cẩn thận”, ông Hirson nói, lưu ý về thời điểm diễn ra cuộc gặp là trước thềm cuộc đua lãnh đạo Đài Loan vào tháng 1 và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm sau.

Bà Shen Yamei, người đứng đầu mảng Nghiên cứu Mỹ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng quan hệ Trung-Mỹ hiện nay đang ở giai đoạn “nới lỏng”.

“Việc nới lỏng này là để bầu không khí được thư giãn. Không có thay đổi thực tế nào xảy ra cả”, bà Shen nói bằng tiếng Quan Thoại, do CNBC dịch. Tuy nhiên, bà chỉ ra rằng việc thiết lập nhiều kênh liên lạc mới đồng nghĩa với việc còn nhiều điều đáng mong đợi.

“Ngoài vấn đề Đài Loan, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu là mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh, nhưng không có không gian chính trị nào ở Washington để bãi bỏ các biện pháp kiểm soát hiện có”, ông Gabriel Wildau, giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Teneo, cho biết trong một ghi chú.

“Kết quả ngay sau cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập có thể sẽ đánh dấu một đỉnh cao mang tính chu kỳ cho quan hệ song phương”, ông Wildau nhận định.

“Câu hỏi quan trọng là liệu đỉnh cao này có kéo dài đến trạng thái ổn định hay không, hay áp lực chính trị có gây ra một chu kỳ suy thoái mới hay không”, ông nói. “Như chúng ta đã biết, khoảng thời gian kể từ tháng 6 tới giờ đã mang đến cơ hội ổn định quan hệ, nhưng sau cuộc hội đàm cấp cao, không rõ cửa sổ này có bị đóng lại”.

APEC là viết tắt của cụm từ Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Đây là diễn đàn nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế giữa các quốc gia quanh Thái Bình Dương.

Nhóm bắt đầu với 12 thành viên vào năm 1989, nhưng đến nay đã phát triển lên 21 thành viên bao gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ và Úc. Hội nghị các nhà lãnh đạo (Hội nghị Thượng đỉnh) hàng năm quy tụ các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo kinh tế và ngoại giao hàng đầu khác.

Thế giới - Cuộc gặp trên đất Mỹ: Hội nghị cấp cao, kỳ vọng thấp (Hình 3).

Đồ họa: CGTN

Nhà Trắng cho biết, mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm nay là cố gắng làm cho các nền kinh tế APEC trở nên kiên cường hơn, đặc biệt khi đối mặt với các vấn đề khí hậu ngày càng gia tăng và sau một đại dịch toàn cầu khiến hàng triệu người thiệt mạng và làm căng thẳng chuỗi cung ứng.

Sức mạnh của APEC nằm ở khả năng thúc đẩy các nước hợp tác thực hiện các sáng kiến lớn và nới lỏng quan hệ kinh doanh mà không cần đến các thỏa thuận ràng buộc. Các nhà kinh tế chỉ ra cách APEC góp phần giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác.

Nhưng bối cảnh thương mại hiện nay đã khác so với khi APEC bắt đầu trong thời kỳ toàn cầu hóa gia tăng. Chiến lược của Mỹ tập trung vào cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc hơn là hợp tác, ngay cả khi các nhà lãnh đạo Mỹ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác.

Tổng thống Mỹ Biden đang tìm kiếm quan hệ đối tác với các quốc gia khác trong khu vực để phát triển các giải pháp thay thế cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như thiết bị điện tử, máy móc, đồ nội thất, dệt may và các hàng hóa khác.

Minh Đức (Theo Reuters, AP, CNBC, Global News)





Nguồn

Cùng chủ đề

Quan hệ Trung-Mỹ chưa bao giờ thuận buồm xuôi gió

Trong một năm kể từ cuộc gặp gần nhất của họ ở Indonesia, mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã trải qua nhiều sóng gió và có lúc rơi xuống mức thấp điểm mới do những tình huống mới nảy sinh, cũng như những vấn đề tồn tại lâu dài giữa hai bên. Lần này, hai nhà lãnh đạo của hai siêu cường hàng đầu thế giới gặp nhau trên đất Mỹ, tại...

Tổng thống Mỹ Biden mong ‘có thể nhấc điện thoại và nói chuyện’ với Trung Quốc nếu có khủng hoảng

Ngày 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước này không tìm cách rời khỏi Trung Quốc mà thực tế muốn có một mối quan hệ được cải thiện.

Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Biden liệu có chứng kiến “đột phá”?

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý về mặt nguyên tắc về cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 sắp diễn ra tại San Francisco, Mỹ. Ngay từ lúc này, công tác chuẩn bị cho cuộc hội đàm cấp cao Mỹ-Trung được mong đợi nhất đang được gấp rút hoàn tất. Nhưng...

Khả năng ông Biden gặp trực tiếp ông Tập là “khá chắc chắn”?

Cả ông Tập và ông Biden đều nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao trực diện và bày tỏ hy vọng có thể đưa quan hệ Mỹ - Trung Quốc đi đúng hướng. Nhà Trắng đang lên kế hoạch cho cuộc gặp mặt trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) tại San Francisco vào tháng tới, tờ Washington Post đưa tin hôm 5/10, dẫn lời các quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khoảnh khắc hệ thống NASAM của Ukraine trúng tên lửa Nga

Hình ảnh được công khai đã cho thấy khoảnh khắc tấn công chính xác của tên lửa Nga. Theo đó, một tên lửa dẫn đường chính xác phá hủy một bệ phóng tên lửa NASAMS được triển khai ở gần khu định cư Privolnoye thuộc vùng Zaporozhye. Hệ thống NASAMS có khả năng chống lại máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu. Khi được trang bị tên lửa...

Nga tấn công tên lửa siêu thanh, sân bay Ukraine bị vô hiệu hóa

Ngày 25/3, AVP đưa tin, lực lượng vũ trang Nga tấn công sân bay quân sự Stryi ở vùng Lviv của Ukraine vào đêm 24/3. Sân bay này là nơi chuẩn bị tiếp nhận tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Cuộc tấn công này của Nga là một phần thuộc chiến lược chống lại sự chuẩn bị tích cực của Ukraine trong việc đưa các máy bay F-16 vào sử dụng. Loại tên lửa được Nga sử...

OCB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 66% so với năm 2023

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch...

Bài đọc nhiều

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Sau vụ tấn công khủng bố ở Nga, châu Âu được khuyên cảnh giác cao độ

Trong bối cảnh dư âm gây sốc của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở gần thủ đô Moscow của Nga cuối tuần qua, các nước châu Âu cần duy trì sự cảnh giác, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt cho biết khi nói với truyền thông địa phương hôm 24/3. Cùng ngày 24/3, tức 2 ngày sau cuộc tấn công ở khu phức hợp Crocus City Hall nằm ở ngoại ô thủ đô,...

Ông Kim Jong-un kêu gọi sư đoàn thiết giáp Triều Tiên sẵn sàng chiến đấu

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát một đơn vị xe tăng ở tỉnh miền nam giáp Hàn Quốc và kêu gọi tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/3 thăm sư đoàn thiết giáp đầu tiên của nước này được thành lập năm 1948, có trụ sở tại tỉnh Hwanghae Bắc, phía đông nam thủ đô Bình Nhưỡng và có biên giới giáp Hàn Quốc, theo hãng thông tấn nhà nước...

Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc hệ thống NASAM của Ukraine trúng tên lửa Nga

Hình ảnh được công khai đã cho thấy khoảnh khắc tấn công chính xác của tên lửa Nga. Theo đó, một tên lửa dẫn đường chính xác phá hủy một bệ phóng tên lửa NASAMS được triển khai ở gần khu định cư Privolnoye thuộc vùng Zaporozhye. Hệ thống NASAMS có khả năng chống lại máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu. Khi được trang bị tên lửa...

Vụ tấn công ở Nga: Những kẻ khủng bố có thể được huấn luyện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hãng RIA Novosti của Nga dẫn các nguồn tin cho biết, một tháng trước khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall, một trong những kẻ khủng bố bị buộc tội là Shamsidin Fariduni đã đăng ảnh của mình lên mạng xã hội và cho thấy vị trí địa lý ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Fariduni đã đăng 8 bức ảnh, một trong số đó được...

Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam

Ngoại trưởng Blinken khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam, trong cuộc gặp đầu tiên với Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sau khi hai nước nâng cấp quan hệ. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 25/3 đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt - Mỹ tại Washington. Đây là cuộc đối thoại cấp bộ trưởng đầu tiên giữa Việt...

Nga tấn công tên lửa siêu thanh, sân bay Ukraine bị vô hiệu hóa

Ngày 25/3, AVP đưa tin, lực lượng vũ trang Nga tấn công sân bay quân sự Stryi ở vùng Lviv của Ukraine vào đêm 24/3. Sân bay này là nơi chuẩn bị tiếp nhận tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất. Cuộc tấn công này của Nga là một phần thuộc chiến lược chống lại sự chuẩn bị tích cực của Ukraine trong việc đưa các máy bay F-16 vào sử dụng. Loại tên lửa được Nga sử...

Mới nhất

Trung Quốc có kỷ lục marathon thứ ba sau một năm

Chân chạy 25 tuổi He Jie cán đích thứ tư tại Wuxi Marathon 2024 với 2 giờ 6 phút 57 giây để lập kỷ lục mới cho marathon Trung Quốc. Jie phá kỷ lục cũ là 2 giờ 7 phút 9 giây được Yang Shaohui lập tại Fukuoka International Marathon hồi tháng 12/2023. Trước đó, chính Jie giữ kỷ...

Điều trị ung thư da thế nào

Tôi 45 tuổi, gần đây xuất hiện các nốt ruồi sần sùi, khám phát hiện ung thư da. Bệnh này điều trị thế nào, có khỏi không? (Văn Tùng, Vĩnh Long) Trả lời:Ung thư da là tình trạng tế bào da phát triển không kiểm soát. Có ba loại thường gặp là ung thư biểu mô tế bào đáy,...

Khoảnh khắc hệ thống NASAM của Ukraine trúng tên lửa Nga

Hình ảnh được công khai đã cho thấy khoảnh khắc tấn công chính xác của tên lửa Nga. Theo đó, một tên lửa dẫn đường chính xác phá hủy một bệ phóng tên lửa NASAMS được triển khai ở gần khu định cư Privolnoye thuộc vùng Zaporozhye. Hệ thống NASAMS có khả năng chống lại máy bay...

Mới nhất