Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhHội nghị COP28 chính thức khai mạc

Hội nghị COP28 chính thức khai mạc


Hội nghị COP28 chính thức khai mạc vào 13h00 ngày 30/11 (giờ địa phương) tại Dubai – thành phố đông dân nhất của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với lời kêu gọi đẩy nhanh hành động vì khí hậu toàn cầu. Khi cuộc khủng hoảng môi trường trở nên tồi tệ hơn ở mọi nơi – đây chính là thời điểm quyết định để “giải cứu thế giới”.

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
Hội nghị COP28 chính thức khai mạc – giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được ‘giải cứu’?. Trong ảnh: Nhà máy điện Jaenschwalde gần Peitz, miền Đông nước Đức. (Nguồn: Getty Images)

Theo lịch trình của nước Chủ nhà UAE, các sự kiện quan trọng sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn kế hoạch, như đã từng xảy ra trong các kỳ hội nghị trước đây, nếu các cuộc đàm phán còn chưa ngã ngũ.

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) năm nay sẽ đối mặt nhiều vấn đề nóng và áp lực nhất từ trước tới nay, trong khi đó, mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C được cảnh báo là “không thể thương lượng!

Phần quan trọng nhất của hội nghị sẽ bắt đầu vào ngày 1/12 với hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo kéo dài hai ngày, trong đó khoảng 140 Nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự và trình bày các kế hoạch chống biến đổi khí hậu của quốc gia. Khoảng 70.000 đại biểu từ lãnh đạo các quốc gia và quan chức chính phủ đến các chuyên gia, nhà đàm phán, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà báo, các nhóm xã hội dân sự, nhà hoạt động khí hậu từ khắp nơi trên thế giới, sẽ cùng ngồi lại để tìm đáp án cho câu hỏi “Thế giới có thể làm gì để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu tồi tệ hiện nay?”

Thời điểm then chốt buộc phải hành động

COP28 diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động toàn cầu về BĐKH. Nhiệt độ tăng cao kỷ lục và tác động khủng khiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lũ lụt, bão và hạn hán trên toàn thế giới đang khiến việc giải quyết các vấn đề khí hậu ngày càng trở nên cấp bách. Vấn đề cốt lõi cần sớm giải quyết là thế giới phải làm gì để đảm bảo thời tiết không nóng hơn quá nhiều và BĐKH không gây ra thiệt hại nặng nề hơn.

Các nhà khoa học nhận định, thế giới không còn nhiều thời gian hành động để giữ mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp theo Thỏa thuận Paris tại COP21 vào năm 2015. Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) của Liên hợp quốc cho rằng, mục tiêu này là rất quan trọng để tránh những hậu quả thảm khốc.

Trước giới truyền thông, ông Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức nhấn mạnh, COP28 là cơ hội cuối cùng để đưa ra những cam kết đáng tin cậy về việc bắt đầu cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch. “Chúng ta cần có những kết quả đáng tin cậy ở Dubai để bắt đầu giảm lượng khí thải từ dầu, than và khí đốt. Mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là không thể thương lượng”.

Theo kế hoạch của nước chủ nhà UAE, COP28 sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, có trật tự và bình đẳng; giải quyết vấn đề tài chính khí hậu; đặt thiên nhiên, cuộc sống và sinh kế của người dân vào trung tâm của hành động vì khí hậu và nỗ lực để đưa COP28 thành hội nghị toàn diện nhất từ trước đến nay.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng dự kiến sẽ là vấn đề chính khi các quốc gia vẫn còn chia rẽ về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) đang muốn thúc đẩy một thỏa thuận đầu tiên trên thế giới nhằm loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gồm than, dầu và khí đốt trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các khối và các quốc gia khác tham gia đàm phán tại COP28 có thể sẽ phản đối điều này. Những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn như Saudi Arabia và các nước đang phát triển hiện đang dựa vào nguồn nhiên liệu này để thúc đẩy nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Tài chính khí hậu cũng dự kiến là một vấn đề được quan tâm thảo luận. Trước đó, tại COP27, các bên tham gia đã thống nhất thành lập quỹ chi trả cho những tổn thất mà các nước dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của BĐKH.

COP28 cũng là lần đầu tiên lãnh đạo thế giới sẽ cùng nhau đánh giá việc thực hiện mục tiêu đã đề ra trong COP20 năm 2015.

Theo giới quan sát, thách thức đối với COP28 là rất đáng kể, bởi đã đến lúc thế giới phải nghiêm túc đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về BĐKH – Thỏa thuận “lịch sử” khi lần đầu tiên thiết lập được một mục tiêu mang tính ràng buộc cho cả thế giới về hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động

COP28 gây chú ý dư luận ngay từ bước khởi động, khi nổ ra tranh cãi liên quan tới địa điểm tổ chức sự kiện. UAE là 1 trong 10 quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Trong khi, Chủ nhà còn bổ nhiệm, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và công nghệ tiên tiến của UAE Sultan Ahmed Al Jaber và Giám đốc điều hành một Công ty dầu mỏ hàng đầu, làm Chủ tịch COP28.

Dầu, giống như khí đốt và than đá, là nhiên liệu hóa thạch. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra BĐKH vì chúng thải ra khí nhà kính đang làm hành tinh nóng lên như carbon dioxide khi đốt dầu để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, công ty dầu mỏ của ông Al Jaber vẫn đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Tổ chức 350.org nhấn mạnh: “Điều này tương đương với việc bổ nhiệm giám đốc điều hành của một công ty thuốc lá để giám sát một hội nghị về chữa bệnh ung thư”.

Đáp lại, ông Al Jaber cho rằng, mình có vị thế đặc biệt để thúc đẩy ngành dầu khí hành động. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Công ty năng lượng tái tạo Masdar, có thể giám sát việc phát triển và áp dụng các công nghệ sạch như năng lượng gió và Mặt trời.

Chuyên gia Mia Moisio từ Viện Khí hậu mới chỉ trích, trên thực tế chưa có quốc gia lớn nào có kế hoạch tăng cường chương trình bảo vệ khí hậu của họ trong năm nay. Ngay cả khi tất cả những lời cam kết được thực hiện vào năm 2030, thế giới vẫn đang hướng tới sự nóng lên toàn cầu khoảng 2,4 độ vào năm 2100, so với thời kỳ tiền công nghiệp.

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
Các sự kiện quan trọng của Hội nghị COP28 tại UAE sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, hoặc lâu hơn. (Nguồn: COP28)

Tại COP27, việc đạt được thỏa thuận trong đó các quốc gia giàu có sẽ phải đóng góp tiền vào quỹ khí hậu để bù đắp cho những thiệt hại khí hậu mà họ gây ra, được coi là một bước đột phá. Quỹ này sẽ giúp các quốc gia chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi BĐKH đối phó với những hậu quả của tình trạng này. Giờ đây, quỹ này sẽ phải được lấp đầy như cam kết.

Nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, như quốc gia nào sẽ đóng góp tiền, khoản đóng góp là bao nhiêu? Quốc gia nào được hưởng và số tiền họ thực sự nhận được là bao nhiêu?

Theo chuyên gia Jan Kowalzig của tổ chức Oxfam, Thỏa thuận Paris năm 2015 là bước đột phá vào thời điểm đó. Nhưng cho đến nay, những kết quả đạt được vẫn chưa đáng kể. Có quá ít hành động được thực hiện. Nhiều quốc gia tiếp tục phụ thuộc nhiều vào than đá, dầu mỏ và khí đốt nên vẫn chưa thể đưa ra cam kết rõ ràng về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.

Liệu COP28 có thực sự mang tới những kết quả đột phá? Giới quan sát cho rằng, kỳ vọng về điều này là không nhiều, nhưng thay vì mục tiêu cũ, có thể một mục tiêu mới đầy tham vọng sẽ được thống nhất ở Dubai, nhằm mở rộng năng lượng tái tạo và một nguồn tài chính cụ thể cho những thiệt hại và mất mát do BĐKH.

Hiện chưa rõ kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu Thỏa thuận Paris như thế nào, nhưng các phân tích chuyên sâu cho thấy, chặng đường để thế giới đạt mục tiêu về khí hậu còn khá dài. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, thay vì 1,5 độ C, Trái Đất đang hướng tới mức tăng nhiệt gần 3 độ vào cuối thế kỷ này.

Kể cả mức tăng này cũng chỉ có thể đạt được khi tất cả các cam kết của các quốc gia được thực hiện. Nếu không, mức tăng nhiệt sẽ còn cao hơn nữa. Có vẻ hành động của các quốc gia không giống như cam kết của họ. Do đó, một câu hỏi quan trọng tại COP28 sẽ là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân

Theo hãng tin Yonhap, ngày 22-3, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ thúc đẩy ngành năng lượng hạt nhân phát triển, để tham gia các nỗ lực toàn cầu nhằm mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân làm nguồn năng lượng sạch. Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Năng lượng hạt nhân năm 2024 ở...

Bắc Băng Dương đối mặt nguy cơ không còn băng vào những năm 2030

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Reviews Earth and Environment, độ dày lớp băng ở Bắc Băng Dương đang giảm đáng kể so với những quan sát vào năm 1978. Băng biển thay đổi theo mùa. Tuy nhiên, mỗi năm, lượng băng vào mùa hè lại giảm đi bởi sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết, băng biển thường ở mức thấp nhất vào...

Châu Á gặp khó với nhiều điểm nghẽn lương thực

Nguyên nhân khiến giá đường tiếp tục đà tăng trên toàn thế giới MC13: Các nước G-33 đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực lâu dài Trong những năm gần đây, an ninh lương thực toàn cầu phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng chồng chéo do xung đột, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Quay đầu hồi phục, nên mua hay bán?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm khi chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 9h00, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD đã gây áp lực mạnh lên vàng. Kim loại quý này cũng đối diện làn sóng chốt lời và không thể trụ ở ngưỡng kỷ lục.Ông Daniel Ghali...

Tài khoản bỏ không có thể bị thu những phí nào?

Không chỉ thẻ, ngay cả tài khoản thanh toán, khách cũng có thể bị tính phí quản lý và duy trì từ hàng chục đến hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng. Sở hữu một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng là thực trạng phổ biến với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, sau sự việc nhiều khách nợ phí ngân hàng tiền triệu dù tài khoản không sử dụng, một số người vỡ lẽ rằng không chỉ thẻ ngân...

Cùng chuyên mục

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam) bởi nhu cầu xăng dầu yếu hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Mới nhất

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự...

So kè căng thẳng phân hạng cuộc thi mô tô nước lần đầu tại Việt Nam

Ngày thi đấu đầu tiên Giải đua vô địch thế giới mô tô nước lần đầu được tổ chức ở Việt Nam chứng kiến màn so tài căng thẳng của các tay đua. Họ so kè nhau từng mét nước để vươn lên dành lợi thế trong ngày đua tiếp theo. Ngày 23/3, tại đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn...

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Super Junior L.S.S yêu Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng mọi người già đi

Còn với Siwon, ngoài cảm kích ra, anh còn muốn đáp trả lại lại những tình cảm đáng trân quý ấy như một sứ mệnh cần phải làm."Mỗi năm tình cảm của tôi và các bạn fan ngày càng lớn và càng...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!