Trang chủDestinationsNinh BìnhHội thi góp phần bồi dưỡng thêm kiến thức pháp luật kỹ...

Hội thi góp phần bồi dưỡng thêm kiến thức pháp luật kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở


Các thí sinh dự thi là những Hòa giải viên được bầu và công nhận theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn các huyện, thành phố. Ông Trương Thân Kim, Đội trưởng đội tuyển hòa giải viên huyện Kim Sơn cho biết: “Được đại diện cho các hòa giải viên của huyện tham gia hội thi lần này, tôi và các thành viên trong đội rất phấn khởi, cố gắng thi với tinh thần cao nhất. Trước khi tham gia hội thi, các thành viên trong đội tuyển chúng tôi đã tìm hiểu rất nhiều thông tin, kiến thức để có thể thực hiện các phần thi một cách tốt nhất. Chúng tôi coi đây là cơ hội giao lưu, học hỏi để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của người hòa giải viên.

Hội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh lần thứ IV năm 2023 có sự tham gia của 8 đội tuyển (mỗi đội tuyển gồm 3 thành viên) thuộc 8 huyện, thành phố. Các đội trải qua 3 phần thi bao gồm: Phần thi chào hỏi, phần thi kiến thức và tiểu phẩm. 

Qua phần thi chào hỏi, chỉ trong 5 phút vừa chuẩn bị, vừa trình bày nhưng các đội dự thi đã giới thiệu cung cấp những nét đẹp văn hóa địa phương, phong tục tập quán truyền thống của địa phương và lồng ghép, giới thiệu về công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương mình qua những làn điệu ca dao, tục ngữ, thơ ca, hò, vè… mượt mà, sâu lắng. Mỗi đội tuyển có những trang phục có màu sắc riêng, tạo ấn tượng tốt cho Ban giám khảo và khán giả.

Với phần thi lý thuyết, các thí sinh đã thuyết phục và tạo được ấn tượng đối với Ban giám khảo cũng như đông đảo khán giả đến cổ vũ hội thi bởi sự am hiểu pháp luật qua việc trả lời xuất sắc các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tình huống của Ban tổ chức đưa ra liên quan đến những kiến thức phổ thông về pháp luật, trong đó chú trọng các quy định của pháp luật về dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới… Từ đó, khẳng định kiến thức và kỹ năng hòa giải của các hòa giải viên.

Thông qua phần thi, các hòa giải viên đã thể hiện trình độ, kinh nghiệm hòa giải của mình trong công tác hòa giải ở cơ sở; đặc biệt là việc vận dụng những kiến thức pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta kết hợp với kỹ năng hòa giải để nhận định và xử lý các vấn đề phát sinh trong cộng đồng dân cư, những khúc mắc, tranh chấp trong nhân dân.

Hấp dẫn hơn cả vẫn là phần thi tiểu phẩm, các đội đã mang đến hội thi những tiểu phẩm được dàn dựng công phu, nội dung thực tế, sinh động, đậm tính nhân văn với hình thức thể hiện hấp dẫn, sáng tạo, phù hợp với từng địa phương. 

Khán giả đặc biệt ấn tượng trước phần thi của huyện Kim Sơn với tiểu phẩm “Nối dõi Tông đường” và phần thi của đội tuyển thành phố Ninh Bình với tiểu phẩm ” Chỉ tại cái loa”… Cách giải quyết vấn đề trong các tiểu phẩm linh hoạt, chủ yếu bằng phương diện tình cảm chứ không mang tính quyền lực, áp đặt nên đã được các bên liên quan chấp thuận. Chuyện lớn làm cho nhỏ đi, chuyện nhỏ làm cho không có.

Yếu tố quan trọng, thể hiện bản chất của công tác hòa giải, đã được các đội tuyển thể hiện linh hoạt, thành công. Qua các phần thi, cuộc sống đời thường đã được các đội phản ánh trên sân khấu thật giản dị nhưng có sức thuyết phục cao. 

Ông Đinh Văn Lực, thành viên đội tuyển huyện Nho Quan cho biết: “Tôi rất phấn khởi khi tham gia hội thi, tôi thấy các đội tuyển đều có sự đầu tư rất công phu để dàn dựng những tiểu phẩm bằng hình thức sân khấu hóa, thể hiện sự linh hoạt, khéo léo, thông minh trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động, hòa giải  các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, qua đó làm tăng thêm sự phong phú và hấp dẫn của hội thi. Thông qua hội thi lần này, tôi cũng như các thành viên trong đội đã học tập được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng rất bổ ích từ hội thi để làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Đồng chí Phạm Minh Thường, Giám đốc sở Tư pháp, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Trưởng ban tổ chức hội thi cho biết: Trong những năm qua, công tác hòa giải cơ sở ở tỉnh ta đã có những bước phát triển mới, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, góp phần giữ gìn đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, hạn chế những vụ việc tranh chấp phải giải quyết tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp các cơ quan nhà nước, người dân giảm thiểu được thời gian, chi phí đi lại, tạo nên sự đồng thuận, ổn định, thúc đẩy kinh tế – xã hội  địa phương phát triển.

Hội thi lần này nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, góp phần thực hiện hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải. Tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, Hội thi có chất lượng tốt. Các đội tuyển có sự đồng đều về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ; có sự cạnh tranh với nhau để tăng thêm sự hấp dẫn của hội thi. Hội thi lần này là ngày hội tôn vinh những người không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo bằng lòng nhiệt tình say mê, vì sự bình yên của lối xóm, cộng đồng đang âm thầm hàng ngày làm công việc rất có ý nghĩa đó là bắc nhịp cầu gắn kết tình cảm gia đình làng xóm để “gỡ rối” những mâu thuẫn tranh chấp nhỏ nảy sinh trong cộng đồng dân cư. Đó là những con người đáng được biểu dương và trân trọng. Thông qua hội thi đã tạo điều kiện cho các hòa giải viên có dịp giao lưu, gặp gỡ để học hỏi lẫn nhau, từ đó phát huy tốt vai trò của người hòa giải viên trong cộng đồng dân cư.

Từ thành công của hội thi một lần nữa khẳng định ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc của công tác hòa giải trong cuộc sống hiện nay. Hội thi “Hòa giải viên giỏi” đã thực sự đem lại những cảm xúc, ấn tượng tốt đẹp về con người và tình người trong việc hóa giải mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ thực tế cuộc sống hàng ngày, xây đắp tình làng, nghĩa xóm thêm bền chặt, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.

Bài, ảnh: Mạnh Dũng





Source link

Cùng chủ đề

Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Đề án được coi là trọng tâm để phát triển du lịch, hướng tới du lịch sinh thái bền vững, lồng ghép và nâng cao kiến thức, giáo dục trải nghiệm về thiên nhiên, đa dạng sinh học, động vật hoang dã và các loài đặc hữu của Vườn quốc gia Cúc Phương đến khách du lịch. Tại Hội nghị, Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương Nguyễn Văn Chính cho biết, phát triển du lịch là...

‘Mục đồng thổi sáo’ trên cánh đồng Tam Cốc

Cánh đồng lúa chín bên dòng sông Ngô Đồng ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động từng được báo Anh Business Insider bình chọn là 1 trong 5 cánh đồng lúa đẹp nhất Việt Nam. Sức hấp dẫn của cánh đồng lúa không chỉ nằm ở vị...

Hội thi Nhà nông đua tài Ninh Bình 2024 hấp dẫn với chủ đề phát triển kinh tế di sản

Cụ thể, Hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Ninh Bình năm 2024 có chủ đề "Nông dân làm chủ phát triển kinh tế di sản", đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO...

Đề xuất nâng cấp cao tốc Mai Sơn

Đề xuất nâng cấp cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 lên quy mô 4 làn xe hoàn chỉnhTuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 qua địa phận Ninh Bình dài 14 km, đưa vào khai thác từ tháng 4/2023, quy mô 4 làn xe hạn chế, rộng 17m, không bố trí làn dừng xe khẩn cấp liên tục. ...

Ưu tiên các dự án tạo nguồn thu lớn cho ngân sách và sử dụng đất tiết kiệm

Ngày 11.3, trao đổi với PV Lao Động, bà Đinh Thị Thúy Ngần - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình - cho biết, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, chủ động linh hoạt triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm và mở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

24 giờ khám phá phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư nằm ở quần thể công viên Hồ Kỳ Lân và Khách sạn Hoa Lư, được khánh thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình này được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X. Có thể nói Phố cổ Hoa Lư chính là bức tranh giúp tái hiện và phục dựng được toàn bộ những nét đẹp về kiến trúc, đời sống...

Bái Đính, Tràng An – Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch là những giải pháp mà Ninh Bình hướng tới, nhờ vậy, di sản này đang nổi lên như một “dấu chấm xanh” trên...

Mới nhất

Việt Nam gửi điện chia buồn về vụ tấn công khủng bố ở Nga

Ngày 23/3, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công khủng bố vào tối 22/3 khiến 143 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Trước đó, một nhóm các tay súng được cho thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo...

Chặng đường mới cho Đắk Nông sau 20 năm tái lập tỉnh

Đắk Nông kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, lịch sử cách mạng của vùng đất và con người Đắk Nông, tạo sự phát triển hài hòa và bền vững.Đặc...

Mới nhất