Trang chủNewsThế giớiHơn 100 nhà khoa học thế giới đến Việt Nam tìm giải...

Hơn 100 nhà khoa học thế giới đến Việt Nam tìm giải pháp cho các thách thức về môi trường


Từ ngày 4-7/3, tại Bình Định diễn ra Hội thảo lần thứ 4 về “Ô nhiễm môi trường, biện pháp phục hồi và quản lý môi trường – ICEPORM 2024”. Hội thảo do Hội Hóa học và Độc học môi trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trường Đại học Auburn (Hoa Kỳ), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức.

Quy hoạch đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu
Môi trường bền vững mang lại lợi ích cho 46 quốc gia

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Công Thành; ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; ông Hervé Conan, Tổng Giám đốc AFD Việt Nam và hơn 100 đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia đến từ 17 quốc gia trên thế giới tham dự Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: ICISE)
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: ICISE)

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Công Thành nêu rõ: Vấn đề môi trường luôn được đặt ở vị trí trọng tâm trong các chương trình nghị sự, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Nhiệm vụ quan trọng Việt Nam cần tập trung thời gian gần đây là triển khai chủ trương, giải pháp chuyển đổi xanh, phát triển nền kinh tế các-bon thấp, giảm phát thải dựa trên nguyên tắc công bằng, công lý, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: ICISE)
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: ICISE)

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho rằng, hợp tác khoa học Pháp-Việt có từ lâu với sự hiện diện của các tổ chức nghiên cứu Pháp tại Việt Nam. Các tổ chức này đang tham gia hàng chục dự án khoa học góp phần vào sự phát triển của đất nước theo nhiều hình thức khác nhau. Thông qua các cơ quan nghiên cứu đang làm việc với các đối tác ở Việt Nam, Pháp hợp tác cùng Việt Nam để hiểu rõ hơn tác động chung của phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái, đa dạng sinh học, sức khỏe cộng đồng và an ninh lương thực.

Theo Giáo sư Hoàng Chung Thẩm, Đại học Auburn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, nhà quản lý và cơ sở sản xuất tư nhân, nhà máy công nghiệp để tìm ra giải pháp chung vừa bảo vệ được môi trường nhưng cũng đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững.

Ông Dương Nguyễn – Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, thời gian qua, USAID đã hợp tác chiến lược với Bộ Tài nguyên và Môi trường để cải thiện an ninh môi trường và hỗ trợ hành động tập thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chỉ tính từ 2021 đến nay, USAID đã hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh, thành phố, các nhà nghiên cứu địa phương hơn 30 triệu USD để giải quyết ô nhiễm môi trường. Để duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường, USAID sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và các bên liên quan ở địa phương trong thời gian tới.

Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận và giải thưởng cho 20 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định
Ban tổ chức trao giấy chứng nhận và giải thưởng cho 20 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định tham gia triển khai truyền thông cho dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam: Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục”.. (Ảnh: ICISE)

Hội thảo gồm 3 chương trình đào tạo ngắn, 8 phiên hội thảo xoay quanh nhiều chủ đề, với gần 50 bài tham luận của các nhà khoa học và quản lý. Các chuyên gia, nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế dành nhiều thời gian chia sẻ, trao đổi thẳng thắn những khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế cùng tìm ra giải pháp hiệu quả, phù hợp nhất với Việt Nam trong vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững đất nước và triển khai cam kết của Việt Nam giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Trong khuôn khổ hội nghị cũng diễn ra phiên đối thoại giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các nhà khoa học trong nước và quốc tế, nhằm trao đổi thông tin về một số vấn đề môi trường nổi bật tại Việt Nam và thiết lập mạng lưới liên kết, hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường.

Tại lễ khai mạc Hội thảo, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận và giải thưởng cho 20 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tham gia triển khai truyền thông cho dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam: Mô hình giáo dục cho các nhà giáo dục”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Công trường dùng máy thổi bụi mù mịt giữa cao điểm ô nhiễm

TPO - Tối 7/3, giữa cao điểm ô nhiễm không khí, tại công trường thi công hầm chui Kim Đồng (Hoàng Mai, Hà Nội), theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, công nhân dùng máy thổi công suất lớn thổi bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến người dân tham gia giao thông.  Từ tháng 10/2023 đến nay, thành phố Hà Nội nhiều lần được AirVisual ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới....

Phố đi bộ Hội An ngập nước thải

Quảng NamPhố đi bộ trước chợ đêm Nguyễn Hoàng giao đường Nguyễn Phúc Chu, TP Hội An, bị nước thải tràn lên, bốc mùi hôi thối gần một tháng qua. Chiều 19/3, thành phố Hội An nắng ráo nhưng đoạn phố đi bộ đường Nguyễn Hoàng giao với Nguyễn Phúc Chu, phường Minh An, nước thải từ dưới cống tràn lên, gây ngập. Khu vực này ở trước chợ đêm Nguyễn Hoàng, nơi có gần 100 gian hàng bán...

Nắng nóng gay gắt, cần làm gì để bảo vệ da?

- Một số bệnh lý da thường gặp trong mùa nóng gồm mụn trứng cá, rôm sảy. Mụn trứng cá có thể nặng hơn do sự tăng tiết mồ hôi, bã nhờn, bụi và các tác nhân từ bên ngoài khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu, tăng hiện tượng tắc nghẽn, viêm và tăng sinh vi khuẩn, không chỉ giới...

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội

TPO - Môi trường không khí Hà Nội những ngày qua lại được đo ở mức ô nhiễm nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân được nêu ra có các công trình xây dựng, công trường dự án giao thông đang thi công thời gian dài trên đường. Cùng với ùn tắc, hiện nay công trình thi công hai cầu vượt thép bổ sung tại nút giao cầu vượt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vùng 5 Hải quân: giọt nước nghĩa tình “mát lòng” bà con nơi đảo xa

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, trong hai ngày 24 và 25/3, tàu chở nước ngọt của Vùng 5 Hải quân đã thực hiện cấp nước miễn phí cho người dân đảo Hòn Chuối. Hoạt động này đã giúp bà con nơi đây vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống trong những ngày hạn hán. Tết Trồng cây 2024:...

Hơn 1.800 người tham gia Giải chạy Pháp ngữ 2024

Ngày 24/3, tại Công viên Thống Nhất - Hồ Thiền Quang, thành phố Hà Nội đã diễn ra Giải chạy Pháp ngữ năm 2024. Sự kiện thu hút hơn 1.800 vận động viên là các học sinh, sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao, người nước ngoài và các tổ chức Pháp ngữ trên địa bàn Hà Nội tham gia. TP Hồ Chí Minh và Tổ chức Quốc tế...

Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhắc tới chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới vai trò của những chiếc xe đạp thồ và những đóng góp to lớn của hậu phương Thanh Hóa trong chi viện sức người, sức của cho kháng chiến. 70 năm đã trôi qua, rất nhiều người trong đội hình dân công hỏa tuyến năm xưa giờ đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhiều người đã không còn nữa nhưng những ký...

Bài đọc nhiều

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Cùng chuyên mục

Nga đẩy mạnh tấn công, kho đạn chiến lược của Ukraine bị phá hủy

Hôm Chủ Nhật (24/3), Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những thành công đáng kể của lực lượng vũ trang nước này ở Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga, pháo binh và hàng không Nga đã phá hủy một số mục tiêu quan trọng chiến lược, bao gồm kho chứa đạn dược và máy bay không người lái, 4 trạm radar và một trạm tác chiến điện tử. Tham gia các hoạt động tấn công của quân...

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Ông Macron: Nhóm khủng bố ở Nga từng nhắm vào Pháp

Tổng thống Macron cho biết Pháp kết luận IS là thủ phạm tấn công nhà hát ở Nga và nhóm khủng bố này từng một số lần nhắm vào Pháp. Pháp nhận được tin tình báo rằng "một thực thể thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên kế hoạch và thực hiện vụ tấn công", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 25/3 cho biết, đề cập vụ khủng bố tại nhà hát Crocus City...

Động đất mạnh 6,9 độ richter ở Papua New Guinea

Theo ABC News, 3 người  thiệt mạng, 1.000 ngôi nhà bị hư hại sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter làm rung chuyển khu vực miền Bắc Papua New Guinea vào cuối tuần qua. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết, trận động đất ở khu vực phía Bắc quốc đảo Thái Bình Dương. Độ sâu của trận động đất là 40,2 km, cách thị trấn Ambunti...

Mới nhất

Nga đẩy mạnh tấn công, kho đạn chiến lược của Ukraine bị phá hủy

Hôm Chủ Nhật (24/3), Bộ Quốc phòng Nga đã công bố những thành công đáng kể của lực lượng vũ trang nước này ở Ukraine. Theo Bộ Quốc phòng Nga, pháo binh và hàng không Nga đã phá hủy một số mục tiêu quan trọng chiến lược, bao gồm kho chứa đạn dược và máy bay không...

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Mới nhất