Trang chủNewsThời sựKết luận của Bộ Chính trị về Đồ án Điều chỉnh Quy...

Kết luận của Bộ Chính trị về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Đại tướng Lương Cường đã ký ban hành Kết luận số 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2045, tầm nhìn đến 2065.

Hà Nội xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hà Nội xứng tầm là Thủ đô của một đất nước năng động, đổi mới và phát triển. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường đã ký ban hành Kết luận số 80-KL/TW (ngày 24/5/2024) của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

VietnamPlus giới thiệu toàn văn Kết luận số 80-KL/TW như sau:

Xem xét Tờ trình, Báo cáo của Thành ủy Hà Nội về nội dung chủ yếu của Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị kết luận:

Trong những năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định vị thế trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế; có bề dày lịch sử, văn hoá với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước, hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú và đặc sắc, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, lưu ý nhấn mạnh một số nội dung sau:

1. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan; thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia.

Quy hoạch Thủ đô cần có “tầm nhìn mới – tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội,” tạo ra “cơ hội mới – giá trị mới” trong phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” cả trước mắt và lâu dài.

ttxvn_2705_quy hoach thu do (2).jpg
Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Kiên định quan điểm “con người là trung tâm của sự phát triển,” “văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô;” xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô; đồng thời, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long-Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.

Đánh giá cụ thể các hạn chế, bất cập để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có tư duy đổi mới, giải pháp đột phá, chiến lược gắn với lộ trình ưu tiên thực hiện.

Giải pháp thực hiện các quy hoạch cần gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô, gắn với Luật Thủ đô (sửa đổi).

Nghiên cứu dự báo, tính toán kỹ lưỡng vấn đề dân số, phù hợp với tốc độ đô thị hoá và phát triển của Thủ đô trong từng giai đoạn.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, cơ chế hợp tác công tư, quy hoạch, đất đai, phát triển văn hóa, quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, vệ sinh, môi trường, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, dân cư, tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế nhằm tạo sự chủ động sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự lực, tự cường, tự chịu trách nhiệm, cơ chế kiểm soát quyền lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô Hà Nội.

Tập trung xây dựng kế hoạch và chương trình phát triển đô thị theo mô thức đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, vùng đô thị… để triển khai thực hiện hai quy hoạch của Thủ đô có hiệu quả, trong đó thể hiện rõ các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án lớn cần ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với phân kỳ thời gian, nguồn lực thực hiện, đồng thời khẳng định vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương.

ttxvn_2705_quy hoach thu do.jpg
Sự liên kết trong mạng lưới giao thông công cộng, tạo nên môi trường giao thông văn minh, tiện lợi với chi phí hợp lý đối với người dân trong các khu đô thị. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và kỷ cương quy hoạch; nghiên cứu xây dựng Cung triển lãm Quy hoạch của Thủ đô để công khai các quy hoạch, cung cấp thông tin quy hoạch, tiếp nhận các phản ánh, góp ý, giám sát thực hiện quy hoạch của cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện các quy hoạch và là sản phẩm du lịch…

3. Sắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế-xã hội theo cấu trúc tâm-tuyến các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, liên kết vùng, kết nối văn hóa và kết nối không gian số, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tăng cường kết nối vùng, nhất là kết nối giao thông, logistics để phát huy thế mạnh hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, hàng không, đường sắt của Thủ đô Hà Nội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng và cả nước.

Thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hòa Lạc; đồng thời, nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế-xã hội của Thủ đô và các địa phương lân cận để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô và khu vực đồng bằng Sông Hồng.

Cần ưu tiên triển khai sớm việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị; riêng việc đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm thành phố Hà Nội, qua ga Hà Nội theo đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, đề nghị tiếp tục nghiên cứu cẩn trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như sự phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt.

4. Tiếp tục rà soát các phương án quy hoạch để phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, lấy kinh tế, phát triển không gian đô thị là động lực chủ yếu, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, bán lẻ qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, du lịch, dịch vụ giáo dục-đào tạo, y tế chất lượng cao, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí và các dịch vụ đô thị chất lượng cao.

Trong đó, tại khu vực nội đô lịch sử, quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác tối đa giá trị đất đai, giá trị các di tích văn hóa-lịch sử (với sự nâng tầm bằng công nghệ số), các trụ sở cũ, các khu phố cổ, các công trình kiến trúc Pháp để lại nhằm phát triển mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại; tiếp tục gia tăng diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ bằng việc khai thác đồng bộ, hiệu quả các không gian trên cao, mặt đất và không gian ngầm.

ttxvn_2705_quy hoach thu do (4).jpg
Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng là cầu dây văng liên tục với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, tượng trưng cho 5 cửa ô của Thủ đô. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Nghiên cứu, phát triển các mô hình kinh tế đêm đặc thù đối với từng khu vực, xây dựng thành phố Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, sôi động, hấp dẫn, đặc sắc có thương hiệu về kinh tế đêm, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, có năng lực cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến khác trong nước và quốc tế.

Chú trọng hơn nữa việc khai thác lợi thế sông, hồ của Hà Nội, nhất là tiềm năng Hồ Tây, Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Tô Lịch. Xác định khu vực dự trữ phát triển cho thế hệ tương lai.

5. Sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa như không gian Hoàng Thành Thăng Long kết nối Ba Đình; không gian phố cổ kết nối cầu Long Biên; không gian quần thể di tích Cổ Loa; không gian làng cổ Đường Lâm; không gian một số làng nghề truyền thống.

Xây dựng mới một số công trình văn hóa hiện đại, đặc sắc, đặc thù mang tính biểu tượng thời kỳ mới của Thủ đô.

Đặc biệt, cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục Sông Hồng để Sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hoà các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ Sông Hồng, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến-văn minh-hiện đại, với mục tiêu không gian phát triển Sông Hồng sẽ là “biểu tượng phát triển mới” của Thủ đô.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ Sông Hồng, Sông Đuống cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là cho phát triển du lịch, dịch vụ.

6. Xác định vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các sông, hồ, không khí…, quy hoạch các khu xử lý rác thải, chất thải rắn bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả là yêu cầu cấp bách, cần tập trung, ưu tiên thực hiện.

Đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua Sông Hồng để mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông; quan tâm hệ thống giao thông kết nối vùng và quốc tế, bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, hàng không.

ttxvn_2705_quy hoach thu do (5).jpg
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh. Đồng thời, giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, xử lý dứt điểm vấn đề úng, ngập.

Có lộ trình và cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả việc di dời các cơ sở sản xuất, y tế không phù hợp quy hoạch; chuyển các trường đại học, trụ sở các cơ quan, trụ sở các doanh nghiệp lớn ra ngoài khu vực nội đô; có phương án mở rộng không gian phát triển sang phía Bắc Sông Hồng; đồng thời tiến hành cải tạo, tái thiết đô thị để nâng cao chất lượng, điều kiện sống, an toàn cho người dân.

Chuyển đổi công năng trụ sở một số bộ, ngành, doanh nghiệp lớn để ưu tiên xây dựng các bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung tâm chính trị Ba Đình; các không gian văn hóa, sáng tạo, không gian công cộng, công viên cây xanh…

Xây dựng mô hình quận xanh, sinh thái thành hình mẫu tiêu biểu của cả nước; tăng cường thêm các hành lang xanh, nêm xanh, thảm xanh để tăng diện tích đất xanh, không chỉ ở khu vực ngoại thành mà cả trong khu vực nội thành, đặc biệt xanh hoá ở khu vực nội đô lịch sử.

Phát triển hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, coi đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới.

7. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện giải pháp tổ chức thực hiện các quy hoạch, nhất là giải pháp khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển như mở rộng không gian phát triển thông qua xây dựng Vành đai 4, Vành đai 5 và các trục phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất; khai thác hiệu quả hơn nữa không gian trên cao và không gian ngầm; đẩy mạnh chuyển đổi số, số hóa các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số.

Nhấn mạnh rõ hơn các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hài hoà đô thị và nông thôn hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cả khu vực đô thị và nông thôn.

Kế thừa định hướng quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái; phát triển đô thị theo mô hình TOD, xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, tạo động lực phát triển, hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Xây dựng mô hình đô thị thành phố đặc trưng trong Thủ đô với các điều kiện đặc thù về mô hình quản trị, thể chế để trở thành khu vực động lực phát triển mới; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu vực nội đô theo hướng xanh, văn minh, hiện đại.

Xây dựng các khu vực nông thôn với các tiêu chí tiệm cận với tiêu chí của đô thị; xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp.

8. Tổ chức thực hiện

– Giao cho Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo tiếp thu tối đa ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến và phê duyệt theo quy định.

– Giao cho Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ căn cứ Kết luận này, lãnh đạo việc tổ chức hoàn thiện để thực hiện việc cho ý kiến, trình phê duyệt các quy hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

– Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các tỉnh uỷ, thành ủy trong cả nước, nhất là trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tích cực phối hợp với Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt Kết luận này, bảo đảm phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, của toàn vùng và cả nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, nếu có những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định./.

(TTXVN/Vietnam+)
Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/ket-luan-cua-bo-chinh-tri-ve-do-an-dieu-chinh-quy-hoach-chung-thu-do-ha-noi-post955667.vnp

Cùng chủ đề

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư pháp tháng 05/2024

Ngày 24/05, Đảng uỷ Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Đảng uỷ tháng 05/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đồng chủ trì Hội nghị.   Tại Hội nghị, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đã công bố và trao Quyết định của Đảng ủy Bộ Tư pháp giao đồng chí Đỗ Xuân...

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định 144 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới đưa ra 5 điều đáng chú ý. Vietnamnet.vn Nguồn:https://vietnamnet.vn/chuan-muc-dao-duc-cach-mang-cua-can-bo-dang-vien-trong-giai-doan-moi-2284709.html

Bộ Chính trị: Tính toán kỹ lưỡng địa điểm sân bay thứ hai của Hà Nội

Đối với quy hoạch Hà Nội, Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hòa Lạc; đồng thời, nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai. Sân bay thứ 2 của Hà Nội sẽ hỗ trợ cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn Tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" Ủy viên Bộ Chính...

Bộ Chính trị thống nhất việc nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai ở Hà Nội

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký ban hành Kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ Chính trị yêu cầu là Hà Nội cần sắp xếp, phân bố không gian...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

Ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những kết quả, thành tích của lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam 10 năm qua, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tin tưởng, trong thời gian tới, cán bộ, nhân viên Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam sẽ tiếp tục đoàn kết thống nhất, chủ động, sáng tạo, nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi...

Hoạt động gìn giữ hòa bình – Điểm sáng trong quan hệ đa phương

Nhân kỷ niệm 10 năm Ngày truyền thống Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (27/5/2014-27/5/2024), phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thực hiện chùm bài “Nhìn lại một thập kỷ tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình." Quyết định cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng theo chủ trương, đường...

Đẩy mạnh sáng tạo nội dung số để quảng bá hình ảnh Việt Nam tới giới trẻ

Được thành lập từ 2012, Schannel Network phát triển các hoạt động quảng cáo và truyền thông trên nhiều nền tảng. Hiện hệ thống đang quản lý hơn 150 bạn trẻ, 40 nhà sáng tạo nội dung và 60 kênh trực thuộc. Các nội dung Schannel làm thuộc các lĩnh vực công nghệ, ẩm thực, giải trí và đời sống. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/day-manh-sang-tao-noi-dung-so-de-quang-ba-hinh-anh-viet-nam-toi-gioi-tre-post955608.vnp

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đề xuất điều chỉnh những gì?

Không còn “mức lương cơ sở,” bổ sung cơ chế “đặc thù” để bảo vệ người lao động; biện pháp xử lý trường hợp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc... sẽ là một số điều chỉnh của dự thảo Luật. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tiếp tục được bàn thảo trong phiên làm việc sáng nay (27/5) của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, dự thảo luật sau khi được...

Khám phá quần thể Điện Kremlin giữa lòng Thủ đô Moskva của nước Nga

Tọa lạc ở trung tâm Quảng trường Đỏ của Thủ đô Moskva, quần thể Điện Kremlin gồm 5 cung điện, 4 nhà thờ lớn, các bức tường bao quanh cùng 20 ngọn tháp, là di sản quan trọng nhất của nước Nga.TTXVN - TASS: Quan hệ hợp tác bền chặt, tạo lập vị thế trong kỷ nguyên số hóaChiêm ngưỡng khu triển lãm 240 hécta về thành tựu kinh tế Nga ở Thủ đô MoskvaTop 10 điểm đến...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng: Năng suất lao động là thước đo để đánh giá trình độ phát triển giữa các quốc gia

Người lao động được đưa ra sáng kiến, ý kiến, ý tưởng của bản thân; đưa ra đề xuất, kiến nghị, giải pháp để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Khi được doanh nghiệp tôn trọng, người lao động sẽ tự tin, cống hiến, làm việc với hiệu suất cao hơn. Sáng nay (26/5), Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với...

Hoa phượng hồng bung nở rực rỡ phố núi Đà Lạt vào những ngày hè

Những ngày này, hoa phượng hồng nở bung rực rỡ ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Mùa phượng hồng Đà Lạt luôn khiến người dân địa phương và du khách say mê bởi vẻ đẹp dịu dàng của nó. Mai Hương - Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/photo/hoa-phuong-hong-bung-no-ruc-ro-pho-nui-da-lat-vao-nhung-ngay-he-1345007.ldo

Đề nghị truy tố 22 nguyên cán bộ liên quan sai phạm đất đai ở Phú Yên

Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa về các tội vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Cụ thể về tội Vi phạm về quản lý đất đai, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên...

Phát hiện hang động Vân Tiên đẹp mê hồn ở miền núi Quảng Trị

NDO - Hang động mới được một nhóm du khách mạo hiểm đặt chân đến có tên Vân Tiên, thuộc miền tây tỉnh Quảng Trị. Hang có vẻ đẹp không thua các hang động ở các tỉnh khác. Đường trong hang động như lên cõi tiên với những phiến thạch nhũ màu vàng mang hình người rất ấn tượng, hấp dẫn và pha lẫn sự kỳ bí. Hai người dân ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị có tên Võ...

Những ‘anh hùng không áo choàng’ lao vào nguy hiểm để cứu người

(Dân trí) - Giữa tình thế nguy nan, các anh hùng đời thường không nghĩ đến an toàn của mình mà xả thân cứu lấy nhiều sinh mạng.   Đồng Văn Tuấn dùng búa tạ phá tường cứu nạn nhân của đám cháy, Nguyễn Đăng Văn lao vào hiện trường vụ hỏa hoạn cứu 9 người, Nguyễn Ngọc Mạnh tay không đỡ cháu bé rơi từ tầng 12… Trong mắt nhiều người, họ chính là những "anh hùng không áo choàng",...

Cùng chuyên mục

Nhạc trưởng bỏ mức lương cao, đưa vợ đẹp người Trung Quốc về Việt Nam làm việc là ai?

Lời hứa của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh với bà xã người Trung Quốc trước khi cả hai cùng về Việt Nam phải đợi 10 năm sau mới thực hiện được. Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và nghệ sĩ piano Claire Shuangshuang Mo ở đời thường. Ảnh: Quỳnh An Nhạc trưởng Đồng Quang Vinh và nghệ sĩ piano Claire Shuangshuang Mo về Việt Nam từ năm 2013, chính thức thành lập dàn nhạc riêng từ 2014. Thời gian đầu, họ đối mặt với nhiều...

Khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 9/2024/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định về nội dung thông tin, việc cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã. Theo Thông tư, công tác xây dựng, cập nhật, khai thác và quản lý Hệ thống thông tin...

Nữ sinh có vẻ đẹp gây thương nhớ

Những clip có nội dung vui chơi, tin tức, "đu trend", "thả thính" dành cho người trẻ mà Phạm Trang Nhung làm MC đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Gương mặt khả ái, nụ cười duyên dáng của nữ sinh này đã làm xao xuyến, hút hồn người xem. Mong lan tỏa năng lượng tích cực cho cộng đồng Trang Nhung cho biết đang là thành viên của một đội làm truyền thông của trường, nên thường...

HLV Kim Sang Sik công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam

Chiều 27-5, HLV Kim Sang Sik đã công bố danh sách 27 cầu thủ tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho hai trận đấu cuối vòng loại thứ 2 World Cup 2026. HLV Kim Sang Sik giữ lại bộ khung đội hình đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier - Ảnh: HOÀNG TÙNG Kể từ khi đến Việt Nam làm việc vào ngày 5-5, HLV Kim Sang Sik cùng các trợ lý đã tích cực dự khán các giải...

Những khoảnh khắc siêu thực ở đồi chè Long Cốc

Sớm bình minh, Đồi chè Long Cốc tựa một bức tranh thủy mặc, cảnh vật thay đổi theo từng nhịp thời gian. Đồi chè Long Cốc hay ốc đảo chè Long Cốc là một địa điểm du lịch nằm ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cách Hà Nội chừng 125 km, Long Cốc là tập hợp của hàng trăm quả đồi bát úp nằm nối tiếp nhau. Từ cuộc thi Happy Việt Nam – Việt Nam hạnh...

Mới nhất

Những khoảnh khắc siêu thực ở đồi chè Long Cốc

Sớm bình minh, Đồi chè Long Cốc tựa một bức tranh thủy mặc, cảnh vật thay đổi theo từng nhịp thời gian. Đồi chè Long Cốc hay ốc đảo chè Long Cốc là một địa điểm du lịch nằm ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cách Hà Nội chừng 125 km, Long Cốc là tập hợp...

Ngư dân ở huyện có diện tích lớn thứ 3 cả nước đánh bắt được gần 12.000 tấn cá, tôm…

Theo đó, từ đầu năm 2024 đến nay, thời tiết thuận lợi nên bà con ngư dân trên địa bàn huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình)...

Quan điểm khác nhau của đại biểu Quốc hội về phương án rút BHXH một lần

(Dân trí) - Việc rút BHXH một lần vẫn là vấn đề nhận được nhiều quan tâm của đại biểu Quốc hội khi dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được thảo luận tại nghị trường, ngày 27/5. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đề xuất 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần. Phương...

Khai mạc Giải Vô địch Vovinam miền Bắc năm 2024

Sáng 27-5, tại Nhà thi đấu Trần Quốc Toản (thành phố Nam Định), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Liên đoàn Vovinam Việt Nam tổ...

Tổng Cục Du lịch Hàn Quốc và Vingroup hợp tác thúc đẩy giao lưu văn hóa – du lịch

Ngày 25/5, Tổng cục Du lịch Hàn Quốc và Tập đoàn Vingroup ký biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa - du lịch Việt Nam - Hàn Quốc. Đây chính là nền tảng để hai bên phối hợp tổ chức các chuỗi sự kiện quy mô lớn mang đậm dấu ấn Hàn...

Mới nhất